Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Doanh số cho vay 5.327 7.583 4.756
Doanh số cho vay
DNVVN 758 14,20% 1.592 21% 1.689 35,50%
Doanh số thu nợ 5.500 6.693 5.913
Doanh số thu nợ DNVVN 710 12,90% 1.288 19,20% 1.548 26,10%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]
Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, chi nhánh thực hiện tốt việc cho vay, thu nợ đối với DNNVV. Doanh số cho vay đối với khách hàng là các DNNVV luôn tăng. Với tốc độ tăng 110 %, doanh số cho vay năm 2010 tăng thêm 834 tỷ đồng so với năm 2009. Doanh số cho vay trong năm 2010 tăng mạnh hẳn so
với năm 2009 là do trong năm này Chi nhánh đã có sự thay đổi trong chiến lược phát triển tín dụng với trọng tâm là hướng tới các DNNVV và khách hàng cá nhân có thu nhập tốt. Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện mở rộng cho vay đối với nhiều doanh nghiệp nằm trong gói kích cầu của Chính phủ làm cho doanh số cho vay tăng lên. Đến năm 2011, doanh số cho vay đạt 1.689 tỷ đồng tăng lên 97 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 6,1%. Nếu so với tốc độ tăng trưởng của năm 2010 ta thấy rõ ràng tốc độ tăng của 2011 đã giảm sút khá đáng kể. Tuy nhiên mức giảm sút này không phải do Chi nhánh thiếu quan tâm đến đối tượng khách hàng DNVVN mà là do năm 2011 Chi nhánh chủ động hạn chế cho vay theo kế hoạch kinh doanh từ đầu năm. Năm 2011 doanh số cho vay chung của toàn chi nhánh là 4.756 tỷ đồng, sụt giảm đến 2.827 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37,28%. Vì vậy mà doanh số cho vay DNNVV năm 2011 dù chỉ tăng 6.1% nhưng vẫn cho thấy Chi nhánh vẫn đang phát triển hoạt động tín dụng theo đúng định hướng chiến lược đề ra.
*Doanh số thu nợ DNNVV tăng đều qua các năm: Năm 2009 con số này là 710 tỷ đồng, năm 2010 là 1.288 tỷ đồng và năm 2011 là 1.548 tỷ đồng. Đồng thời, tỷ trọng doanh số thu nợ DNNVV trên tổng doanh số thu nợ toàn chi nhánh cũng tăng đều qua các năm. Tại năm 2009, tỷ trọng doanh số thu nợ DNNVV/tổng doanh số thu nợ là 12,9% thì đến năm 2011 con số này là 26,1%. Những số liệu trên cho thấy chi nhánh vẫn thực hiện cho vay thu nợ đối với khách hàng là DNNVV khá tốt, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt, không phát sinh nhiều nợ xấu. Việc thực hiện tốt công tác thu nợ sẽ giúp cho chi nhánh thực hiện tốt công tác quay vòng vốn có hiệu quả.
Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn cho vay DNNVV
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]
Nhìn từ số liệu ở bảng trên, ta thấy nợ xấu của chi nhánh trong cả 3 năm dao động trong khoảng từ 17 – 22 tỷ đồng. Đây không phải là những con số đáng lo ngại nếu đem so với tổng dư nợ vay DNNVV của chi nhánh trong cả 3 năm. Điều này cho thấy hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh đang đạt hiệu quả khá tốt, đi đúng định hướng đường lối chi nhánh đã đề ra. Dù vậy thì có thể thấy tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ vay DNNVV trong năm 2009 là khá cao với tỷ lệ là 4,7%. Con số này không thể hiện là chất lượng tín dụng DNNVV của chi nhánh trong năm 2009 kém mà do trong năm này, nền kinh tế của đất nước đã trải qua rất nhiều khó khăn vì lạm phát, lãi suất… Chính vì thế các DNNVV cũng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng. Đa phần doanh nghiệp có nợ xấu trong năm này đều thuộc về lĩnh vực xây lắp – ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lạm phát do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, đầu ra lại gặp nhiều khó khăn như: Công ty cổ phần Cầu 75, Công ty cổ phần Thiết bị xây lắp giao thông, Công ty cổ phần Tramico… Đến 2 năm 2010, 2011 sau khi cơ cấu lại nợ và có phương án xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp này thì tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay DNNVV đã tốt hơn rất nhiều so với năm 2009. Chính vì thế mà chất lượng tín dụng đối với DNVVN của BIDV Thăng Long trong 2 năm này cũng là khá tốt với tỷ lệ nợ
xấu/Dư nợ vay lần lượt là 2,84% và 2,6%, thấp hơn so với trung bình chung (3%) ngành ngân hàng.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại chi nhánh còn do: Công tác kiểm tra sau khi cho vay của doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, chưa theo giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp một các kip thời và đôn đốc trả nợ dẫn đến việc doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng, để phát sinh nợ xấu.