Về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 51 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả chuyên môn của Thanhtra Bộ Tài chính giai đoạn 2011 – 2015:

3.2.4. Về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn

Chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, hằng năm, Thanh tra Bộ Tài chính đều xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo cho công chức thanh tra Bộ Tài chính và cán bộ thanh tra của 63 Sở Tài chính các địa phƣơng về tập huấn nghiệp vụ thanh tra tài chính các lĩnh vực (bình quân mỗi năm tổ chức 02 đợt tập huấn, đào tạo kéo dài 15 ngày về tập huấn nghiệp vụ thanh tra tài chính cho 100% công chức Thanh tra Bộ Tài chính và 05 lớp tập huấn cho cán bộ thanh tra của 63 Sở Tài chính các địa phƣơng, các cơ quan có chức năng thanh tra thuộc Bộ Tài chính nhƣ Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nƣớc, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc), các buổi tập huấn, đào tạo để cập nhật kiến thức mới, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác thanh tra; áp dụng các phần mềm sử dụng trong hoạt động thanh tra tài chính; đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ nữ trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tài chính và tọa đàm bình đẳng giới.

Việc xây dựng, ban hành các quy trình, quy chế và triển khai đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra đã giúp cho việc chấp hành trình tự, thủ tục trong công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các đơn vị trong ngành tài chính đƣợc thống nhất, từng bƣớc đi vào nề nếp, có hiệu quả, chất lƣợng đƣợc nâng lên; năng lực và nghiệp vụ của công chức thanh tra đƣợc tăng cƣờng...

Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động đã thực hiện thì chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu, cụ thể: các buổi tập huấn, đào tạo chủ yếu là thuyết trình, ngƣời nói – ngƣời nghe ít có sự giao lƣu, trao đổi thẳng thắn, cởi mở, đặt câu hỏi về những vƣớng mắc trong thực tế để cùng tham gia tháo gỡ; đào tạo, tập huấn mà không có dẫn chứng tài liệu, tình huống cụ thể; chƣa có những buổi tập huấn, đào tạo chuyên sâu, chi tiết về từng loại chế độ quản lý tài chính và những sai phạm thƣờng xảy ra trong thực tế, ... Chính điều này làm cho cán bộ thanh tra, nhất là những ngƣời mới đƣợc tuyển dụng phải rất vất vả, mất thời gian (có khi tới 5 năm) để nắm vững chuyên môn và tự chịu trách nhiệm, đảm trách một phần nội dung công tác thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại thanh tra bộ tài chính (Trang 51 - 52)