Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Logistics xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 32)

1.2. Cơ sở khoa học của phát triển Logistics xanh

1.2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Logistics xanh

Theo Schmied (2010) có bốn yếu tố ảnh hƣởng đến Logistics xanh đó là: công ty, khách hàng, chính trị và xã hội.

- Yếu tố công ty:

Các công ty có liên quan trực tiếp với việc sử dụng phƣơng tiện sạch, giao hàng đa phƣơng thức và hợp nhất vận chuyển hàng hóa. Các giải pháp giúp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu chính là ƣu tiên chính của họ. Nhƣng một số giải pháp có thể không có lợi hoặc gây ra nhiều việc hơn để đạt hiệu ứng xanh. Nếu xe tải với công nghệ mới nhất mà ít phát thải hơn sẽ tốn chi phí hơn các xe tải không cải tiến, và việc vận hành cũng tốn nhiều chi phí hơn; các công ty sẽ không hứng thú sử dụng các xe tải mà tốn nhiều chi phí hơn lợi nhuận mang lại, chỉ bởi vì nó xanh. Công ty là yếu tố ít hứng thú nhất trong việc sử dụng giải pháp xanh bởi các công ty thƣờng quan tâm đến việc tạo ra doanh thu lớn hơn bất kể doanh thu đó đạt đƣợc nhƣ thế nào.

- Yếu tố khách hàng:

Khách hàng có thể yêu cầu cung cấp các sản phẩm bằng các phƣơng tiện thân thiện với môi trƣờng hoặc theo cách tƣơng tự nhƣ vậy mà lƣợng khí thải đƣợc giảm thiểu điều này buộc các nhà cung cấp phải đi đến giải pháp xanh, mặc dù thông thƣờng họ sẽ không làm điều đó. Khách hàng có thể lựa chọn đi đến siêu thị đƣợc xây dựng ở những nơi có hệ thống đƣờng bộ thuận tiện và tránh đến những siêu thị đƣợc xây dựng mà việc tiếp cận có thể gây ra thêm lƣợng khí thải. Có lẽ ảnh hƣởng lớn nhất từ khách hàng là việc họ lựa chọn phƣơng thức mua sắm giao hàng tận nhà thay vì trực tiếp lái xe đi mua sắm, giao hàng tận nhà sẽ giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông, giảm lƣợng khí thải.

- Yếu tố xã hội:

Xã hội cũng có sức mạnh để ảnh hƣởng đến tất cả các giải pháp này. Giống nhƣ việc các khách hàng đòi hỏi và thúc đẩy mua các sản phẩm đƣợc giao màu xanh lá cây, khiến cho các công ty phải chuyển sang hình thức kinh doanh màu xanh lá cây. Thúc đẩy giao hàng tận nhà, tiết kiệm nhiều cây số dành cho việc đi siêu thị.

- Yếu tố chính trị:

Chính trị là yếu tố mạnh nhất. Có thể thúc đẩy việc ban hành các luật lệ, cung cấp các ƣu đãi, điều chỉnh cơ sở hạ tầng. Từ những thay đổi trong chính trị sẽ khiến cho các công ty sẽ quan tâm đến việc sử dụng Logistics xanh hoặc giữ nguyên các giải pháp và công nghệ cũ, lạc hậu.

Bên cạnh bốn yếu tố nêu trên, tác giả muốn đề cập tới một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến phát triển Logistics xanh tại Việt Nam đó là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế.

Logistics đã và đang trở thành một công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp trƣớc xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh khi những rào cản đã đƣợc dỡ bỏ dần cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong lộ trình thực hiện những cam kết WTO của chính phủ Việt Nam. Theo cam kết WTO, từ năm 2014, hầu hết các Logistics đều đƣợc dỡ bỏ rào cản cho các doanh nghiệp Logistics nƣớc ngoài đƣợc gia nhập thị trƣờng với mức vốn 100%. Tự do hóa trong lĩnh vực Logistics theo yêu cầu của WTO vừa là cơ hội khi các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận những kinh nghiệm trong quản lý mạng lƣới Logistics toàn cầu nhƣng cũng là thách thức khi doanh nghiệp trong nƣớc cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện chất lƣợng dịch vụ, mở rộng mạng lƣới hoạt động, phát triển nguồn lực theo chiều sâu để có thể đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam.

Thị phần Logistics Việt Nam hiện nay đƣợc chia sẻ cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, nƣớc ta có hơn 1.200 doanh nghiệp cung cấp Logistics nhƣng số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và phát chuyển nhanh lên tới gần 140.000. Số doanh nghiệp nội địa chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp logisics ở nƣớc ta nhƣng chỉ chiếm gần 25% thị phần. Số lƣợng các tập đoàn lớn trên thế giới xuất hiện và hoạt động ngày càng nhiều nhƣ: APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, Schenker, BirKart, BJ, Errmey, Sunil Mezario, Hapag Lloyd, Zim, TWT, Sun Express… đang chiếm lĩnh 75% thị phần với khả năng cạnh tranh, mạng lƣới rộng khắp, tính chuyên nghiệp, sự đa dạng và chuyên sâu của các dịch vụ cung cấp nhƣ quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ giá trị gia tăng, hệ thống thông tin Logistics và trung tâm phân phối.

Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam năng lực cạnh tranh thấp, chủ yếu tập trung vào việc cung cấp những Logistics cơ bản nhƣ vận tải, giao nhận và thủ tục hải quan. Nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, cơ sở hạ tầng phần mềm làm cản trở và làm hỏng cơ sở hạ tầng phần cứng trong hoạt động Logistics. Vì vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần có một chiến lƣợc tổng thể, kế hoạch phát triển phù hợp, phát triển và ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)