3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý kinh tế nông nghiệp
3.3.6. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong phát triển nông
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, ngoại trừ xã hội nguyên thủy đầu tiên thì xã hội nào cũng có Nhà nước. Sự ra đời của Nhà nước là một vấn đề tất yếu khách quan của quá trình phát triển của loài người
Vai trò của quản lý Nhà nước trong phát triển nông nghiệp bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hóa sản xuất và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Lực lượng sản xuất và trình
độ phát triển sản xuất hàng hóa càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hóa của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng như các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp, đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và sự phát triển.
Nhà nước vạch ra các quy chế luật định để hướng dẫn và sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hướng phát triển các vùng nông nghiệp các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn,…phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Có thể coi cơ sở khách quan và sâu xa của vai trò quản lý nhà nước trong nông nghiệp bắt đầu từ yêu cầu cân đối trong quá trình phát triển do vậy, phải phối hợp mọi hoạt động của nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên trình độ xã hội hóa ngày càng cao. Trong nền nông nghiệp hàng hóa vận hành theo kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Hiện nay cơ sở khách quan và sâu xa đòi hỏi việc quản lý Nhà nước đối với ngành nông nghiệp phải được thực hiện khẩn trương và chặt chẽ, nghiêm ngặt