Quan điểm chủ đạo về phát triển sản xuất bền vững nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Quản lý kinh tế (Trang 81 - 83)

3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp của huyện

3.2.1. Quan điểm chủ đạo về phát triển sản xuất bền vững nông

Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc khẳng định: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau; là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Căn cứ nội hàm khái niệm trên, quan điểm chủ đạo về phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp huyện phải hàm chứa đầy đủ các nội dung sau:

Phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực tạo ra nông phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người ở cả hiện tại và tương lai, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt để vừa đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước, vừa đẩy mạnh xuất khẩu đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế

Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững phải gắn bó chặt chẽ với vấn đề việc làm, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm ở chính khu vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động và dân cư nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo đi đôi với công bằng xã hội

Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững chính là việc đảm bảo về mặt kỹ thuật – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, không làm thoái hóa môi trường sinh thái, bảo vệ hữu hiệu nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí,…các nguồn gen di truyền động, thực vật trong suốt quá trình phát triển nông nghiệp

Quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ 17 và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khoái Châu lần thứ 23, trong giai đoạn từ nay đến 2020 nền kinh tế - xã hội của huyện cần được phát triển theo các quan điểm cơ bản sau:

- Phát triển kinh tế xã hội của huyện Khoái Châu phải đặt trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với sự phát triển chung của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tận dụng vị trí gần Hà Nội, gần các trục giao lưu lớn trong khu vực (trục đường 5 và đường 39A) để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân

- Phát huy tối đa các lợi thế và nguồn lực trong huyện, kết hợp với tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhất là từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp

- Coi trọng hàng đầu việc nâng cấp cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng, kể cả hạ tầng sản xuất và hạ tầng xã hội nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp và ách tắc của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, chuẩn bị tiền đề tốt cho các bước phát triển sau này

- Điều chỉnh và cải thiện lãnh thổ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, hạn chế bớt sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn. Xây dựng mô hình về công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn của một huyện nông nghiệp ven đô

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường củng cố an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; giữa phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Quản lý kinh tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)