1.2. Cơ sở khoa học của phát triển Logistics xanh
1.2.2.1. Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tiên phong phát triển ngành công nghiệp Logistics của thế giới. Nhờ có chính sách tự do kinh tế, nền kinh tế Hoa Kỳ cùng với ngành kinh doanh Logistics phát triển một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà Logistics xanh cũng đƣợc chú trọng trƣớc tiên ở Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã đề ra mục tiêu chiến lƣợc phát triển nền kinh tế xã hội dựa trên phát triển Logistics xanh hiện đại, dƣới sự định hƣớng của chính sách vĩ mô.
Trong Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ vận tải quốc gia 2025, Hoa Kỳ đề ra mục tiêu chƣơng trình phát triển kết cấu công nghiệp vận tải hay khoa học vận tải và công nghiệp nhƣ sau: “Xây dựng hệ thống vận tải an toàn, hiệu quả, đầy đủ và đáng tin cậy với tầm cỡ quốc tế, đồng bộ, thông minh và thân thiện với môi trƣờng”. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, Hoa Kỳ thi hành một số các chính sách sau:
- Quản lý chuỗi cung ứng xanh đƣợc bắt đầu ở Hoa Kỳ trong năm 1999: nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng và hệ sinh thái. Quá trình quản lý đi từ việc cung cấp nguyên liệu, thu mua, sản xuất, sử dụng, tiêu thụ, tái chế, tái
sử dụng. Cốt lõi của quản lý là để làm cho toàn bộ chuỗi cung ứng hài hòa trong quản lý môi trƣờng.
- Quan tâm đến ứng dụng của Logistics ngƣợc: phát triển các mục tiêu chính sách môi trƣờng, các chuyên gia phân tích môi trƣờng trong lãnh thổ Hoa Kỳ thƣờng hƣớng đến mục tiêu "Giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng". Họ thƣờng ủng hộ chính sách và chiến lƣợc, chẳng hạn nhƣ giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên, giảm lãng phí và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Tại Mỹ, nhiều công ty đã thành lập các hệ thống quản lý Logistics ngƣợc nhằm tái chế sản phẩm, sửa chữa và phục hồi chất thải. Họ chủ động mức độ trách nhiệm của mình trong đặt hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Ví dụ nhƣ, Công ty IBM thiết lập một trung tâm dịch vụ tái chế toàn cầu vào cuối những năm 90, chịu trách nhiệm trên toàn thế giới về thu hồi tất cả các sản phẩm kinh doanh. IBM tặng các sản phẩm thu hồi để làm từ thiện phục vụ cho xã hội, bảo tồn tài nguyên, hoặc sử dụng chúng trong sản xuất sau khi đƣợc xử lý để giảm chi phí sản xuất. Theo thống kê, có 120.000 nhà tái chế ô tô tại Mỹ và hàng năm doanh thu của họ vài tỷ đô la, đó là một ngành công nghiệp lợi nhuận.
- Sử dụng bao bì xanh: Trong những năm 1960, Hoa Kỳ bắt đầu chú ý nhiều hơn về đóng gói và bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc tái chế chất thải bao bì và quảng bá sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo bằng cách xây dựng pháp luật và quy định, tuyên truyền vận động về môi trƣờng, nghiên cứu và phát triển vật liệu xanh mới. Đến năm 1988, 21 bang ở Hoa Kỳ đã ban hành luật và các quy định để hạn chế và cấm sử dụng sản phẩm bao bì nhựa. Thông qua các quy định, các container tái chế ở Hoa Kỳ đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, số lƣợng thùng carton bao bì tái chế lên đến 4 triệu tấn mỗi năm, và chúng có thể đƣợc tái sử dụng sau khi đƣợc tái chế. Một số công ty và các tổ chức Hoa Kỳ nghiên cứu và phát triển bao bì thân thiện với môi
trƣờng. Ví dụ, các nhà khoa học tại Mỹ đã phát minh ra vật liệu bao bì thức ăn nhanh thân thiện với môi trƣờng và các vật liệu này đƣợc làm bằng bột mì sợi rơm và lúa mì tinh bột, bao bì loại này có thể hoàn toàn bị phân huỷ và có đặc tính cách nhiệt tốt.
- Sử dụng các công nghệ tiên tiến nhƣ hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI, sản xuất Just-in-time (JIT), hoạch định phân phối trong các hoạt động Logistics của họ nhƣ hoạt động vận tải, phân phối và đóng gói.