2.3. Những tác động của quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore đối vớ
2.3.2. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore trong việc thu hút
hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam
Để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại chính phủ Singapore cho phép các nhà đầu tư Singapore được quyền tự do đầu vốn vào Việt Nam dưới mọi hình thức, lĩnh vực, vùng đầu tư mà các nhà đầu tư Singapore thấy dự án có khả thi. Đi kèm theo đó Singapore sẽ tăng cường hỗ trợ về đào tạo như thành lập trung tâm đào tạo tại Hà nội và tại khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore tại
tỉnh Bình Dương. Singapore đã trở thành một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam
Về đầu tư , với vị trí và tiềm năng đặc biệt của mình, tính đến hết năm 2003 Singapore là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 289 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 7,8 tỷ USD chiếm hơn 19% tổng vốn nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam; vốn đầu tư thực hiện gần 3 tỷ USD. Trong 15 gần đây, năm nào Singapore cũng có thêm dự án đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Singapore có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thặm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông, lâm, hải sản và tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản . Nhiều dự án của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể trong giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Trong đó phải kể đến liên doanh cảng Container quốc tế (VICT) tại TP. Hồ Chí Minh, có phần vốn góp của Singapore, đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, như một dẫn chứng cho sự hợp tác có hiệu quả giữa các doanh nghiệp hai nước. Dự án Khu công nghiệp Singapore tại Bình Dương (VSIP) là một dẫn chứng chứng minh sự đầu tư đúng hướng và có hiệu quả của các tập đoàn, Công ty Singapore tại Việt Nam Bà Low Sin Leng, đại diện tập đoàn Sembcorp. Pakrs. Mgt, chủ đầu tư Khu công nghiệp VSIP, cho biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn I và II của VSIP với diện tích 292 ha về cơ bản đã hoàn thành và chính thức đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương cũng như các Bộ, nghành liên quan của Việt Nam hỗ trợ để Tập đoàn có thể sớm triển khai giai đoạn II với tổng diện tích toàn bộ 3 giai đoạn lên tới 500 ha. Hợp tác trong lĩnh vực viễn thông, giao thông vận tải ngoại thương cũng là mối quan tâm hàng đầu trong hướng đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn Singapore đối với Việt nam.
Nhiều tập đoàn, công ty của Singapore như PSB Corparation, S'pore Technologies Telemedia... đã đưa ra lộ trình hợp tác trong lĩnh vực viễn thông đối với Việt Nam.
Trên cơ sở hợp tác thương mại giữa hai nước đang ngày càng gia tăng, Singapore đã không chỉ giúp Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài qua kinh nghiệm của Singapore, mà còn vận động các nước đầu tư vào Việt Nam, đẩy nhanh tiến độ các dự án được cấp phép. Hợp tác xúc tiến đầu tư giữa Bộ kế hoach và đầu tư, mà đầu mối là cục đầu tư nước ngoài với Cục phat striển kinh tế Singapore là việc phối hợp lựa chọn các dự án đem lại lợi ích cho cả hai bên và tích cực thu hút, hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước thứ ba thành lập dự án tại Việt Nam và Singapore. Từ sự hợp tác đầu tư, lợi thế so sánh riêng biệt của từng nước sẽ bổ sung cho nhau và được nhân lên, tạo sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trên thế giới và nhà đầu tư của từng nước riêng biệt.
Với lợi thế về đất đai, lao động, Việt Nam là nơi triển khai các công đoạn sản xuất quy mô lớn. Trong khi đó, với tiềm năng về vốn, công nghệ và lực lượng lao động trình độ cao, Singapore có thể đảm nhận công đoạn nghiên cứu phát triển hay nghiên cứu tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm của các dự án…Việc kết hợp lợi thế của Việt Nam và Singapore với đầu tư bằng nguồn vốn của nước thứ ba sẽ tạo nên sự kết hợp mang tính cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Có thể nói thông qua nhiều hình thức hoạt động thương mại, các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Singapore vào Việt nam vẫn chứa đầy hứa hẹn những nguồn vốn mới cho phát triển kinh tế của Việt nam. Singapore hứa hen mở ra một kênh thu hút vốn mới cho phat striển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2004.
2.3.3 Tác động của quan hệ thương mại Việt nam -Singapore đối với chính trị, ngoại giao và các mặt kinh tế xã hội khác của Việt nam
Chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây nhất của tổng thống SR Nathan vào ngày 11 tháng 12 năm 2001. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Singapore kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại thương vào tháng 8/1973. Chuyến thăm này được dư luận hai nước và quốc tế đánh giá cao, coi đó là sự kiện quan trọng góp phần củng cố và phát triển hơn nữa, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Singapore, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước. Vì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chuyến thăm là một trong những biểu hiện sinh động của đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá và chủ động hội nhập của Đảng và nhà nước ta đang ngày càng được nhiều bạn bè và đối tác ở khu vực và quốc tế hoan nghênh đánh giá cao.
Tổng thống SR. Na than khẳng định lại chủ trương của Singapore tiếp tục chính sách hữu nghị và hợp tác lâu dài với Việt Nam trong thời gian tới. Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp của mình tăng cường đầu tư và trao đổi thương mại với Việt Nam, thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác giữa hai nước, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trên những lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh như đào tạo, xây dựng hạ tầng cơ sở, tài chính ngân hàng, hoạch định chiến lược phát triển hội nhập quốc tế... Đặc biệt Singapore sẽ hỗ trợ Việt Nam để hoàn thành tốt nhất chức chủ tịch ASEAN và ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam ra nhập WTO.
Hiện nay, Singapore đang nỗ lực gúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như : khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, tài chính, ngân hàng, điện tử tin học ... chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, hiện nay Singapore vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều năm 2003 đạt 3,9 tỷ USD.
Nhằm tạo những hành lang pháp lý thuận lợi và giảm bớt những khoảng cách lớn về khả năng thực hiện các giao dịch thương mại của Việt nam; Việt Nam và Singapore đã ký 7 hiệp định hợp tác. Ngoài ra, hội đồng hợp tác Việt Nam - Singapore (thành lập năm 1993), nhóm điều phối chỉ đạo hợp tác kinh tế giữa hai nước (thành lập năm 1995) và đội chuyên trách giúp Việt Nam xây dựng hạ tầng cơ sở đang hoạt động rất có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho kinh tế Việt nam.
Nhìn chung, sự mở rộng và tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam - Singapore thời gian qua đã chứng tỏ quyết tâm và ước vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang có những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc với không ít cơ hội và thách thức, hai nước tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng với các nước thành viên ASEAN phấn đấu cho một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định, phát triển đồng đều và bền vững. Trong buổi tiếp Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đầu năm 2004 tại Singapore, nhân chuyến thăm và làm việc tại nước này, quyền Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương giữa Việt Nam và Singapore thời gian qua trên nhiều lĩnh vực. Quyền Thủ tướng Singapore cho rằng, quan hệ hợp tác quốc tế giữa hai nước trên trường quốc tế sẽ không chỉ góp phần phát triển kinh tế nmỗi nước, mà còn đống góp vào sự phát triển chung trong khu vực, phù hợp với mục tiêu của ASEAN là xây dựng khu vực này trở thành một khu vực hoà bình, phát triển chung và thịnh vượng.
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE
3.1.1. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore.
Như đã phân tích ở trên, thương mại Việt Nam - Singapore còn rất nhiều tiềm năng. Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để tiến vào thị trường Singapore, còn về nhập khẩu thì Singapore luôn là bạn hàng tiềm lực, đáp ứng đủ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam (Singapore đã và sẽ luôn luôn là nước có quan hệ buôn bán lớn nhất với Việt Nam trong khối ASEAN).
Điều đáng nói là, Singapore là thị trường mà hoạt động thương mại và thuế quan hầu như được nới lỏng. Chính phủ Singapore chỉ đánh thuế nhẹ với một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, ôtô.. còn đa số các hàng hoá khác không phải chịu thuế. Đây chính là những thuận lợi về chính sách thương mại và quản lý xuất nhập khẩu của Singapore mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng, để từ đó quan hệ buôn bán giữa hai nước phát triển được như hiện nay.
Cụ thể những ưu đãi thuế quan xuất nhập cảnh và những chính sách khuyến khích khác như sau:
- Trong số các mặt hàng chủ yếu ta xuất sang Singapore thì chỉ có mặt hàng quần áo là phải chịu thuế nhập khẩu, mức thuế khoảng 5%.
Hàng xuất khẩu từ Singapore không phải đóng thuế. Nếu tạm nhập để tái chế thì phải nộp thuế hàng hoá và dịch vụ 3%, khi tái xuất sẽ được hoàn lại.
- Hàng nhập không phải nộp thuế nhập khẩu, chỉ phải chịu 3% thuế hàng hoá và dịch vụ theo trị giá CIF hoặc giá bán và phụ phí nếu có.
Các Công ty xuất nhập khẩu chỉ phải đóng thuế ngành hàng và thuế công ty 26% (mức này trước năm 1980 là 40%; năm 1993 còn 31% nay còn 26%) tính trên lợi nhuận ròng của năm tài chính và chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh giảm thuế khi tình hình kinh tế phát triển tốt, ngoài ra không phải đóng thêm bất
cứ loại thuế nào khác. Thuế thu nhập cá nhân từ 2-28 % (Mức thấp nhất khu vực), người nước ngoài (không cư trú) không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Các công ty có lớn có vốn trên 200 triệu đô la Singapore chỉ phải nộp thuế ở mức 10% do chính phủ khuyến khích các công ty lớn và công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại Singapore.
- Singapore không áp dụng các biện pháp trợ giá xuất khẩu trực tiếp mà chính phủ hỗ trợ bằng cách tạo ra hành lang pháp lý, chính sách thuận lợi cho các công ty để khuyến khích họ đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm trong nước, đẩy mạnh và tăng lượng hàng xuất khẩu.
- Singapore không áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế thương mại hoặc có mục đích khác (Trừ những biện pháp áp dụng chung của các tổ chức mà Singapore có tham gia như cấm vận của Liên hơp quốc đối với Nam phi trước đây) và cũng không áp dụng các loại thuế đối kháng cũng như các khoản phụ thu thường xuyên hoặc bất thường.
- Singapore mở rộng cửa cho tất cả các dạng, các hình thức, tổ chức kinh doanh của Việt Nam cũng như nước ngoài mở công ty, xí nghiệp bằng mọi loại hình, công ty cổ phần liên doanh, công ty cổ phần liên doanh, công ty 100 % vốn nước ngoài, chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện ... với các thủ tục nhanh chóng, dễ dàng đặc biệt là những tập đoàn đa, xuyên quốc gia, công ty lớn đầu tư vốn lớn ... Singapore cũng khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đưa kỹ thuật cao, sáng chế mới, chuyên gia giỏi và thuê mướn nhân tài từ ngoài vào.
- Chế đội ngoại hối hoàn toàn tự do, thị trường vốn tự do, tự do lưu chuyển vốn, lãi, lợi nhuận trên thị trường và ra nước ngoài và từ nước ngoài vào. Hối đoái giữa các đồng tiền được chuyển đổi tự do.
Có thể nói, với những chính sách thuận lợi trên của Singapore thì Việt Nam chưa thực sự tận dụng hết những ưu đãi này. Trong những năm sắp tới, nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tranh thủ thời cơ, tận dụng thị trường Singapore – một thị trường mở hoàn toàn, chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên rất nhiều.
Căn cứ vào chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại đã được Đại hội Đảng IX khẳng định: “ nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp đôi nhịp độ tăng trưởng GDP, tức là khoảng 14,4%/năm. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi trên, thông qua nghiên cứu tình hình kinh tế thương mại Singapore, đặc điểm thị trường Singapore với hàng xuất khẩu Việt Nam và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất của ta vào thị trường, Bộ Thương mại dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 2001- 2005 và 2010 như sau:
Bảng 12: Dự kiến kim ngạch XNK thời kỳ 2001-2005 và 2010 của Việt Nam - Singapore
Năm Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch
2000 2.493 2.044 3.537
2005 1.500 2.500 4.000
2010 2.500 3.500 6.000
Nguồn: Bộ Thương mại
Theo số liệu dự báo trên, chúng ta thấy rất đáng phấn khởi vì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng, tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Singapore sẽ được cân đối. Tuy nhiên Bộ Thương mại cũng cho rằng, chưa thể tính được sự dịch chuyển đột biến về cơ cấu hàng xuất khẩu trong vài năm nữa sẽ ra sao, sự đột biến đó sẽ tác động, làm thay đổi đến mức nào tới toàn bộ nền tảng, cơ cấu xuất khẩu hiện tại. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kim
ngạch hàng xuất khẩu, bởi vì cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore trước mắt (đến năm 2005) vẫn sẽ là: dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hải sản mà gía những mặt hàng này đang có xu hướng giảm.
Chúng ta phải trông chờ vào số mặt hàng mới sẽ có kim ngạch ngày một tăng như hàng điện tử và vi tính, may mặc, giầy dép và hàng thủ công mỹ nghệ. Những mặt hàng này đang được các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực để ngày càng chiểm tỷ trọng lớn trong kim ngạch hàng xuất khẩu sang Singapore.