Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 46)

2.1. Quan hệ thƣơng mại Việt nam Singapore

2.1.2. Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore

* Về kim ngạch xuất khẩu.

Trong mọi nền kinh tế ta thấy rằng, xuất khẩu là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, xuất khẩu góp phần thúc đẩy nền kinh tế hồi phục nhanh chóng, bền vững và nó là tiền đề cho sự gia tăng mạnh mẽ xuất

nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng. Tính chung cả khối ASEAN thì xuất khẩu của Việt Nam tăng ở mức 10% trong năm 1999, con số của năm 2000 cao hơn mức bình quân khoảng 12% và đến năm 2001 thì đã đạt mức cao hơn nữa (xuất khẩu tăng 14% so với năm 2000) và sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng xuất khẩu cao trong những năm tới đây, khi mà các nước ASEAN, cùng các nền kinh tế Đông Á khác sẽ trở lại vị trí mà luôn được đánh giá là khu vực có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất toàn cầu trong những năm tới đây.

Một đặc điểm nổi bật là của Singapore là một quốc gia có quá ít tiềm năng về nông nghiệp và khoáng sản, do vậy Singapore đã trở thành nước luôn trong tình trạng nhập siêu, vì vậy phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu, tiêu dùng trong nước và một phần để tái xuất.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường

Singapore được chia thành hai nhóm: Nhóm hàng phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng của Singapore là dầu thô, hải sản, hàng dệt may, giầy dép... và nhóm hàng phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ ba như: Gạo, lạc, cà phê Mặc dù không có lợi thế về điều kiện tự nhiên, song với vị thế địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho việc chuyển khẩu hàng hoá từ khu vực sang nước thứ ba, Singapore trở thành đầu mối tiêu thụ một lượng hàng hoá lớn của nhiều nước, chính vì vậy hàng Việt Nam xuất sang Singapore những năm qua cũng nhằm đáp ứng nhu cầu đó của thị trường này và thường được tiêu thụ theo hai kênh :

Kênh thứ nhất: Nhóm hàng nguyên, nhiên liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, tái xuất khẩu. Mục đích chủ yếu của Singapore khi nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam là phục vụ cho xuất khẩu và tái xuất khẩu, hướng chính vào các sản phẩm công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao khi xuất khẩu. Những mặt hàng tái xuất như hàng

điện tử may mặc giày dép... (Hiện nay nhóm mặt hàng này chưa có chỗ đứng tại thị trường Singapore).

Kênh thứ hai: Nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Singapore nhằm phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ ba. Nhóm này có khối lượng kim ngạch khá lớn (chiếm 60 - 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Qua thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác hiệu quả được thế mạnh này, thông qua các công ty nước ngoài đóng tại Singapore để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt những mặt hàng có khối lượng, kim ngạch lớn mà ta đang gặp khó khăn về bạn hàng, thị trường như các mặt hàng gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hải sản...

Trên đây là hai kênh phân phối hàng xuất khẩu của Việt Nam sang cùng một địa bàn Singapore, mỗi kênh đảm trách phần cơ cấu mặt hàng khác nhau và được tiêu thụ thông qua 2 mục tiêu của thị trường Singapore (tiêu dùng, tái xuất và chuyển khẩu). Điều đáng nói là trong những năm qua, chủng loại hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Singapore khá đa dạng nhưng với số lượng còn rất khiêm tốn, nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore.

Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Singapore từ năm 1996 -2002 và tỷ trọng so với ASEAN và thế giới

Năm Kim ngạch XK (Triệu USD) Tỷ trọng so với ASEAN (%) Tỷ trọng so với thế giới (%) 1996 1.889 75 % 22% 1997 1.157 63% 16% 1998 1.080 56% 16% 1999 822 47% 12% 2000 886 51% 12% 2001 1.044 52% 11% 2002 960 40 % 6 %

Nhìn vào bảng ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore từ những năm 1996 – 1998 luôn chiểm một tỷ trọng lớn trong khối ASEAN (trung bình 63,6%) và so với thế giới thì nó cũng chiếm vị trí đáng kể (Trung bình khoảng 12%), song đến năm 1999 tình trạng này không còn được duy trì như trước nữa chỉ còn 47 % so với các nước ASEAN và 12 % so với thế giới. Sở dĩ năm 1999 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Singapore là 2.705 triệu USD (Việt Nam xuất 822 triệu USD và nhập 1.883 triệu USD) bằng 80% kim ngạch của năm 1998 là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây :

+ Thứ nhất, nền kinh tế khu vực bị giảm sút, thương mại khu vực giảm và Singapore phải giảm nhập khẩu để tái xuất khẩu.

+ Thứ hai, cơ cấu nhập khẩu của Singapore có sự chuyển đổi đáng kể, giảm dần nhập khẩu các dạng nguyên liệu, sản phẩm thô, sơ chế và tăng nhập khẩu các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, hàng công nghiệp.

+ Thứ ba, do nỗ lực rất lớn của chính phủ Việt Nam trong việc mở rộng các quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, nên một số lượng hàng Việt Nam có thể xuất khẩu trực tiếp đi thị trường thứ ba mà không cần giao dịch hàng qua các Công ty của Singapore chiếm một khối lượng kim ngạch ngày càng lớn.

Đến năm 2000-2001, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Singapore có chiều hướng tăng lên, nhưng sang năm 2002 thì lại có sự giảm xuống đáng kể hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore. Chủ yếu là do Việt Nam đang mở rộng các mối quan hệ thương mại với các nước trên thế giới đặc biệt là EU và Bắc mỹ. Như vậy để tiếp tục duy trì và phát triển việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này thì Việt Nam phải có những thay đổi nhiều về cơ cấu mặt hàng cũng như các chính sách thị trường để ngày càng phù hợp và đáp ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường Singapore.

*Về cơ cấu hàng xuất khẩu

Một thực tế là khi nền kinh tế Singapore đã đạt đến một trình độ công nghiệp hoá cao thì thị trường hàng hoá Singapore cũng phải bắt kịp, phục vụ cho quá trình phát triển và chuyển đổi nhanh chóng này của nền kinh tế. Từ xuất phát điểm đó, cho ta thấy một sự chuyển đổi rất nhanh về cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Singapore nhằm phục vụ cho mục tiêu: “Thu được phần giá trị gia tăng cao nhất, tiết kiệm nhân lực nhất và đích cuối cùng là không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của cả nền kinh tế “.

So sánh cơ cấu nhập khẩu của Singapore những năm 1990 với hiện tại, thì cơ cấu này đã hoàn toàn thay đổi. Những năm 1990 tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu, hàng sơ chế và bán thành phẩm (mà phần lớn những mặt hàng nay là hàng nông, lâm sản, gia vị, thực phẩm... rất phù hợp với xuất khẩu của Việt Nam) là chủ yếu, nhằm phục vụ cho mục đích tái xuất, chuyển khẩu, một phần làm nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nay Singapore tập trung nhập khẩu (sau một chu kỳ gia công, sản xuất sau đó tái xuất) vào một số nhóm sản phẩm của các ngành công nghiệp là chính, nhằm thu về giá trị kim ngạch lớn, thu về giá trị gia tăng cao; khối lượng hàng nguyên liệu thô, sơ chế (hàng nông sản thô, nguyên liệu thô, sơ chế khác) giảm hẳn cả về khối lượng, kim ngạch, kể cả tái xuất khẩu.

Thống kê sau cho thấy xu hướng giảm thiểu dần nhập khẩu nhóm nguyên liệu thô sơ, sơ chế có nguồn gốc nông, lâm sản cho mục đích tái xuất, chuyển khẩu (nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam xuất vào thị trường Singapore) và xu hướng tăng rất nhanh nhóm sản phẩm công nghiệp, thiết bị máy móc, hoá chất, các nhóm này có hàm lượng trị giá gia tăng cao khi tái xuất khẩu mà trước mắt, Việt Nam chưa có khả năng xuất khẩu khối lượng lớn chuyển dịch cơ cấu nói trên (Bảng 5).

Phân tích cơ cấu, triển vọng mặt hàng xuất khẩu, ta thấy rõ nét sự chuyển dịch về cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Singapore như sau:

a) Thời kỳ 1980 – 1990: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta gồm: Dầu thô (bắt đầu xuất 1988); Lạc nhân, hải sản các dạng, cà phê nhân, cao su, hạt tiêu, đay tơ, chè các loại, quế vụn (đây là 10 mặt hàng có kim ngạch lớn). Đặc điểm của xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ này là: mới bắt đầu mở rộng cho nhiều công ty được tham gia xuất khẩu trực tiếp, nguồn, lượng hàng xuất khẩu còn ít. Bình quân kim ngạch khoảng từ 100 – 150 triệu USD/năm và cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung vào nông, lâm, hải sản sơ chế, thô, giá trị thấp, chưa có hàng công nghiệp, hàng chế biến tham gia.

Bảng 5: Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu của Singapore trong những năm gần đây

(Tỷ trọng tính 1998/1988 , hoặc năm cao nhất so với 1998)

Năm Nhóm thực phẩm Nhóm ng/liệu thô Nhóm hoá chất Nhóm hàng công nghiệp Nhóm máy móc thiết bị Nhóm hàng tiêu dùng 1988 4,7 3,0 5,8 13,0 38,3 8,0 1994 5,2 1,9 10,1 16,5 88,3 15,4 1995 5,1 2,0 11,4 19,2 102,0 17,4 1996 5,2 1,9 11,0 18,2 107,2 19,3 1997 5,2 1,7 11,3 19,6 113,2 20,7 1998 4,5 1,3 10,3 15,0 102,7 16,9 Xu hướng 1998/1988 95,7% 1998/1988 43,30 % 1998/1988 177,60% 1998/1988 115,40% 1998/1988 291,75% 1998/1988 258,75 %

Nguồn: Niên giám thống kê 1998 - STDB (Cục phát triển thương mại Singapore).

a) Thời kỳ từ 1990 – 2000: Mặt hàng xuất chủ yếu gồm những mặt hàng ở mục a) và được bổ sung thêm: Mặt hàng may mặc, gạo, hàng điện tử, hàng giầy

dép, hàng rau quả chế biến, hàng gia vị khác. Kim ngạch, khối lượng các mặt hàng đều tăng đáng kể, lý do chính là: Singapore là đầu mối tập trung vào thời gian đầu mới mở của của thị trường Việt Nam. Từng mặt hàng khối lượng xuất vào thị trường này tăng nhanh (tăng khối lượng các mặt hàng cũ như dầu thô, lạc nhân, cao su, chè, quế, đay tơ, hạt tiêu). Danh mục được bổ xung nhiều mặt hàng mới, mặt hàng công nghiệp, hàng đã chế biến như: Dệt may, giầy dép, hàng điện tử, rau, quả chế biến, gạo. Bắt đầu xuất hiện hai xu hướng phát triển trái ngược nhau trong cơ cấu hàng xuất là:

(1) Các mặt hàng nông, lâm, hải sản... thô, sơ chế (cao su, cà phê, chè,

hạt tiêu, điều, quế vụn...) khối lượng và kim ngạch ngày càng giảm sút nhanh, thị trường tiêu thụ hẹp.

(2) Xu hướng gia tăng thêm các sản phẩm công nghiệp (May mặc,

giầy dép, hàng điện tử, rau, quả chế biến egc.) tuy kim ngạch chưa lớn lắm, nhưng mức tăng trưởng hàng năm là đáng kể.

c ) Thời gian sau (sau năm 2000): Tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp có chiều hướng tăng lên rõ nét. Hàng dệt may, hàng cơ khí, hàng điện tử, viễn thông và dịch vụ đều gia tăng kim ngạch. Một số mặt hàng nhóm này đã nằm vào trong “Top 10“ mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Singapore.

Từ bảng 6 (dưới đây) ta thấy rằng các mặt hàng xuất khẩu từ năm 1996 đến năm 1999 nhìn chung giữ được số lượng cũng như chủng loại mặt hàng, nhưng bắt đầu từ năm 2000 số lượng xuất của một số mặt hàng sang Singapore đã có những thay đổi đáng kể. Dầu thô mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất tăng 30.56% trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường này. Hải sản cũng đang có sự bứt phá mới, năm 2002 giá trị Hải sản của Việt Nam xuất sang thị trường Singapore tăng 52,4% so với năm 2001. Đây cũng là nỗ lực rất lớn của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tuy

nhiên cũng có 3 mặt hàng giảm mạnh so với năm 2000 đó là cà phê giảm 83.5% có thể nói đây là thời kỳ tồi tệ nhất của ngành cà phê Việt Nam (nguyên nhân do giá giảm quá nhanh mặc dù số lượng giảm không nhiều) và hạt tiêu giảm gần 80% và dệt may giảm 27%.

Bảng 6: Mƣời mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Singapore

Đơn vị : triệu USD

Tên hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cà phê 84,0 89,3 73,9 61,2 41,7 14,3 6,9 Cao su 18,9 34,5 10,7 30,4 16,5 17,2 36,3 Giầy dép 4,2 9,3 7,5 6,4 8,0 Dầu thô 909,8 907,8 310,5 279,7 497,4 654,6 649,4 Gạo 122,5 72,4 108,6 145,6 38,5 37,9 17,90 Hải sản 54 35,4 23,1 28,0 25,3 23,3 35,5 Dệt may 18,5 55,7 23,5 48,2 24,8 16,7 18,1 Hạt tiêu 55,4 52,5 20,9 10,8 Lạc nhân 6,1 6,6 6,6 5,5 Hàng TC mỹ nghệ 3,7 12,3 5,2 6,3 Hàng điện tử 3,8 4,8 4,2

Nguồn : Bộ thương mại

Một số mặt hàng có khối lượng kim ngạch lớn như cà phê, dầu thô, gạo... của Việt Nam xuất sang Singapore vẫn rất nhiều triển vọng. Nhiều hợp đồng này phần lớn được ký và do các công ty châu Âu tại Singapore thực hiện. Trong tương lai nhóm hàng công nghiệp như hàng điện tử, hàng dệt may, gia dầy là nhóm mặt hàng mà chúng ta phải nghiên cứu tiếp cận để đưa được khối lượng lớn hơn nữa vào thị trường này.

Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào phân tích, đánh giá cụ thể một số mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Singapore trong những năm vừa qua.

Dầu thô

Có thể nói dầu thô đang là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Nếu xét về đặc tính kỹ thuật của từng loại dầu thô, về trình độ công nghệ lọc dầu của từng nước và khu vực, về vị trí địa lý (có ý nghĩa trong việc chuyên chở) và về nhu cầu tiêu thụ thì dầu thô Việt Nam thích hợp với bốn thị trường chính đó là: Nhật, Singapore, Úc, và bờ Tây nước Mỹ. Hiện nay dầu thô Việt Nam đã xuất sang Singapore, Nhật, Úc, Mỹ, Trung quốc, Hàn quốc. Sản lượng xuất khẩu dầu thô của chúng ta ngày càng tăng, nó đã mang lại cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng kể. Xuất khẩu dầu thô chiếm từ 25- 30% kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế nước ta.

Mặc dù dầu thô là mặt hàng mới xuất hiện trong danh mục hàng xuất khẩu vào thị trường Singapore (vào khoảng năm 1985), song lập tức nó trở thành mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong danh mục hàng xuất khẩu và giá trị ngày càng tăng lên. Hàng năm Singapore nhập khoảng 45-50 triệu tấn dầu thô cho các nhà máy lọc, chế biến dầu (Năng lực lọc 1,2 triệu thùng/ngày), các hãng dầu lớn của thế giới BP, ESSO, SHELL, TOTAL, vv.. đều có nhà máy lọc và hệ thống phân phối khu vực. Với khả năm của Việt Nam có thể xuất trên 5 triệu tấn/năm (đã xuất 4,6 triệu tấn năm 1997 và thu được 907, 8 triệu USD; năm 2001 thu được 654,6 triệu USD cao hơn so với năm 1999 là 279,7 triệu USD và năm 2000 là 497,4 triệu. Theo dự báo của Bộ thương mại, ta có thể duy trì thường xuyên ở mức 3 triệu tấn /năm (chiếm gần 8% nhu cầu nhập khẩu của thị trường Singapore).

Các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng, Việt Nam cần đưa lượng dầu thô lớn hơn (lớn hơn 3 triệu tấn/năm) vào thị trường này để tăng kim ngạch cân đối xuất khẩu và nhập khẩu, hoặc phải tăng thêm lượng gia công để lấy sản phẩm sẽ

hiệu quả hơn bán dầu thô như hiện nay. Hy vọng rằng khi nhà máy lọc dầu Dung quất đi vào hoạt động thì chúng ta sẽ đạt hiệu quả hơn về xuất khẩu mặt hàng này.

Gạo

Từ năm 1989 đến nay, gạoViệt Nam luôn có mặt trên thị trường thế giới với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Thị trường xuất khẩu gạo được mở rộng, chiếm tới 20% thị phần gạo thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, gạo của Việt Nam đã được bán cho hơn 30 nước bạn hàng khác nhau, nhưng thường xuyên mua với số lượng lớn và ổn định thì chỉ có khoảng 7 – 8 bạn hàng, trong số này có Singapore, Malaysia, Hồng kông, Thuỵ sĩ, Hà lan, I rắc và Mỹ.

Mặc dù mặt hàng gạo là mặt hàng mới trong danh mục hàng xuất khẩu sang Singapore chỉ vài năm gần đây, nhưng mặt hàng này đã nhanh chóng đạt kim ngạch khá cao. Gạo của Việt Nam sau khi đến Singapore được tái xuất chuyển tải đi các nước khu vực như Indonesia, Malaysia... và đi châu Âu, châu Phi, Trung đông với khối lượng rất lớn (khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm).

Tại thị trường Singapore, khối lượng xuất khẩu hàng năm ổn định. Năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)