3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp của huyện
3.2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp Khoái Châu đến năm 2020 và
những năm tiếp theo
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khoái Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo và Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản huyện Khoái Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Khoái Châu định hướng phát triển nông nghiệp tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Một là, Phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gắn phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn với tạo việc làm và tăng thu nhập. Xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp nhằm nâng năng suất nông nghiệp. sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Áp dụng hệ thống sản xuất kết hợp nông – lâm – thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp có hiệu quả nguồn tài nguyên. Gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông thôn
Hai là, Tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, bình đẳng tham gia thị trường, nắm bắt được tín hiệu thị trường, phát triển sản xuất, gắn giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Phát triển hệ thống thị trường linh hoạt, gắn phát triển giao thông với hệ thống
Marketing để nông dân có thể mua được đầu vào rẻ hơn và bán được sản phẩm với giá cao hơn
Ba là, Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún và phân tán; Thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo phương thức lớn, tiên tiến
Bốn là, Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị
Năm là, tăng cường đầu tư công cho nông nghiệp và nông thôn. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực không hấp dẫn đầu tư tư nhân ở nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và khuyến thương, tăng cường năng lực quản lý rủi ro (kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan trong nông nghiệp và xã hội, hạn chế thiên tai, dự báo thời tiết), tăng cường thông tin thị trường đầu vào, đầu ra (thị trường đất đai, lao động, khoa học công nghệ, vốn, sản phẩm,...)
Sáu là, Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp tập trung, có đầy đủ kết cấu hạ tầng đảm bảo hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu để hình thành mạng lưới các tổ chức làm công tác tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống. Chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu CN – TTCN tập trung ở vùng nông thôn để phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường do các ngành nghề này gây ra