Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách rõ ràng, mạch lạc hơn, nắm và hiểu đƣợc cái chung phức tạp và từng yếu tố, bộ phận ấy.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu trên các mặt chuyên môn (nghiệp vụ của các đoàn thanh tra, kiểm tra; nghiệp vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiệp vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Thanh tra Bộ Tài chính; ...) để đƣa ra đánh giá, nhận xét khách quan nhất về năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra khi thực hiện các nghiệp vụ nói trên. Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: xác định tiêu thức để phân chia; chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại với phân tích, nhƣng lại hỗ trợ tích cực cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát.

Phƣơng pháp tổng hợp giúp tác giả đƣa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chƣơng 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, từ việc đề cập đến các công trình nghiên cứu liên quan, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính nói chung và công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra trên các mặt hoạt động gắn với các quy trình nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu tại Chƣơng 3 trong việc phân tích thực trạng năng lực chuyên môn, trong đó có phân tích năng lực chuyên môn thông qua kết quả các hoạt động chuyên môn của Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn 2011 – 2015.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu, ở đây chính là thống kê các kết quả trên các mặt công tác của Thanh tra Bộ Tài chính nhƣ kết quả thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham gia xử lý văn bản, trả lời vƣớng mắc về chế độ, chính sách quản lý tài chính,... nhƣ một minh chứng thực tiễn về chất lƣợng chuyên môn, nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: là phƣơng pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát. Các số liệu thứ cấp đƣợc sắp

xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn. Số liệu thứ cấp dạng thô đƣợc tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của Bộ Tài chính và Thanh tra Bộ Tài chính thông qua các văn bản hƣớng dẫn; kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết công tác trong giai đoạn từ 2011 - 2015 của Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính; Kế hoạch thanh tra đƣợc phê duyệt hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính; Báo cáo tại các Hội nghị ngành Tài chính, Hội nghị tổng kết công tác thanh tra ngành Tài chính...

Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu tại Chƣơng 3, đồng thời kết hợp với phƣơng pháp tổng hợp để chắt lọc số liệu, thông tin nhằm phân tích thực trạng kết quả các hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính nhƣ một trong những minh chứng cụ thể cho chất lƣợng về năng lực chuyên môn thông qua các hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính.

2.2.4. Sử dụng mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích (SWOT) là một công cụ hữu dụng đƣợc sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O) và Thách thức (T) đối với một tổ chức; ở đây mô hình phân tích SWOT đƣợc sử dụng để hiểu rõ Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức đối với Thanh tra Bộ Tài chính. Thông qua phân tích SWOT, sẽ nhìn rõ mục tiêu của Thanh tra Bộ Tài chính cũng nhƣ các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra và mục tiêu mà Thanh tra Bộ Tài chính đã đặt ra.

Phƣơng pháp sử dụng mô hình phân tích SWOT đƣợc tác giả sử dụng tại Chƣơng 3 nhằm phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tới tổ chức, đồng thời phân tích các nguyên nhân, kết hợp số liệu thống kê minh họa. Một số nội dung đƣợc tác giả tìm hiểu thông qua ý kiến chia sẻ của các đồng nghiệp tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan khác nhƣ Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành để có một cách nhìn toàn diện, khách quan nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 32 - 34)