3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Singapore
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Để đẩy mạnh buôn bán giữa Việt Nam - Singapore thì khâu xúc tiến thương mại vô cùng cần thiết, nhà nước cần khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng tầm hoạt động ra bên ngoài (sang đầu cầu Singapore), ta thấy rằng phát triên kinh doanh không chỉ nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam mà còn nhằm cái đích lớn hơn là hình thành các doanh nghiệp đủ tầm kinh doanh quốc tế tại đầu cầu này. Bằng cách:
-Tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp dưới sự bảo trợ của Nhà nước sang thị trường Singapore để khảo sát nhu cầu, trực diện bàn thảo với các đối tác, tích cực tham gia các dịp hội chợ, quảng cáo, giới thiệu hàng Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần mở rộng tầm hoạt động của mình thông qua việc thiết lập các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty, công ty liên doanh tại Singapore nhằm tận dụng những thế mạnh của đầu cầu này cho mục đích phát triển kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước cần khuyến khích các Công ty lớn của Singapore (hiện đang có văn phòng đại diện tại Việt Nam) chuyển hoạt động của họ sang hình thức chi nhánh, công ty con (Nếu được phép), tìm thêm các hình thức liên doanh, liên kết, mở thêm hoạt động, tham gia khai thác thị trường Việt Nam, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu. Sự có mặt và tham gia của các tập đoàn Công ty lớn sẽ tạo thêm các điều kiện mở rộng thị trường trong nước, thông qua họ mở rộng thị trường ngoài nước; tăng thêm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cho sản xuất kinh doanh và tăng năng lực, thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Nhà nước có vai trò quan trọng trong thu thập, phân tích thông tin cơ bản, thông tin cập nhật, thông tin dự báo và chuyển tải kịp thời tới các doanh nghiệp
tới các doanh nghiệp để xử lý hiệu quả nhất; đẩy nhanh tiến trình áp dụng thương mại điện tử, bổ sung dữ liệu thông tin để giới thiệu doanh nghiệp Việt Nam về thị trường và các đối tác Singapore và nhằm quảng bá về thị trường, doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện chào hàng của ta với khách hàng Singapore.
Tóm lại, nhà nước cần tăng cường khâu xúc tiến thương mại, quảng cáo sản phẩm ở các cấp độ khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp. Cần phải có sự đầu tư thoả đáng cho khâu này thông qua các hình thức như giới thiệu sản phẩm, (tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm, lập các trung tâm phân phối hàng Việt Nam, lập các Websites giới thiệu sản phẩm), các doanh nghiệp cần phát huy tính năng động, mạnh dạn, mở rộng kinh doanh nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, lập công ty ngoài nước, văn phòng đại diện, bắt tay làm quen với các phương thức buôn bán tiên tiến phục vụ cho mở rộng kinh doanh, phát triển của doanh ngiệp.