CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả chuyên môn của Thanhtra Bộ Tài chính giai đoạn 2011 – 2015:
3.2.1. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra
Đánh giá về tổng thể, công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Công tác thanh tra theo sát các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ của ngành Tài chính.Công tác thanh tra đã có nhiều kiến nghị hiệu quả, góp phần tích cực tăng thu NSNN, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Kết quả thanh tra tài chính có tác dụng ngăn ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách của đối tƣợng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn hội nhập đã có những đổi mới, cải tiến phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và cải cách nền hành chính. Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện thanh tra trên tất cả lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính bao gồm: ngân sách địa phƣơng, quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý tài chính
tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, việc chấp hành pháp luật về thuế, chứng khoán, bảo hiểm… Đồng thời, thực hiện thanh tra trách nhiệm ngƣời đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trong việc chấp hành quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra ngày càng đƣợc nâng cao đã giúp cho kết quả thanh tra và hiệu quả công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính ngày càng nâng cao qua các năm, các kiến nghị thanh tra mang tính khả thi cao, có tác động ngày càng rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của ngành Tài chính.
Tính trong giai đoạn 2011 - 2015, Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện 331 đoàn thanh tra, kiểm tra; hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã triển khai trong giai đoạn 2011 - 2015 của Thanh tra Bộ Tài chính bao gồm các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt và rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài chính. Điển hình nhƣ: Thanh tra công tác quản lý tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Thanh tra công tác quản lý và chấp hành pháp luật về giá trên địa bàn một số địa phƣơng, Thanh tra công tác điều hành, chấp hành pháp luật về giá các mặt hàng xăng dầu, sữa dành cho trẻ em dƣới 6 tuổi, Thanh tra công tác chấp hành pháp luật về thuế tại một số địa phƣơng, Thanh tra công tác quản lý và sử dụng kinh phí dự phòng ngân sách trung ƣơng tại 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Thanh tra công tác quản lý tài chính tại các Bộ, ngành (nhƣ Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tấn xã Việt Nam ... ), Kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí trích nộp của các đơn vị về Đại học Quốc gia Hà Nội theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ...
Việc chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, quy trình nghiệp vụ và khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra bài bản là cơ sở để các cán bộ thanh tra khi tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra tập trung nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ vấn đề để phát hiện nhiều sơ hở, bất cập trong cơ chế chính sách quản lý, trong điều hành và
chấp hành, quyết toán kinh phí của các đơn vị, đã đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của Chính phủ, của Bộ Tài chính.
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số đoàn thanh tra, kiểm tra Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện trong giai đoạn 2011 -2015
STT Năm thực hiện Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra đã thực hiện 1 Năm 2011 112 2 Năm 2012 73 3 Năm 2013 38 4 Năm 2014 51 5 Năm 2015 57 Tổng cộng 331
Nguồn: Các Báo cáo tổng kết công tácnăm 2011 - 2015 của Thanh tra Bộ Tài chính
3.2.1.1. Kết quả kiến nghị xử lý về tài chính
Kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính trong quản lý, điều hành NSNN của các địa phƣơng; quản lý vốn đầu tƣ xây dựng tại các dự án đầu tƣ; quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp; quản lý tài chính tại các doanh nghiệp; quản lý giá... Đã kịp thời kiến nghị xử lý về tài chính, góp phần tích cực tăng thu ngân sách hàng năm.
Tổng hợp kết quả các cuộc thanh tra giai đoạn 2011 -2015 đã kiến nghị xử lý tài chính thu hồi về NSNN số tiền sai phạm của các đối tƣợng thanh tra tổng số tiền trên 13.790,4 tỷ đồng.
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp số kiến nghị xử lý về tài chính qua công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2011 -2015
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng số tiền kiến nghị thu hồi về NSNN Tăng thu NSNN Giảm chi NSNN Xử lý tài chính khác Tỷ lệ thực hiện kiến nghị (%) (5)=(1)+(2)+(3) (1) (2) (3) (4) Năm 2011 1.535,2 388,8 272,2 874,2 62,4 Năm 2012 1.032,0 448,9 246,8 336,3 56,0 Năm 2013 2.461,2 560,1 1.873,6 27,5 92,8 Năm 2014 3.313,1 912,9 1.346,7 1.053,5 73,5 Năm 2015 5.448,9 3.098,2 1.073,8 1.276,9 86,6 Tổng cộng 13.790,4 5.408,9 4.813,1 3.568,4 79,58
Nguồn: Các Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 – 2015 của Thanh tra Bộ Tài chính
Xét về định lƣợng có thể thấy kết quả các đoàn thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính có sự tăng lên rõ rệt qua các năm, số tiền kiến nghị thu hồi năm sau tăng cao hơn năm trƣớc. Đặc biệt, từ năm 2013 đến năm 2015 do điều kiện kinh tế đất nƣớc khó khăn, thu ngân sách giảm rõ rệt (do ảnh hƣởng của giá dầu giảm, suy giảm kinh tế nói chung, ... dẫn tới thu từ các lĩnh vực đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhƣ xuất khẩu dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp... giảm), bội chi ngân sách tăng lên (do tăng chi đầu tƣ phát triển, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ các địa phƣơng khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, tiền lƣơng tối thiểu tăng, ...); Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phƣơng tăng cƣờng quản lý kinh tế, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, tăng thu – giảm chi cho ngân sách. Bộ Tài chính đứng trƣớc yêu cầu phải thực hiện các giải pháp tăng thu – giảm chi nhƣng vẫn phải đảm bảo tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và Thanh tra Bộ Tài chính đã đƣợc giao nhiệm vụ lựa chọn thanh tra, kiểm tra một số lĩnh vực nhƣ công tác thu thuế tại các cửa khẩu, công tác hoàn thuế giá trị gia tăng, việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc, Tổng công ty/Công ty có vốn nhà nƣớc, ... qua đó đã phát hiện và kiến nghị tăng thu – giảm chi cho ngân sách nhà nƣớc, đồng thời kiến nghị các Bộ, ngành địa phƣơng thực hiện rà soát lại toàn bộ các đối tƣợng do mình quản lý
để thực hiện kiểm soát thu, chi và quản lý chặt chẽ dự toán ngân sách đƣợc giao, sử dụng kinh phí có hiệu quả. Kết quả trong năm 2015, số thu ngân sách nhà nƣớc là 3.098,2 tỷ đồng, bằng 57% tổng số thu ngân sách của cả giai đoạn 2011 – 2015, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách mà Quốc hội đã thông qua và Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính.
Đánh giá về chất lƣợng của các kết luận thanh tra, kiểm tra (qua đó phản ánh năng lực chuyên môn) cho thấy nhiều kết luận thanh tra, kiểm tra có nội dung đánh giá chƣa đúng bản chất vấn đề, sự việc dẫn tới nội dung kết luận không có trọng lƣợng, bị đơn vị khiếu nại, kiến nghị; nội dung thanh tra, kiểm tra không đúng trọng tâm kế hoạch dẫn tới kết luận, kiến nghị không bám sát chế độ chính sách, nhất là các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên đề, diện rộng (ví dụ: đối với Chƣơng trình MTQG thì trọng tâm kế hoạch thanh tra là đánh giá việc phân bổ, quyết toán kinh phí có đúng đối tƣợng, đáp ứng mục tiêu hay không thì các thành viên đoàn thanh tra lại quá chú trọng vào việc xác định nghĩa vụ thuế, chứng từ chi phí nhỏ lẻ). Nhìn lại những kết quả thanh tra đã đạt đƣợc trong các giai đoạn trƣớc, so sánh về sự ảnh hƣởng, tác động tới công tác quản lý tài chính, những kiến nghị làm thay đổi rõ rệt về cơ chế chính sách (nhƣ: kết luận thanh tra tại Dệt Nam Định, cải tạo Cảng Hải Phòng giai đoạn 1, Quốc lộ 18, Thủy điện Tuyên Quang, dự án Hồ Cửa Đạt, đƣờng Hồ Chí Minh,...) mới thấy nhiều kết luận thanh tra, kiểm tra hiện nay thiếu đi sự đầu tƣ, thiếu chiều sâu trong khi chế độ chính sách đã thay đổi rất nhiều theo hƣớng mở, trình độ quản lý của các đơn vị rất khoa học, luôn luôn có đội ngũ tƣ vấn về thuế, về pháp luật song hành; nhiều trƣờng hợp thấy rõ ràng rằng kiến thức, trình độ đội ngũ thanh tra đã tụt hậu nhiều so với thực tiễn, chƣa nói đến đi trƣớc một bƣớc để phòng, chống sai phạm, tham nhũng.
Bên cạnh số kiến nghị xử lý tài chính tăng lên, Thanh tra Bộ Tài chính cũng chú trọng việc tiếp thu các ý kiến giải trình, các ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan để đƣa ra các kiến nghị xử lý đúng luật, phù hợp với thực tiễn; do đó, việc chấp hành, thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý tài chính của Thanh tra Bộ Tài chính cũng đạt tỷ lệ cao (có thể nói là cao nhất trong ngành thanh tra), tăng lên hàng năm (Biểu đồ 3.3) thể hiện chất lƣợng các kết luận, kiến nghị đúng quy
định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, đúng việc, đúng nội dung, đƣợc các đơn vị đồng tình, và thể hiện uy tín của Thanh tra Bộ Tài chính, sự tôn trọng pháp luật của các đối tƣợng thanh tra, kiểm tra. Đánh giá chung trong toàn ngành thanh tra, kiểm toán thì tỷ lệ thực hiện kiến nghị đối với các kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính là 75,58%, cao hơn so với tỷ lệ 62% của ngành thanh tra và tỷ lệ 65% của Kiểm toán Nhà nƣớc. Tỷ lệ thực hiện kiến nghị nêu trên không đạt 100% chủ yếu do các kiến nghị giảm giá trị nghiệm thu, thanh toán, quyết toán chỉ đƣợc thực hiện khi đơn vị thực hiện nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện số thực hiện kiến nghị xử lý tài chính qua thanh tra, kiểm tra các năm giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
3.2.1.2. Kết quả kiến nghị về cơ chế, chính sách, công tác quản lý tài chính
Bên cạnh kiến nghị xử lý tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã có nhiều kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và chấn chỉnh công tác quản lý điều hành tài chính, ngân sách, giá cả (số liệu thống kê tại Biểu 3.4); có thể kể tới những kiến nghị, đề xuất gần đây liên quan đến lĩnh vực bình ổn giá mặt hàng sữa trẻ em dƣới 6 tuổi, hạ giá cƣớc các doanh nghiệp vận tải khi giá xăng dầu giảm, chấn chỉnh cơ chế quản lý và sử dụng nợ công, quản lý kê khai, thu nộp, hoàn thuế... Mỗi năm Thanh tra Bộ Tài chính đều đƣa ra số lƣợng lớn
1,535.2 1,032.0 2,461.0 3,313.1 5,448.9 958.0 577.9 2,283.8 2,435.1 4,718.7 0.0 1,000.0 2,000.0 3,000.0 4,000.0 5,000.0 6,000.0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng số tiền kiến nghị thu hồi về NSNN
các kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, điều hành, chấp hành chế độ chính sách về tài chính ngân sách.
Việc phân tích, tổng hợp và đƣa ra những kiến nghị về cơ chế, chính sách và công tác quản lý tài chính là việc làm khó nếu cán bộ thanh tra không có kiến thức sâu sắc về quản lý tài chính, trình độ cao về nghiệp vụ thanh tra. Do đó, hàng năm, Thanh tra Bộ Tài chính đều có những cuộc họp, hội thảo để phân tích các vấn đề chính sách liên quan, những vƣớng mắc trong cơ chế tài chính để cùng đƣa ra định hƣớng giải pháp, kiến nghị phù hợp.
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả kiến nghị về cơ chế, chính sách, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính của đơn vị và công tác điều hành
của cơ quan quản lý cấp trên giai đoạn 2011 - 2015
TT Năm Tổng số kiến nghị Kiến nghị về cơ chế chính sách (sửa đổi, bổ sung) với cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền Kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính của đơn vị là đối tƣợng thanh tra, kiểm
tra
Kiến nghị chấn chỉnh công tác điều hành của cơ
quan quản lý cấp trên (Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố) 1 Năm 2011 546 54 469 23 2 Năm 2012 288 81 200 7 3 Năm 2013 204 28 168 8 4 Năm 2014 290 30 253 7 5 Năm 2015 367 61 285 21 Tổng cộng 1.695 254 1.375 66
Nguồn: Các Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 – 2015 của Thanh tra Bộ Tài chính
Đánh giá một cách tổng thể, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, số xử lý về tài chính tăng lên qua các năm, có những đóng góp vào công tác quản lý tài chính của ngành tài chính và quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc, góp phần cải thiện kỷ cƣơng, kỷ luật tài
kết quả chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng, một phần nhiều do hạn chế về năng lực của cán bộ khi đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ hoặc đƣợc giao nghiên cứu, đề xuất định hƣớng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Điều này thể hiện ở một số vấn đề sau: số xử lý về tài chính còn quá thấp so với quy mô thu, chi của các đơn vị (nhất là đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra về ngân sách Bộ, ngành hoặc thanh tra, kiểm tra chuyên đề diện rộng); nội dung đánh giá về công tác quản lý tài chính chƣa đúng bản chất đặc thù hoạt động của đơn vị hoặc chƣa đúng định hƣớng, nguyên tắc quản lý tài chính chung, nhiều đánh giá, kết luận còn mang tính chủ quan, khiên cƣỡng, thiếu cơ sở pháp lý dẫn tới phản ánh, thậm chí bị đối tƣợng thanh tra, kiểm tra khởi kiện ra tòa; nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra khi báo cáo kết quả định kỳ thì thấy nhiều vấn đề nổi cộm nhƣng khi kết luận lại rất khiêm tốn do nhận định ban đầu khá chủ quan, chƣa tiếp thu ý kiến giải trình, báo cáo của đơn vị hoặc có phát hiện sai phạm nhƣng lại không đủ lý luận, phân tích lô gic để kết luận phù hợp; không có nhiều đánh giá bất cập của cơ chế chính sách mang tính hệ thống, toàn diện gắn với thực tiễn để có cơ sở kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chế độ chính sách, dẫn tới có những kiến nghị chỉ mang tính khơi gợi hiện tƣợng, đơn lẻ mà thiếu cơ sở pháp lý, khoa học để thực hiện; ...
Nguyên nhân chính kết quả công tác thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng xuất phát chủ yếu từ chính năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra đƣợc giao nhiệm vụ: đầu tiên là kiến thức về quản lý tài chính, kế toán còn chƣa vững, chƣa đƣợc đào tạo bài bản tại các cơ sở đào tạo nên chƣa đủ nhận thức để phân tích bản chất kinh tế, bản chất của vấn đề mình xem xét; bên cạnh đó là khi thực hiện thanh tra, kiểm tra không chịu khó dành thời gian tìm hiểu đặc thù lĩnh vực hoạt động của đơn vị (y tế, giáo dục, tài nguyên môi trƣờng, ngân sách địa phƣơng, thuế,