CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm, mục tiêu hoạt động
4.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
4.1.2.1. Mục tiêu của ngành thanh tra:
Theo Chiến lƣợc phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015, mục tiêu phát triển ngành Thanh tra liên quan đến vấn đề năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra nói chung và thanh tra ngành tài chính đƣợc xác định nhƣ sau:
Mục tiêu chung:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2020: chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng các mặt công tác, đặc biệt là tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra.
- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030: nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra trong quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tăng cường tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra.
4.1.2.2. Mục tiêu của Thanh tra Bộ Tài chính
Bối cảnh đổi mới, cải cách, hội nhập sâu rộng của đất nƣớc và yêu cầu nhiệm vụ của ngành đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực của thanh tra tài chính, trong đó trọng tâm là nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra:
Một là, hệ thống cơ chế, chính sách (Luật Ngân sách, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Thanh tra, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lƣợc ngành tài chính...) đã đƣợc hoàn thiện và ban hành mới, nhiều cơ chế, chính sách có hiệu lực thi hành từ năm 2016 để đáp ứng yêu cầu của thể chế kinh tế thị trƣờng; theo đó, thể chế về kinh tế - tài chính và thanh tra trong thời gian qua có rất nhiều thay đổi, đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới, trình độ cán bộ thanh tra phải chuyên sâu hơn nữa, hiểu biết hơn nữa để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính, của Chính phủ.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các tổ chức quốc tế, đòi hỏi các thiết chế quản lý tài chính cũng cần phải tiến dần tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thực hiện theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Yêu cầu này đặt ra là cần có sự đổi mới, nâng cao năng lực chuyên môn có đủ kiến thức quản lý kinh tế - tài chính, kiến thức xã hội và kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ, có hiệu quả trong môi trƣờng mới.
Ba là, nền kinh tế càng phát triển thì số lƣợng đối tƣợng cần phải giám sát, kiểm tra, thanh tra, quản lý và giá trị ghi thu, ghi chi tài chính, ngân sách nhà nƣớc tăng lên với tốc độ nhanh; yêu cầu quản lý, kiểm soát của ngành tài chính tăng lên.
Bốn là, công tác thanh tra với mục đích đầu tiên là phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế chính sách để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp với cơ chế quản lý và thực tiễn; các nội dung kết luận, kiến nghị cần phải có sự tham gia ý kiến của nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc trong và ngoài ngành tài chính; do đó, đòi hỏi cán bộ thanh tra tài chính phải có năng lực, có kiến
thức sâu rộng về quản lý kinh tế - tài chính - pháp luật, chấp hành nghiêm quy trình thực hiện công vụ; thực hiện nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp thanh tra theo hƣớng hiện đại hóa, phân tích rủi ro để giám sát, lựa chọn đối tƣợng thanh tra và tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả.
Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành thanh tra đƣợc phê duyệt tại Chiến lƣợc phát triển ngành Thanh tra, Chiến lƣợc phát triển ngành tài chính và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh mới, tác giả xin phân tích mục tiêu về năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Tài chính nhƣ sau:
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng đội ngũ công chức thanh tra tài chính chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính góp phần vào việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nƣớc; nâng cao tính chiến đấu và khả năng chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống thất thoát, lãng phí.
b. Mục tiêu cụ thể
Kiện toàn bộ máy, đảm bảo bộ máy đủ mạnh cả về số lƣợng, chất lƣợng và thẩm quyền; có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác, đặc biệt trong phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.
Chuẩn hóa quy trình nhằm tuyển dụng ngƣời có kiến thức cơ bản, bổ nhiệm cán bộ có trình độ chuyên môn; quản lý cán bộ đảm bảo công chức thanh tra có phẩm chất đạo đức, là công chức cần kiệm liêm chính, là cái gương sáng cho người ta soi mặt, là tai mắt của trên – bạn của dưới nhƣ lời Bác Hồ đã dạy.
Đào tạo, tăng cƣờng năng lực đội ngũ công chức thanh tra tài chính theo yêu cầu chuẩn hóa, đủ năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính.
4.2. Các giải pháp, đề xuất nâng cao năng lực chuyên môn
Xuất phát từ bối cảnh, yêu cầu, mục tiêu nêu trên, để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, cần xây
dựng những giải pháp thiết thực cả về thể chế, tổ chức quản lý và đào tạo; trong đó có giải pháp dài hạn và giải pháp ngắn hạn cần thực hiện ngay. Nội dung giải pháp nhƣ sau: