2.3. Thực trạng quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu
2.3.2. Quản lý và sử dụng các nguồn lực
2.3.2.1. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
Qua 2 kỳ tổng điều tra cho thấy số lao động trong độ tuổi lao động có xu hướng giảm từ 60.735 người năm 2006 xuống 51.014 người năm 2011 trong đó đơn vị nông nghiệp giảm từ 58.916 người năm 2006 xuống 48.964 người năm 2011; đơn vị thủy sản là 1.819 người năm 2006 lên 2.050 người năm 2011. Số lao động trong độ tuổi lao động bình quân 1 đơn vị của nông nghiệp giảm từ 2.3 người năm 2006 xuống 2.1 người năm 2011 và sự tăng lên của thủy sản từ 2.2 người năm 2006 lên 2.5 người năm 2011
Như vậy giai đoạn 2006-2011 số lao động có xu hướng tăng trong đơn vị thủy sản và có xu hướng giảm trong đơn vị nông nghiệp. Kết quả này thể hiện sự chuyển dịch về cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, thể hiện ở số liệu bảng 2.5
Bảng 2.5: Số đơn vị và lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản qua 2 kỳ tổng điều tra năm 2006 và năm 2011
Nguồn:Ấn phẩm (2011), “Kết quả cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện Khoái Châu”, Chi cục Thống kê huyện Khoái Châu
2.3.2.2. Quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Khoái Châu liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2005
thu ngân sách trên địa bàn đạt 91.447 triệu đồng, năm 2011 là 327.051 triệu đồng, trong đó thu nội địa trên địa bàn huyện năm 2011 là 86.095 triệu đồng. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2011 là 383.034 triệu đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi của huyện luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 tỷ trọng này chiếm trên 70%
Xác định vốn trong nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu sản xuất, chế biến và marketing sản phẩm, Khoái Châu đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp bằng nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác. Trong giai đoạn 2008 – 2011 toàn huyện huy động được 154.595 triệu đồng, vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 226.521 triệu đồng. Tuy nhiên, vốn vay còn hạn chế. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư không đồng đều, chủ yếu là đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho nông nghiệp, nông thôn (bao gồm thủy lợi, đê điều, hệ thống giao thông nông thôn, điện nông thôn, trường học, y tế, trụ sở các xã…), đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp còn ít
2.3.2.3. Quản lý và sử dụng nguồn lực khoa học công nghệ
Công nghệ sản xuất, mức độ áp dụng kỹ thuật – công nghệ và cơ giới hóa, HĐH trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Khoái Châu được nâng lên một bước, đưa cơ khí vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, giải phóng sức lao động của người nông dân
Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ được thực hiện chỉ đạo tốt trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại giống cây trên địa bàn huyện được đảm bảo. Dịch vụ cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp do các đơn vị trong ngành
thực hiện thông qua hệ thống cửa hàng chi nhánh và các đại lý vệ tinh ở các xã, thị trấn; ngoài ra còn có sự tham gia của các hộ kinh doanh tư nhân thông qua hình thức đại lý trực tiếp với các nhà máy sản xuất hoặc dịch vụ bán lẻ. Những giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống có ưu thế lai được đưa vào sản xuất như lúa, ngô, lợn…Nhờ ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nên sản lượng các loại cây trồng đều tăng qua các năm, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bước đầu đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung