Các giải pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 71 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1. Các giải pháp:

4.2.1.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ thanh tra

Đây là giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra hiện có, cụ thể:

Thứ nhất, lập kế hoạch, phối hợp với Trƣờng Đào tạo cán bộ thanh tra (Thanh tra Chính phủ), Trƣờng Đào tạo Bồi dƣỡng cán bộ tài chính (Bộ Tài chính), các trƣờng có liên quan đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về lý luận, quản lý nhà nƣớc và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học. Để đảm bảo đến năm 2020, số lƣợng thanh tra viên chính chiếm từ 50 – 60% lực lƣợng công chức thanh tra so với 37,2% nhƣ hiện nay.

Thứ hai, nghiên cứu, biên soạn chƣơng trình, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tài chính theo từng lĩnh vực gắn với thực tế hồ sơ, tài liệu cụ thể. Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng tổng hợp, phân tích kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra. Ngoài giáo trình đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao về nghiệp vụ thanh tra của Trƣờng Đào tạo cán bộ thanh tra (Thanh tra Chính phủ) thì Thanh tra Bộ Tài chính cần xây dựng, biên soạn các chƣơng trình, tài liệu, sổ tay nghiệp vụ đào tạo về thanh tra chuyên ngành tài chính; trong đó cần tổng hợp, tổng kết các sai phạm điển hình, các sai phạm phức tạp, kinh nghiệm về xử lý tình huống, kinh nghiệm tiếp cận vấn đề và giải thích để đối tƣợng thanh tra, khiếu nại, tố cáo hiểu, nhận thức rõ sai phạm của mình, vừa làm ví dụ trực quan sinh động trong đào tạo, bồi dƣỡng, vừa là tài liệu để các cán bộ thanh tra chủ động nghiên cứu, học hỏi.

Thứ ba, Thanh tra Bộ và các phòng chuyên môn lập kế hoạch, dành thời gian để cán bộ thanh tra đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn ít nhất 2 đợt/năm, có cả kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao (mỗi chuyên ngành phải đảm bảo tối thiểu

5 ngày/đợt); không nhất thiết phải tổ chức cho toàn bộ công chức thanh tra đƣợc đào tạo 6 - 7 chuyên môn khác nhau sẽ làm lãng phí thời gian, tốn kém kinh phí, không hiệu quả do không có nội dung trọng tâm, ngƣời đang làm chuyên môn này lại đƣợc đào tạo thêm về chuyên môn khác.

Trong đó, chú ý tập trung đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kiến thức quản lý tài chính chuyên sâu. Việc đào tạo, bồi dƣỡng có thể đƣợc tổ chức tại các Trƣờng hoặc tổ chức hội thảo chuyên đề, buổi sinh hoạt giới thiệu chế độ chính sách quản lý tài chính có mời các chuyên gia giỏi của Bộ Tƣ pháp, của các Vụ, Cục, Tổng cục trong Bộ Tài chính hoặc của các cơ quan quản lý nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Xây dựng, ...

Đồng thời với việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng thì Thanh tra Bộ và các Phòng chuyên môn phải mạnh dạn rà soát, đánh giá cán bộ một cách khách quan để phân loại năng lực từng cán bộ. Trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, phối hợp với các cơ quan liên quan đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức theo từng chuyên ngành, kỹ năng nghiệp vụ thanh tra. Kế hoạch cần đƣợc lập ngay (vì số lƣợng cán bộ không nhiều, lãnh đạo đã nắm rõ đƣợc năng lực chuyên môn của từng ngƣời), xác định rõ lộ trình để tổ chức thực hiện.

4.2.1.2. Trọng dụng cán bộ có năng lực và tâm huyết

Cán bộ nói chung và cán bộ thanh tra nói riêng có năng lực và tâm huyết nếu không đƣợc trọng dụng sẽ là sự lãng phí vô cùng, bên cạnh đó còn làm phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, làm việc một cách chống đối ảnh hƣởng tới tổ chức. Những ngƣời có năng lực và tâm huyết là một tài sản quý giá, chính là những chủ thể làm trong sạch, vững mạnh và điều khiển sự phát triển của bộ máy nếu đƣợc trọng dụng, sử dụng hợp lý. Nếu ngƣời lãnh đạo không biết trọng dụng, sử dụng họ thì năng lực chuyên môn sẽ bị triệt tiêu, tƣ tƣởng chính trị không ổn định, dẫn đến tình trạng ngƣời kém năng lực đƣợc quy hoạch, bổ nhiệm để quản lý ngƣời có năng lực, và tiếp đến là ngƣời có năng lực đành phải chọn cách ra đi.

Môi trƣờng thanh tra là một môi trƣờng công tác khắc nghiệt, nhiều cám dỗ, đòi hỏi những ngƣời phải có chuyên môn tốt, bản lĩnh nghề nghiệp (thậm chí phải là

những ngƣời vừa có cá tính mạnh mẽ, vừa khôn khéo trong giao tiếp, xử lý ngay các tình huống phức tạp phát sinh), tâm huyết, gắn bó với nghề; nếu cán bộ thanh tra không đƣợc trọng dụng từ việc phân công công việc, sắp xếp vai trò trong các đoàn thanh tra, kiểm tra, trong quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ thì bản thân họ sẽ không phục lãnh đạo, không phục các đồng nghiệp, dễ sinh ra chống đối, mâu thuẫn nội bộ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chất lƣợng công tác, uy tín của cơ quan.

Do vậy, lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài chính cần tìm hiểu, nắm rõ trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra, nắm bắt đƣợc tâm tƣ nguyện vọng để khen thƣởng, động viên, sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với năng lực, chú trọng công tác quy hoạch cán bộ và bổ nhiệm cán bộ để vừa giữ đƣợc ngƣời có năng lực chuyên môn tốt, vừa tạo ra động lực phấn đấu, tự nghiên cứu, tự học hỏi, tâm huyết với nghề của cán bộ thanh tra.

4.2.1.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung

Qua thực tiễn công tác cho thấy việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung là rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính, từ công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính hàng năm, công tác khảo sát, báo cáo, lập kế hoạch thanh tra, cho đến công tác tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất. Thực tiễn cho thấy công tác khai thác thông tin, dữ liệu của Thanh tra Bộ rất bị động, chậm, nhiều trƣờng hợp bị trùng lặp về nội dung, số liệu, có trƣờng hợp báo cáo chƣa đạt yêu cầu về chất lƣợng, tiến độ do phải thu thập từ nhiều đầu mối khác nhau. Tuy phát sinh những vẫn đề vƣớng mắc trong quá trình quản trị nhƣ vậy nhƣng Thanh tra Bộ vẫn chƣa hình thành đƣợc một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, phân tích đánh giá rủi ro bài bản, quy củ.

Đối với hoạt động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính: Hàng năm, căn cứ vào các Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và dự báo kinh tế - xã hội năm tiếp theo, Bộ Tài chính có những chỉ đạo cụ thể để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, trong đó có định hƣớng cho công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Trên cơ sở các Nghị quyết và chỉ đạo cụ thể, Thanh tra Bộ Tài chính trình Bộ trƣởng ban hành công văn hƣớng dẫn định hƣớng công tác thanh tra,

kiểm tra tài chính, vừa mang tính chỉ đạo các Tổng cục, Cục có chức năng thanh tra, kiểm tra thuộc Bộ lựa chọn, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, vừa mang tính đề nghị các Vụ, Cục đề xuất các đơn vị, nội dung chuyên đề cần thanh tra, kiểm tra. Đối với việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính của Thanh tra Bộ Tài chính thì kế hoạch đƣợc các phòng, bộ phận đề xuất lĩnh vực, đối tƣợng cần thanh tra, kiểm tra nhƣng chủ yếu vẫn đề xuất theo hƣớng lĩnh vực nào, đơn vị nào lâu rồi không thanh tra, kiểm tra thì đƣa vào, mà ít căn cứ trên cơ sở phân tích tình hình tài chính (nhất là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm đã đƣợc công khai rộng rãi nhƣ hiện nay), căn cứ trên yêu cầu quản lý của các cấp lãnh đạo, dẫn tới nhiều vấn đề mang tính thời sự thì không đƣợc thanh tra, kiểm tra hoặc thực hiện thanh tra, kiểm tra quá muộn so với sự quan tâm của dƣ luận, báo chí làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.

Đối với việc khảo sát, báo cáo, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Công tác khảo sát vẫn đƣợc duy trì thực hiện bằng cách lập danh mục hồ sơ, tài liệu, bảng biểu để yêu cầu đơn vị cung cấp phục vụ cho công tác khảo sát. Cách làm này vừa mất thời gian vì phụ thuộc vào ý chí chủ quan muốn hợp tác của đơn vị hay không, vừa dễ sai lệch định hƣớng nội dung thanh tra, kiểm tra vì số liệu cung cấp dễ bị chỉnh sửa, không trung thực, vừa không nắm đƣợc những tồn tại về quản lý tài chính tại đơn vị, vừa tốn kém vì có rất nhiều tài liệu đã đƣợc công khai theo quy định nhƣng vẫn yêu cầu đơn vị cung cấp hoặc không thật sự cần thiết trong quá trình khảo sát hoặc có thể khai thác đƣợc ngay trên hệ thống thông tin của Bộ Tài chính, của doanh nghiệp, Sở Giao dịch chứng khoán (nhƣ các Quyết định thành lập, Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, Quyết định phân bổ dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán hàng năm,...).

Đối với việc tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra: Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm Thanh tra Bộ đều phải thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình thanh tra, kiểm tra, tình hình tiếp nhận đơn thƣ và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định hoặc theo yêu cầu đột xuất của lãnh đạo. Thực tế, Thanh tra Bộ đã triển khai phần mềm tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm

2012 nhƣng đến nay phần mềm này không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý do nhiều nguyên nhân khác nhau: tính bảo mật chƣa cao, không quyết liệt trong việc thay đổi thói quen xử lý công việc trên các bản in sang xử lý công việc trên phần mềm, chƣa có nhiều công cụ hỗ trợ liên quan (mẫu biểu báo cáo khó thay đổi theo yêu cầu thực tế của từng cuộc thanh tra, kiểm tra; không tự động tổng hợp chung đƣợc kết quả thanh tra, kiểm tra của các đoàn, các tổ; chƣa có chức năng đính kèm chứng cứ thanh tra, kiểm tra; ...).

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cần đƣợc thực hiện theo hƣớng: - Đối với số liệu dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của từng Bộ, ngành, địa phƣơng, dự án nhóm A, nhóm B, doanh nghiệp nhà nƣớc đã đƣợc công khai trên trang web của Bộ Tài chính: chủ động sao lƣu vào ổ máy tính dùng chung của cơ quan để phân tích tình hình tài chính chung, thay đổi về thu – chi ngân sách về nộp thuế qua các năm để từ đó đƣa ra những câu hỏi, nghi vấn đối với nhƣng thay đổi lớn về số liệu tài chính.

- Đối với các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã ban hành: tổng hợp các nội dung sai phạm, căn cứ xử lý sai phạm, số liệu xử lý tài chính, ... để đúc rút kinh nghiệm nội bộ, làm công cụ phục vụ cho việc đào tạo.

- Đối với các báo cáo, biên bản làm việc, biên bản thanh tra: triệt để áp dụng phần mềm tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa đoàn thanh tra, kiểm tra với lãnh đạo tại cơ quan để kịp thời xử lý, chỉ đạo công việc, kể cả xử lý ngoài giờ làm việc (nhất là đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra ở địa bàn xa); đồng thời tăng trách nhiệm của thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra cũng nhƣ trách nhiệm cá nhân ngƣời lãnh đạo (không để xảy ra tình trạng: đoàn thanh tra đã báo cáo cụ thể những vƣớng mắc, xin ý kiến chỉ đạo mà lãnh đạo cứ chỉ đạo một cách chung chung, chậm chễ). Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả phần mềm tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì đòi hỏi cán bộ thanh tra phải sử dụng thành thạo các chức năng của phần mềm; đồng thời đòi hỏi phần mềm có tính bảo mật cao vì các biên bản thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra đƣợc quản lý theo chế độ tài liệu mật.

4.2.1.4. Xây dựng, ban hành hệ thống KPIs trong quản lý, đánh giá kết quả các hoạt động

Sản phẩm đạt đƣợc của công chức thanh tra, nhất là hoạt động của các đoàn thanh tra, kiểm tra rất khó đánh giá, bởi tính độc lập cao; sự phản ánh tùy thuộc vào năng lực, trách nhiệm và sự liêm chính của mỗi cán bộ. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả các mặt hoạt động, Thanh tra Bộ Tài chính cần phải đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ. Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn quản lý và đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các đoàn thanh tra, thanh tra viên, công tác thƣờng xuyên của các phòng, bộ phậnnhƣ một trong những thƣớc đo về mặt hình thứcđể đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra, của các phòng, bộ phận.

* Mục đích:

- Đảm bảo các Phòng, bộ phận, cán bộ thanh tra có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công việc theo phân công, theo từng chức danh cụ thể.

- Các chỉ số có tính định lƣợng, có thể đo lƣờng cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.

- Việc xây dựng, áp dụng chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá, giám sát thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn.

* Mục tiêu:

- Nắm đƣợc tiến độ thực hiện kế hoạch công tác của năm, từng quý, từng tháng, của từng đoàn thanh tra, kiểm tra. Xác định quá trình và kế hoạch bố trí nhân sự, sắp xếp các công việc cần thiết tiếp theo.

- Ràng buộc tất cả Lãnh đạo, Trƣởng, phó các Phòng, Bộ phận, cán bộ có trách nhiệm trong hoàn thành kế hoạch, công việc.

- Đánh giá tiến độ, chất lƣợng thực hiện công việc của các Phòng chuyên môn theo kế hoạch, công việc cụ thể đƣợc giao.

- Lãnh đạo nắm rõ chất lƣợng cán bộ thanh tra thông qua tiến độ hoàn thành công việc và chất lƣợng giải quyết công việc.

- Làm căn cứ để xây dựng, hoàn chỉnh đề án vị trí việc làm, bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực cá nhân.

* Hệ thống KPIs cho từng nội dung công tác, bộ phận, cá nhân: gợi ý cho việc xây dựng, áp dụng hệ thống KPIs tại Phụ lục số 02 - trang 78.

4.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ

Thực tiễn cho thấy, một hệ thống các quy định, quy trình, chính sách khắt khe đặt ra và vận hành sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí có hiệu ứng ngƣợc nếu không đƣa ra các quy định và thực hiện các công việc nhằm kiểm tra, kiểm soát nội bộ, có thể thực hiện thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu quản lý.

Mục tiêu của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật; quy chế đoàn thanh tra, kiểm tra; nội quy làm việc của Thanh tra Bộ Tài chính nhằm phát hiện, cảnh báo ngăn ngừa kịp thời hành vi vi phạm và đề xuất xử lý các tồn tại, sai phạm, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động. Do quy định pháp lý về cơ cấu tổ chức, cũng nhƣ thực tế rất khó có thể tổ chức một bộ phận chuyên trách về kiểm tra, kiểm soát nội bộ, mà công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc thực hiện thông qua các cá nhân, bộ phận liên quan nhƣ: Quy chế giám sát đoàn thanh tra, kiểm tra; báo cáo định kỳ của các đoàn thanh tra, kiểm tra; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo; báo cáo của phòng xử lý sau thanh tra về việc bàn giao hồ sơ, tài liệu; báo cáo tuần, tháng, quý, năm của các phòng;...

Để nâng cao chất lƣợng kiểm tra, kiểm soát nội bộ đòi hỏi cán bộ, bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 71 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)