Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)

3.4. Đánh giá thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ để phát triển Logistics

Phần lớn các công ty kinh doanh Logistics Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa với nguồn vốn hạn chế. Trong khi đó, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển Logistics, đặc biệt là Logistics xanh là phải có tiềm lực tài chính để xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển, đầu tƣ xây dựng mạng lƣới… Chính vì thế, đa số các công ty kinh doanh Logistics Việt Nam chƣa thực sự có tiềm lực để phát triển Logistics xanh. Hoạt động kho bãi của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam còn khá yếu, quy mô kho nhỏ, công nghệ kho lạc hậu và phần lớn chƣa có khả năng cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng. Không những thế, các công ty kinh doanh Logistics Việt Nam cũng chƣa có khả năng đầu tƣ hệ thống phƣơng tiện vận tải hiện đại. Chẳng hạn nhƣ, so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đội tàu Việt Nam bị xem là đội “tàu già” trọng tải nhỏ, trang thiết bị máy móc trên tàu lạc hậu.

Cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động Logistics xanh còn mới mẻ và chƣa đầy đủ.

Một hành lang pháp lý bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nƣớc trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics xanh Việt Nam phát triển. Chính phủ Việt Nam chƣa có kế hoạch cụ thể và hỗ trợ tài chính mạnh đối với Logistics xanh do đó chƣa hình thành đƣợc một hệ thống tốt bảo vệ cho sự phát triển của ngành công nghiệp Logistics xanh.

Quy mô doanh nghiệp cung cấp Logistics nhỏ, kinh doanh manh mún

Hiện tại, trên cả nƣớc có khoảng 1.200 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Logistics. Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5

năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng đƣợc 1/4 nhu cầu thị trƣờng Logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Ngành công nghiệp Logistics của Việt Nam hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống Logistics chƣa đƣợc thực hiện ở một cách thức thống nhất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics chƣa tạo đƣợc sự liên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành. Đây là rào cản lớn để các doanh nghiệp tập trung vào đổi mới và sử dụng công nghệ cao, thúc đẩy thành tựu khoa học và công nghệ để chuyển đổi thực lực lực lƣợng sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển Logistics xanh tại Việt Nam.

Nguồn nhân lực ngành Logistics còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng

Chính sự phát triển tới mức ồ ạt của doanh nghiệp hoạt động Logistics đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cung cấp cho thị trƣờng Logistics. Bên cạnh việc thiếu hụt về số lƣợng thì chất lƣợng của nguồn nhân lực này cũng là vấn đề đáng bàn. Nghiệp vụ Logistics chƣa đƣợc xây dựng thành môn học, chƣa có trƣờng đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dƣỡng ngắn hạn. Các bài giảng trong nhà trƣờng mới chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn. Chƣơng trình tƣơng đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu, chƣa thiết lập một khái niệm Logistics mới đầy đủ nhằm khuyến khích mua sắm xanh, sản xuất xanh, tiếp thị xanh. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít đƣợc cập nhật hóa nhƣ vận tải đa phƣơng thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng… Tính thực tiễn

của chƣơng trình giảng dạy không cao, làm cho ngƣời học chƣa thấy hết vai trò và sự đóng góp của Logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng các chuyên gia đƣợc đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển dịch vụ. Phần lớn kiến thức mà cán bộ công nhân viên trong ngành có đƣợc là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nƣớc ngoài chuyên làm dịch vụ này.

Với thực trạng phát triển Logistics xanh nhƣ ở trên cùng với những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế thì yêu cầu cấp thiết là phải định hƣớng và đề ra những giải pháp để có thể nắm bắt những cơ hội và khắc phục những khó khăn, thách thức nhằm phát triển Logistics xanh Việt Nam trong điều kiện HNKTQT.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)