Thuận lợi và khó khăn đối với quản lý kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Quản lý kinh tế (Trang 79)

3.1.1. Thuận lợi

- Là một huyện ven đô, nằm liền kề với thủ đô Hà Nội, gần các khu công nghiệp phát triển trên đường 5, lại có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, Khoái Châu có nhiều cơ hội để chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có khối lượng lớn, giá trị cao phục vụ nhu cầu thực phẩm tươi sống và nguyên liệu cho chế biến của các đô thị lớn trong khu vực, nhất là Hà Nội và các khu công nghiệp. Đây cũng là cơ hội rất lớn đối với Khoái Châu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch – dịch vụ

- Huyện Khoái Châu có vị trí địa lý thuận lợi, gần các thị trường lớn có khả năng tiêu thụ các mặt hàng nông sản và tiểu thủ công nghiệp của huyện. Có hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường sông. Có quỹ đất nông nghiệp phong phú thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị như: rau màu, cây dược liệu, cây đặc sản, cây ăn quả,…

- Có nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một bộ phận nông dân trong huyện đã có mức sống cao, đã có kinh nghiệp trồng và chế biến cây nông nghiệp hàng hóa có giá trị như: trồng cây cảnh, chưng cất tinh dầu, chế biến lương thực (miến dong, bún bánh), chế biến hoa quả (long nhãn, táo sấy)

- Có nhiều ngành nghề truyền thống, một số nghề đang hoạt động có hiệu quả như: nghề dệt thảm ngô, thảm đay ở An Vỹ, Bình Minh; mây tre đan, gạch ngói ở Đại Hưng và các xã dọc sông hồng; sản xuất bột dong và miến dong , nghề mộc ở Nhuế Dương,…

- Trên địa bàn huyện đã hình thành một số trung tâm tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, như ở Bình Minh, Đông Tảo. Đã và đang hình thành các mặt hàng tiêu thụ với khối lượng lớn như: hoa quả, rau màu, cây cảnh, cây công nghiệp và sản phẩm chế biến

3.1.2. Khó khăn

- Là một huyện mới được tái lập, xuất phát điểm về kinh tế xã hội còn thấp và còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế địa phương thấp, cho nên thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng

- Mức sống của các tầng lớp dân cư không đồng đều giữa các vùng trong huyện, đời sống của một bộ phận lớn nông dân còn nhiều khó khăn, không có vốn để đầu tư cho sản xuất. Nhiều lao động không có việc làm

- Cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu và đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống thủy lợi hầu hết được xây dựng đã lâu và đã xuống cấp, thiếu vốn để sửa chữa và lạo vét kênh mương nên chất lượng tưới tiêu không cao

Hệ thống giao thông mặc dù tương đối đồng bộ, xong chất lượng xấu, đường hẹp, cầu cống xuống cấp, hệ thống điện cũng lạc hậu phát triển không kịp cho sinh hoạt và thủy lợi. Nhiều trạm biến áp cần được nâng cấp cải tạo trong thời gian tới

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn manh mún, chủ yếu ở quy mô gia đình, chưa có sự đầu tư giúp đỡ của Nhà nước, thị trường chưa ổn định. Các HTX dịch vụ hầu hết đã hình thành song còn lúng

túng trong phương hướng hoạt động, chất lượng dịch vụ không cao và mới chỉ dừng lại ở khâu dịch vụ điện tiêu dùng và thủy nông, nhiều HTX chưa trở thành chỗ dựa cho nông dân

- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, chưa đủ năng lực quản lý và điều hành các dự án lớn và tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh theo hướng CNH, HĐH trong những năm tới. Còn thiếu quy hoạch và thiếu hệ thống các biện pháp đồng bộ, cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh và ổn định, nhất là các biện pháp về khuyến khích đầu tư, thu hút vốn, mở rộng thị trường,…

Nhìn chung, bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn nêu trên của Khoái Châu là hết sức to lớn, nhất là trong bước khởi đầu CNH, HĐH của một nền kinh tế còn nghèo khi mới tách huyện. Song việc nhận thức đầy đủ những khó khăn và thuận lợi cùng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền địa phương sẽ là điều kiện tốt giúp cho Khoái Châu có những định hướng và giải pháp đúng đắn để phát triển nhanh, từng bước hội nhập với xu thế phát triển chung của tỉnh và của cả nước

3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển nông nghiệp của huyện Khoái Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo

3.2.1. Quan điểm chủ đạo về phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp huyện

Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc khẳng định: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau; là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Căn cứ nội hàm khái niệm trên, quan điểm chủ đạo về phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp huyện phải hàm chứa đầy đủ các nội dung sau:

Phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực tạo ra nông phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người ở cả hiện tại và tương lai, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt để vừa đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước, vừa đẩy mạnh xuất khẩu đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế

Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững phải gắn bó chặt chẽ với vấn đề việc làm, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm ở chính khu vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động và dân cư nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo đi đôi với công bằng xã hội

Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững chính là việc đảm bảo về mặt kỹ thuật – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, không làm thoái hóa môi trường sinh thái, bảo vệ hữu hiệu nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí,…các nguồn gen di truyền động, thực vật trong suốt quá trình phát triển nông nghiệp

Quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ 17 và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khoái Châu lần thứ 23, trong giai đoạn từ nay đến 2020 nền kinh tế - xã hội của huyện cần được phát triển theo các quan điểm cơ bản sau:

- Phát triển kinh tế xã hội của huyện Khoái Châu phải đặt trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với sự phát triển chung của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tận dụng vị trí gần Hà Nội, gần các trục giao lưu lớn trong khu vực (trục đường 5 và đường 39A) để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân

- Phát huy tối đa các lợi thế và nguồn lực trong huyện, kết hợp với tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhất là từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp

- Coi trọng hàng đầu việc nâng cấp cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng, kể cả hạ tầng sản xuất và hạ tầng xã hội nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp và ách tắc của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, chuẩn bị tiền đề tốt cho các bước phát triển sau này

- Điều chỉnh và cải thiện lãnh thổ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, hạn chế bớt sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn. Xây dựng mô hình về công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn của một huyện nông nghiệp ven đô

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường củng cố an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; giữa phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp Khoái Châu đến năm 2020

Phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.Giai đoạn trước mắt tập trung vào nhóm cây ăn quả như: nhãn chín sớm, nhãn chín muộn, mô hình chuối nuôi cấy mô, vùng cây có múi...Phối hợp các cấp, các ngành có liên quan xây dựng thương hiệu cho một số cây ăn quả mũi nhọn như: nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, cây có múi... Đưa diện tích chuối tiêu hồng từ 300 ha năm 2010 lên 450-500 ha vào năm 2015 tập trung ở các xã Tứ Dân, Đông Kết, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập...Đưa diện tích nhãn chín muộn năm 2010 từ 200 ha lên 400-500 ha vào năm 2015, tập trung ở các

xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Minh, Bình Kiều...Trẻ hóa và mở rộng diện tích cây có múi khoảng 600 ha, tập trung ở các xã Đông Tảo, Dạ Trạch, Bình Minh, Tân Dân, Ông Đình, Bình Kiều, Thị trấn Khoái Châu.

Về chăn nuôi, tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò thịt lai sind và lợn ngoại. Quan tâm phát triển đàn bò sữa từ 285 con lên 1000 con vào năm 2015, nâng sản lượng sữa tươi từ hơn một triệu lít sữa/ năm (năm 2010) lên hơn 4 triệu lít sữa/ năm vào năm 2015.

3.2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp Khoái Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo những năm tiếp theo

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khoái Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo và Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản huyện Khoái Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Khoái Châu định hướng phát triển nông nghiệp tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Một là, Phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gắn phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn với tạo việc làm và tăng thu nhập. Xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp nhằm nâng năng suất nông nghiệp. sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Áp dụng hệ thống sản xuất kết hợp nông – lâm – thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp có hiệu quả nguồn tài nguyên. Gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông thôn

Hai là, Tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, bình đẳng tham gia thị trường, nắm bắt được tín hiệu thị trường, phát triển sản xuất, gắn giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Phát triển hệ thống thị trường linh hoạt, gắn phát triển giao thông với hệ thống

Marketing để nông dân có thể mua được đầu vào rẻ hơn và bán được sản phẩm với giá cao hơn

Ba là, Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún và phân tán; Thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo phương thức lớn, tiên tiến

Bốn là, Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị

Năm là, tăng cường đầu tư công cho nông nghiệp và nông thôn. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực không hấp dẫn đầu tư tư nhân ở nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và khuyến thương, tăng cường năng lực quản lý rủi ro (kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan trong nông nghiệp và xã hội, hạn chế thiên tai, dự báo thời tiết), tăng cường thông tin thị trường đầu vào, đầu ra (thị trường đất đai, lao động, khoa học công nghệ, vốn, sản phẩm,...)

Sáu là, Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp tập trung, có đầy đủ kết cấu hạ tầng đảm bảo hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu để hình thành mạng lưới các tổ chức làm công tác tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống. Chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu CN – TTCN tập trung ở vùng nông thôn để phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường do các ngành nghề này gây ra

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý kinh tế nông nghiệp huyện Khoái Châu đến năm 2020 nghiệp huyện Khoái Châu đến năm 2020

3.3.1. Xác định rõ quy hoạch về phát triển các ngành sản xuất (nông ,lâm, thủy sản) thủy sản)

Phát triển các ngành sản xuất là phát triển vì con người, do con người. Vì vậy, cần huy động lực lượng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia của từng người dân vì chất lượng cuộc sống, vì phát triển kinh tế xã hội hôm nay và mai sau của mỗi cá nhân, cộng đồng và đất nước

3.3.1.1. Quy hoạch các vùng sản xuất ổn định, phù hợp với từng vùng

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, phòng nông nghiệp huyện chỉ đạo các xã rà soát bổ xung quy hoạch đã có, xây dựng mới quy hoạch nông, lâm nghiệp, thủy sản cho các xã

Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây con đã có cho phù hợp. Chú trọng vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các tiểu vùng kinh tế

Về sử dụng đất nông nghiệp: Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất hiện đang trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp theo các nghị định của Chính phủ. Việc lấy đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp ngoài việc đền bù giải phóng mặt bằng, còn phải có nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người sử dụng đất để tạo công ăn việc làm mới. Giữ vững và ổn định diện tích đất canh tác 2 vụ lúa của huyện ở mức 4 ngàn ha

Hình thành thị trường đất nông nghiệp, thực hiện dồn điền đổi thửa, khuyến khích tập trung đất đai để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng các khu sản xuất hàng hóa tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện cho nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất được thuê đất.

Xác định vùng tĩnh, vùng động của đất nông nghiệp để có kế hoạch sử dụng đất phù hợp. Khuyến khích nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp nông nghiệp bằng quyền sử dụng đất, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Quản lý kinh tế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)