3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Singapore
3.2.6. Chính sách tài chính tín dụng ưu đãi
Ngoài những biện pháp ở trên thì chính sách tài chính tín dụng ưu đãi là biệt pháp hữu hiệu mà nhiều nước đã áp dụng thành công. Chính sách này sẽ khuyến khích xuất khẩu, quản lý điều tiết nhập khẩu. Do đó, để mạnh quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore thì:
-Nhà nước phải tạo nguồn vốn cho các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu hoặc vốn để các doanh nghiệp Việt Nam mua hàng dự trữ xuất khẩu. Có như vậy các doanh nghiệp mới tránh khỏi tình trạng bị động về nguồn hàng, khi có nhu cầu từ thị trường Singapore thì lại chưa có hàng đáp ứng ngay.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hợp tác với đối tác Singapore để có thể dùng vốn của bạn đầu tư cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Vì có thể nói rằng vấn đề vốn của Việt Nam luôn có hạn.
- Nhà nước nên thực hiện rộng rãi chính sách lãi xúât ưu đãi đối với vốn vay đầu tư sản xuất hoặc mua hàng xuất khẩu và chia thành nhiều mức khác nhau. Ví dụ, đối với nhóm hàng có khối lượng lớn, kim ngạch cao và nhu cầu lớn tại thị trường Singapore thì nên có ưu đãi đặc biệt.
- Cần áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu (Nếu doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, khi họ có nhu cầu nhập khẩu thì ngân hàng tạo điều kiện với tỷ giá ưu đãi).
- Nhà nước sớm lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu để bảo hiểm cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu khi giá cả có biến động không có lợi cho doanh nghiệp. Bằng cách khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng tự nguyện thành lập các quỹ bảo hiểm riêng, đặc biệt là các ngành hàng có khối lượng xuất khẩu lớn vào Singapore như gạo, cà phê, cao su...
- Nhà nước nên hiệu chỉnh lại việc sử dụng các quỹ hỗ trợ phát triển, nên tập trung hướng vào các chương trình xuất khẩu trọng điểm, khuyếch trương mặt hàng mới, tìm được mối hàng mới. Cải tiến chính sách thưởng xuất khẩu để có nhiều đối tượng, nhiều mặt hàng được thưởng. Có như vậy, chắc chắn các doanh nghiệp mới mạnh dạn cải tiến mặt hàng cũng như tìm bạn hàng mới.