Nợ quá hạn cho vay DNNVV theo thời hạn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long (Trang 64)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ST % So với năm 2009 ST % So với năm 2010 ST % ST % ST % Nợ quá hạn 35 100 40 100 5 14,29 37 100 -3 -7,50 Nợ ngắn hạn 27 77,14 34 85 7 25,93 30 81,08 -4 - 11,76 Nợ trung dài hạn 8 22,86 6 15 -2 -25,00 7 18,92 1 16,67

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]

Như đã phân tích ở trên, tỷ trọng cho vay ngắn hạn DNNVV chiếm chủ yếu trong cơ cấu cho vay theo thời hạn. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn đối với DNNVV gần như tập trung ở các khoản vay ngắn hạn. Nói chung khi cho vay ngắn hạn, nguồn trả nợ đầu tiên mà ngân hàng nhìn vào là khoản thu nhập do chính khoản vay đó mang lại. Ví dụ doanh nghiệp vay tiền để thanh toán tiền mua hàng thì chính tiền thu từ hàng hóa đó khi tiêu thụ được chính là nguồn trả nợ của ngân hàng. Việc nhận được hàng hóa đúng hợp đồng và việc thụ hàng hóa khá nhậy cảm với sự biến động của các yếu tố tự nhiên, chính trị. Nên nhiều trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng theo đúng thời điểm cam kết dẫn đến nợ quá hạn.

Năm 2009 nợ quá hạn cho vay DNNVV là 35 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tới 77,14% tức là bằng 27 tỷ đồng, nợ quá hạn trung dài hạn là 22,86%. Sang năm 2010 nợ quá hạn DNNVV toàn chi nhánh là 40 tỷ đồng, trong

đó nợ quá hạn ngắn hạn cũng vẫn chiếm tới 85%. Đến năm 2011 nợ quá hạn đã giảm 3 tỷ đồng so với 2010 và còn 37 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn vẫn cao là 81,08%. Kết quả này là do một số nguyên nhân sau:

+ Chi nhánh đã lơ là trong việc rà soát, phân tích, đánh giá kỹ các phương án, dự án sản suất kinh doanh của doanh nghiệp để cho vay.

+ Các công việc kiểm tra trước trong và sau khi cho vay được chưa được cán bộ ngân hàng tiến hành nghiêm túc.

+ Khai khống giá trị tài sản, khai khống quyết toán lỗ thành lãi để được vay nhiều tiền.

+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp không cao, thu nhập không đủ bù đắp chi phí.

Bảng 2.9: Lợi nhuận thu đƣợc từ tín dụng DNNVV

Đv: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ cho vay DNVVN 398 702 843

Lợi nhuận từ tín dụng DNVVN 7,6 15,4 21,3

Tỷ lệ lãi thu được 1,90% 2,19% 2,53%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]

Qua bảng số liệu trên cho thấy, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng với DNNVV tăng lên rõ rệt qua từng năm. Trong năm 2009, Chi nhánh đạt được 7,6 tỷ đồng từ tín dụng DNNVV thì đến 2011 con số này là 21,3 tỷ đồng, mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong 3 năm là 70,4%, một con số khá ấn tượng. Tỷ lệ lãi thu được cũng liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy chiến lược phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV này đóng góp vào lợi nhuận của chi nhánh vẫn thấp, chưa tương xứng với mức độ của khách hàng tiềm năng này. Trong thời gian tới, chi nhánh cần có biện pháp để lợi nhuận đóng góp từ đối tượng này vào lợi nhuận chung của ngân hàng ngày càng nhiều.

2.4 Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long

Trong 3 năm vừa qua, hoạt động cho vay đối với các DNNVV của chi nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả khá ấn tượng, nó cho thấy sự nỗ lực và những thành công lớn trong việc áp dụng chiến lược đầu tư của ngân hàng trong đó khách hàng DNNVV là đối tượng quan trọng mà ngân hàng hướng tới. Từ những số liệu và sự phân tích ở trên có thể nhận thấy một số thành công chính của chi nhánh trong việc cho vay DNNVV như sau:

- Doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cho vay đối với DNNVV trên tổng dư nợ tăng lên liên tục qua các năm làm tăng thu nhập đáng kể cho chi nhánh, kích thích năng lực kinh doanh và khả năng nhạy bén của cán bộ tín dụng trong cơ chế thị trường. Sự chuyển dịch cơ cấu cho vay hợp lý giữa ngắn hạn và trung dài hạn, giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh. Đặc biệt chi nhánh đã thực hiện triển khai nhiều chương trình hiện đại hóa (SIBS, TF mast, BDS…) là tiền đề để ngân hàng phát triển bền vững hơn.

- Tỉ lệ DNNVV được vay ở chi nhánh và số vốn DNNVV mới có quan hệ vay vốn tại chi nhánh tăng liên tục qua các năm chứng tỏ uy tín của ngân hàng càng được nâng cao, mạng lưới của ngân hàng ngày càng rộng khắp là cơ sở để các doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.

- Chất lượng tín dụng trong những năm qua có xu hướng tăng trong đó một phần không nhỏ là do chất lượng tín dụng DNNVV ngày càng được nâng cao thể hiện nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNNVV giảm thấp. Đây được coi là thành công lớn của chi nhánh trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Công tác xử lý nợ tồn đọng được triển khai hết sức tích cực, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà soát lại và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp nhất.

- Hoạt động tín dụng hướng tới DNNVV vừa giúp cho chi nhánh mở rộng đươc thị phần vừa phát triẻn được những dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Đồng thời phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay DNNVV vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Hoạt động cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn: cho vay trung và dài hạn còn rất khiếm tốn. Mà đặc điểm của nguồn tài trợ ngắn hạn là thời điểm đến hạn trả rất ngắn, thông thường dưới một năm, nhiều khoản phải trả trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp nếu lạm dụng và chi nhánh quản lí không tốt nguồn vốn này sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, nhất là trường hợp sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Như vậy, không tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn sẽ là khó khăn không nhỏ cho các DNNVV trong việc hình thành tài sản cố định và mở rộng sản suất kinh doanh.

- Quy định về tỷ lệ tài sản đảm bảo chưa linh hoạt: Việc yêu cầu khách hàng phải đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo cao cho dư nợ vay của mình với ngân hàng là một biện pháp tốt để giảm thiểu rủi ro nhưng đối với một số khách hàng tốt, quen thuộc thì nhiều khi lại là một điều khó khăn.

- Công tác thẩm định còn chưa tốt: Nhìn chung việc thẩm định tín dụng vẫn chưa thật sự tốt. Khi tính toán các chỉ tiêu mà các doanh nghiệp cung cấp, Cán bộ quan hệ khách hàng chưa có sự liên hệ với tình hình chung của ngành, sự biến động của của lạm phát, các thông tin ít không được cập nhật thường xuyên. Trong công tác thẩm định, nhân viên tín dụng có tình trạng chấm điểm “nhẹ” với các chỉ tiêu phi tài chính, dẫn tới tình trạng điểm phi tài chính khá cao, trong khi điểm tài chính lại thấp. Một số khách hàng khác khi rất cần vốn đã giả mạo giấy tờ thế chấp bằng photo công nghệ cao, tạo hồ sơ giả bằng cách photo công chứng giả để đưa đi thế chấp, sử dụng con dấu giấy tờ của các doanh nghiệp đã giải thể (móc nối với cán bộ tín dụng) để làm thủ tục vay rồi lừa đảo. Đây là một nguyên nhân không nhỏ tạo ra nợ xấu tại chi nhánh trong 3 năm qua.

- Thời gian xử lý giao dịch còn dài: Nhìn chung thời gian xử lý các giao dịch còn nhiều, làm ảnh hưởng tới chi phí cơ hội của bản thân chi nhánh và của khách hàng.

Bảng 2.10. Thời gian xử lý hợp đồng tín dụng tại chi nhánh

Đơn vị: ngày làm việc

Loại hình tín dụng Tổng thời gian làm việc Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt Bộ phận QTTD

2.Cho vay Đầu tư dự án 10 7 2 1

3. Bảo lãnh 10 7 2 1

(Nguồn: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (2009), Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Hà nội.) [5]

Nhìn vào bảng cho thấy, thời gian xử lý một hợp đồng tín dụng chiếm từ 7 – 10 ngày làm việc. Với một thực tế, số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, khối lượng khách hàng nhiều, tình trạng chậm xử lý đối với các hợp đồng tín dụng là khó tránh khỏi. Điều này có thể làm giảm đi chi phí cơ hội của khách hàng và chính Chi nhánh.

Đó là trường hợp các khoản vay chung chung, nhưng đối với khoản vay thuộc thẩm quyền của Phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh thì thời gian lâu hơn:

Bảng 2.11 Thời gian xử lý đối với khách hàng có hồ sơ thuộc thẩm quyền của giám đốc, phó giám đốc

Đơn vị: ngày làm việc

Loại hình tín dụng Tổng số thời gian Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Bộ phận QTTD

1. Chiết khấu, cho

vay vốn lưu động 15 7 2 3 2 1

2. Đầu tư dự án 20 10 2 5 2 1

3. Bảo lãnh 20 10 2 5 2 1

(Nguồn: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (2009), Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Hà nội. [5]

Trong trường hợp nhu cầu vay vốn vượt qua mức thuộc thẩm quyền của hội Phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh thì thời gian thực hiện chiếm khoảng trên 20 ngày. Trong khi các DNNVV có vốn không nhiều, nên vòng quay vốn cũng từ 30 - 60 ngày. Do vậy nều thời gian xử lý các giao dịch không nhanh có thể ảnh hưởng không nhỏ tới các khách hàng. Chi phí cơ hội là không nhỏ nhưng nếu chi nhánh thực hiện không tốt việc này, có thể ảnh hưởng tới chất lượng của các khoản vay, gia tăng nợ xấu là điều các ngân hàng không hề mong muốn.

- Tồn đọng nợ xấu: Từ những phân tích ở phần trên, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV của chi nhánh so với trung bình ngành Ngân hàng là thấp hơn tuy nhiên nếu đem so sánh chỉ tiêu này với các chi nhánh khách trong cùng hệ thống như: Sở giao dịch 1, Chi nhánh Hà Thành, Chi nhánh Đông Đô… thì Chi nhánh Thăng Long vẫn còn thua kém. Điều này không những làm giảm thương hiệu của Chi nhánh trong hệ thống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh, làm giảm mức thu nhập của toàn thể CBCNV.

2.4.2.2. Nguyên nhân của tồn tại

- Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt xuất phát từ chính nhu cầu của DNNVV, nhưng không phải trong tất cả các doanh nghiệp này không có doanh nghiệp nào có nhu cầu vay trung và dài hạn. Chính vì vậy, một nguyên nhân nữa là do sự đánh giá rủi ro rất cao về các khoản vay trung và dài hạn đối với DNNVV của Chi nhánh. Chi nhánh cũng không phải lúc nào cũng chủ động được các nguồn vốn này để cung cấp cho doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp còn khó khăn trong quá trình xin vay do số lượng giấy tờ còn nhiều, thủ tục còn khá phức tạp. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế các giao dịch vốn giữa ngân hàng và DNNVV là sự thiếu thông tin từ ngân hàng trong thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn phức tạp và thông tin hương dẫn về thủ tục vay vốn còn hạn chế.

- Ngân hàng chưa có những hoạt động quảng bá, giới thiệu về ngân hàng có sức thuyết phục cao với khách hàng. Trên các tài liệu mà ngân hàng công bố và cung cấp cho khách hàng hầu như chỉ dùng lại ở mức thống kê các sản phẩm cho vay, lãi cho vay, thời hạn cho vay… mà không chú ý tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy khách hàng tốt chưa thấy được sự hấp dẫn các sản phẩm vay vốn từ chi nhánh để bắt đầu xây dựng mối quan hệ tín dụng với ngân hàng.

- Cơ chế đảm bảo tiền vay chặt chẽ, đặc biệt là tài sản đảm bảo vẫn còn là một rào cản lớn với tín dụng DNNVV. Ngân hàng quy định muốn vay vốn, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi, nguồn trả nợ rõ ràng và phải có tài sản thế chấp cho mỗi khoản vay. Đây là điều tạo khó khăn lớn cho các DNVVN vì nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo để thế chấp, một số có tài sản đảm

bảo nhưng không phải tài sản nào ngân hàng cũng chấp nhận làm tài sản thế chấp hoặc được đánh giá tài sản này rất thấp.

- Trình độ cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, một số ít cán bộ còn thiếu kinh nghiệp đánh giá, phân tích phương án vay vốn của doanh nghiệp, thiếu khả năng phán đoán và có cái nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn mà doanh nghiệp đưa ra, chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực diện, chưa quan tâm hoặc chưa có khả năng thực hiện công tác tư vấn cho doanh nghiệp.

- Chất lượng phục vụ chưa cao, còn nặng về thủ tục hành chính. - Khả năng phân tích dự báo tình hình kinh tế còn hạn chế.

Qua phân tích ở trên có thể thấy khu vực DNNVV là một khu vực khách hàng đầy tiềm năng của ngân hàng, công tác mở rộng cho vay với loại hình doanh nghiệp này đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây trở ngại cho công tác mở rộng tín dụng của chi nhánh. Vấn đề đặt ra là cần tìm kiếm các giải pháp giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn hơn nữa, cả nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, đồng thời giúp ngân hàng khai thác có hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CHI NHÁNH NHĐT&PT THĂNG

LONG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2017.

3.1.Định hƣớng phát triển

3.1.1.Định hướng phát triển chung của BIDV

- Xây dựng mô hình ngân hàng mạnh, có nhiều nguồn lực, tiềm lực, hoạt động đa quốc gia, đứng đầu trong nước, tương xứng với khu vực.

- Tạo lập và thể hiện thương hiệu, vị thế, hình ảnh, bản sắc văn hoá doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại.

- Chủ động sáng tạo, phát huy nội lực, theo sát tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế để kịp thời ứng phó với những biến cố bất ngờ có thể xảy ra. - Tăng cường tín dụng hợp lý đi đôi với tăng trưởng vốn chủ sở hữu.

- Phát triển khách hàng cả về quy mô và chất lượng.

- Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng quy chế tin dụng của NHNN, giảm nợ quá hạn, không phát sinh thêm các khoản nợ khó đòi mới.

- Đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng, cải tiến công nghệ.

- Nhân lực là chìa khoá thành công, tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức kỹ năng, kinh nghiệp và khuyến khích bởi hệ thống động lực vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc phù hợp.

3.1.2 Định hướng phát triển chung của NHĐT&PT Thăng Long

Trên cơ sở mục tiêu ưu tiên, Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long xác định các mục tiêu như sau:

+ Về nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)