Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 66 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, mục tiêu hoạt động

4.1.1. Cơ sở lý luận

Quan điểm, mục tiêu hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính xuất phát từ các khía cạnh sau:

Một là, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài chính tại Quyết định số 999/QĐ-BTC ngày 14/5/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính: Thanh tra Bộ Tài chính có chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý thống nhất, toàn diện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, liên quan tới việc xây dựng, ban hành các cơ chế quản lý tài chính của các ngành, lĩnh vực trong cả nƣớc và điều hành ngân sách chung, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật cũng nhƣ phát hiện những sơ hở, bất cập của chế độ, chính sách quản lý tài chính. Thông qua hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính sẽ phát hiện ra những sơ hở, bất cập để Bộ Tài chính kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị với Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành mới, sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý tài chính cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Hai là, cơ chế quản lý tài chính đối với các lĩnh vực có rất nhiều thay đổi, trong thời gian sắp tới cũng sẽ có những điều chỉnh mạnh mẽ theo định hƣớng chung nhƣ: cơ chế quản lý tài chính đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ theo hƣớng giám sát chất lƣợng đầu ra của sản phẩm; cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hƣớng tính đầy đủ các yếu tố chi phí hình thành giá dịch vụ (y tế, giáo dục, ...); thay đổi hình thức hoạt động, cổ phần hóa các đơn vị sự

nghiệp công lập; đổi mới cơ chế quản lý ngân sách địa phƣơng theo hƣớng tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phƣơng gắn với phân cấp quản lý kinh tế; giảm giám sát, can thiệp trực tiếp, tăng tính tự chủ, tự giác, tự chịu trách nhiệm của các đối tƣợng quản lý; ...

Công tác của Thanh tra Bộ Tài chính phải gắn với định hƣớng, chủ trƣơng cải cách hành chính nhà nƣớc, cải cách cơ chế quản lý tài chính; Đòi hỏi phải thay đổi, nâng cao chất lƣợng trong tổ chức hoạt động, cách thức làm việc, cách tiếp cận vấn đề thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tƣơng lai.

Ba là, cơ chế quản lý tài chính hiện nay luôn có những thay đổi để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý và thực tiễn của nền kinh tế thị trƣờng. Để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các đối tƣợng quản lý, nhằm tránh thất thoát vốn, tài sản của Nhà nƣớc cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, việc tăng cƣờng công tác thanh tra tài chính là yêu cầu thiết yếu đặt ra đối với cơ quan quản lý tài chính nhà nƣớc nói chung và Thanh tra Bộ Tài chính nói riêng. Công tác thanh tra tài chính nhằm mục tiêu góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chính của đơn vị, hơn nữa còn nhằm giúp đơn vị điều chỉnh sai sót, nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN. Thông qua công tác thanh tra tài chính để đƣa việc chấp hành các quy định pháp luật về tài chính theo hƣớng có kỷ cƣơng, kỷ luật, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, công tác thanh tra tài chính cần phải đổi mới phƣơng thức hoạt động, lấy công tác giám sát là nhiệm vụ thƣờng xuyên, qua đó nắm đƣợc tình hình chấp hành pháp luật về tài chính của các đơn vị, nhận định tốt những vấn đề gì đang khúc mắc cần tháo gỡ, đồng thời phát hiện những chính sách của Nhà nƣớc còn bất cập, sơ hở để kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi; nhƣng cũng đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra, nhất là trình độ về tài chính, kế toán để có thể nghiên cứu, phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê định kỳ và đƣa ra định hƣớng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên, đột xuất.

Bốn là, công tác thanh tra tài chính nhằm mục tiêu ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, làm thất thu NSNN, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nƣớc; phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; có những biện pháp khắc phục và xử lý thích đáng đối với các hành vi vi phạm, có tác dụng ngăn ngừa các sai phạm, đƣa việc chấp hành pháp luật về tài chính vào nề nếp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là thách thức đối với cơ quan thanh tra và cán bộ thanh tra; đòi hỏi ngƣời làm công tác thanh tra không chỉ có trình độ chuyên môn sâu sắc mà còn phải có ý thức trách nhiệm, quyết tâm khi đấu tranh với những sai phạm, không để bị lôi kéo, mua chuộc vì những lợi ích kinh tế, tinh thần.

4.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)