Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 53)

2.1. Quan hệ thƣơng mại Việt nam Singapore

2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore

* Về kim ngạch nhập khẩu

Từ những năm 80 trở về trước, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu và từ Nhật bản, Hồng kông (theo các hiệp định dài hạn) và một vài thị trường Tây Âu khác. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế Việt

Nam lúc đó chưa phát triển, nhu cầu nhập khẩu còn ít, thiếu ngoại tệ mạnh, ưu tiên tập trung nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, thiết bị cho công nghiệp ... tiết kiệm nhập hàng tiêu dùng. Vì vậy, vào thời kỳ này Singapore chỉ là bạn hàng nhập khẩu thứ yếu của Việt Nam.

Nhưng từ những năm 1990 trở lại đây, Singapore luôn là thị trường cung cấp hàng nhập chủ yếu cho Việt Nam (có năm đứng thứ 2 sau Nhật bản). Hàng nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, trong đó Singapore là nước có vốn đầu tư lớn nhất nên lượng hàng nhập khẩu dưới hình thức góp vốn đầu tư chiếm số lượng đáng kể trong tổng số nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này. Cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường này hầu như không thay đổi.

Bảng 10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore từ năm 1996 -2002 và tỷ trọng so với ASEAN và thế giới

Năm Kim ngạch nhập khẩu (Triệu USD) Tỷ trọng so với ASEAN (%) Tỷ trọng so với thế giới (%) 1996 2.076 68,4% 19% 1997 2.075 65,3% 18% 1998 2.292 61,5% 20% 1999 1.883 57,2% 16,2% 2000 2.780 61% 17,7% 2001 2.493 59 % 15,5% 2002 2.534 53% 13%

Nguồn: Bộ Thương mại

Nhìn vào bảng 10, ta có nhận xét kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore liên tục tăng theo các năm. Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu kể từ khi có quan hệ buôn bán với Singapore, thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam với Singapore luôn ở mức cao.

Mấy năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu: Xăng dầu các loại, phân bón các loại, xi măng các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, linh kiện xe máy các dạng CKD, SKD, IKD, ... trong đó phần quan trọng là thiết bị, máy móc, vật tư nguyên liệu cho các liên doanh, đầu tư nước ngoài. Ta có thể đưa ra nhận xét là : Tuy nhập siêu cao nhưng tập trung chủ yếu vào những mặt hàng tư liệu, vật tư cho sản xuất công nông nghiệp và các ngành sản xuất khác trong nước và một phần hợp lý cho tiêu dùng thiết yếu theo cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 2000 – 2005.

Có thể nói từ năm 1996 đến năm 2002 tình trạng nhập siêu từ thị trường Singapore nhìn chung vẫn ở mức cao. Tình trạng này là do ta nhập khẩu hàng nguyên vật liệu, nhiên liệu còn hàng tiêu dùng chiếm lượng nhập khẩu không nhiều và càng có xu hướng giảm thiểu (năm 1996 nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng là 1.104 triệu USD, năm 1999: 611 triệu USD, năm 2000: 670 triệu USD, năm 2001 là 784 triệu USD và năm 2002 là 734 triệu USD).

Tóm lại, sở dĩ kim ngạch nhập khẩu Việt Nam từ Singapore ngày càng tăng là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Thứ nhất, Việt Nam chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế mới, theo đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc cho công nghiệp hoá, đổi mới thiết bị, công nghệ và các nhu cầu nhập khẩu khác cho phát triển nền kinh tế và cho nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội ngày càng đòi hỏi tăng khối lượng nhập khẩu.

+ Thứ hai, đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng làm cho khối lượng nhập khẩu thiết bị, máy móc nguyên nhiên vật liệu... tăng đáng kể (Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam).

+ Thứ ba, Singapore là thị trường đầu cầu, Việt Nam vừa có thể nhập khẩu từ thị trường này vừa thông qua thị trường này để chuyển tải hàng nhập

khẩu từ khắp nơi về Việt Nam. Hơn nữa, thị trường Singapore có thể đáp ứng phần lớn những nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam.

Trong tương lai, với thị trường Singapore Việt Nam chưa thể thoát khỏi nhập siêu ngay được. Bởi vì thị trường này có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu nhập khẩu của Việt Nam, kể cả nhập khẩu đáp ứng cho các nhu cầu của các liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Về lâu dài, thị trường Singapore vẫn là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng, bạn hàng tập trung, trong đó phải kể đến sự góp mặt của các Công ty xuyên quốc gia, Công ty quốc tế lớn ở các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ ... đều có các đại diện tại Singapore và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu của thị trường Việt Nam. Thông qua mạng lưới bạn hàng này, Việt Nam có thể tiếp cận ngay với các nhà cung cấp uy tín, đặc biệt có thể tiếp cận ngay với công nghệ nguồn trong nhập khẩu thiết bị công nghệ, kỹ thuật cao cho yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, mà không nhất thiết phải đến tận châu Âu, Bắc Mỹ hay bất cứ một nơi xa xôi nào khác trên thế giới.

* Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore.

Nhìn chung, cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore ít thay đổi nhiều, do chính sách nhập khẩu của Việt Nam là tập trung nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu cho xây dựng công nghiệp , cho sản xuất, phát triển các ngành kinh tế (thông qua FDI) là chính (trong tổng ngạch nhập khẩu từ thị trường Singapore, phần kim ngạch nhập khẩu của các liên doanh nước ngoài tại Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, do nhu cầu sản xuất kinh doanh của các liên doanh và do có những liên doanh, doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài mới ra đời .

Hàng nhập khẩu (mặt hàng chính), có thể được chia thành hai nhóm chính:

+ Nhóm 1: Nhóm nguyên, nhiên, vật liệu, phân bón, hoá chất, sắt thép chiếm tỷ trọng 70 -75 % kim ngạch nhập khẩu từ Singapore như xăng, dầu,sản phẩm từ dầu, hoá chất công nghiệp, hoá chất cơ bản, tân dược, nguyên liệu sản xuất tân dược , vật liệu xây dựng , máy thiết bị và phụ tùng.

+ Nhóm 2: Hàng tiêu dùng, xe gắn máy SKD, CKD, ô tô nguyên chiếc, bột mỳ, linh kiện điện tử, tin học (vừa cho sản xuất vừa cho tiêu dùng),và một số hàng tiêu dùng khác, nhóm này chiếm khoảng 25 – 30 %, kim ngạch nhập khẩu. Nhìn chung, nhập khẩu hàng hoá qua thị trường Singapore là rất thuận tiện, trước hết, tại đây tập trung khá nhiều các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, của các Công ty xuyên quốc gia, các công ty quốc tế của Anh, Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác, họ có khả năng đáp ứng nhanh mọi yêu cầu nhập khẩu cho các ngành kinh tế của Việt Nam, kể cả nhập khẩu công nghệ nguồn.

Bảng 11: Danh mục mƣời mặt hàng lớn Việt Nam nhập khẩu từ Singapore năm 1996 -2002

Đơn vị : Triệu USD

Tên hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Linh kiện xe gắn máy dạng CKD,

SKD, IKD 1 1 4 3 1 1

Ô tô nguyên chiếc các loại 8 7 1 2 1 4 4

Phân bón các loại 43 55 141 85 52 47 48

Sắt thép các loại 35 25 22 20 46 41 41

Xăng dầu các loại 852 790 680 796 1.429 1.167 1.002

Xe máy nguyên chiếc các loại 23 9

Xi măng các loại 10 13

Linh kiện vi tínhvà điện tử 157 206 153 146

Máy móc thiết bị và phụ tùng 209 355 296 394

Hàng hoá khác 1.104 1.175 1.444 611 670 784 734

Tổng cộng 2.076 2.075 2.292 1.883 2.760 2.493 2.534

Là một đất nước đang kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thì việc nhập khẩu các dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho nhu cầu mở rộng và đa dạng hoá sản xuất sẽ là những điều kiện không thể thiếu được cho phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Một số mặt hàng nhập khẩu dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của thị trường Singapore đã đóng góp không nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta trong những năm qua.

Xăng dầu các loại

Xăng dầu tinh lọc là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore (năm 1997 là 790 triệu USD, năm 2000 là 1.429 triệu USD, năm 2001 là 1.167 triệu USD và năm 2002 là 1.002 triệu USD). Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng là do một phần giá dầu thế giới tăng cao, đội giá xăng tương ứng.

Hiện nay Singapore là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới. So sánh số liệu mười mặt hàng lớn nhập khẩu từ Singapore 1996 - 2002 thì mặt hàng này chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu giữa hai nước (1.002 triệu USD/2.534 riệu USD tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2002) và trong tương lai khi nền kinh tế càng phát triển với nhiều khu công nghiệp mới ra đời thì nhu cầu về xăng dầu của Việt Nm chắc chắn vẫn tiếp tục tăng.

Sắt thép các loại

Để phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tiến trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu sắt thép các loại từ nước ngoài trong đó có Singapore. Sắt thép nhập khẩu từ Singapore phần lớn là sắt thép đặc chủng và những loại mà trong nước chưa sản xuất được, nhìn chung kim ngạch mặt hàng này tăng đều trong các năm (1996: 35 triệu

USD, 1997: 25 triệu USD, 1998: 32 triệu USD, 1999: 20 triệu USD, 2000: 46 triệu, năm 2001: 41 triệu USD và năm 2002 cũng 41 triệu USD).

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hiện nay Singapore đứng thứ bẩy trong số các nước cung cấp mặt hàng sắt thép cho Việt Nam. Nhưng Singapore lại là nước đứng đầu trong khối ASEAN cung cấp Việt Nam mặt hàng này.

Phân bón

Việt Nam đang là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên đây cũng sẽ là một thị trường rất lớn về phân bón. Trong khi đó, khả năng cung cấp phân bón của các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, vì vậy việc nhập khẩu mặt hàng phân bón là không thể tránh được, góp phần không nhỏ vào tăng năng suất cây trồng, đẩy mạnh xuất khẩu. Phân bón là mặt hàng có kim ngạch lớn từ Singapore (có năm đứng thứ hai chỉ sau xăng dầu tinh lọc – 1998), hàng năm ta nhập khẩu từ Singapore khoảng 300 000 – 500 000 tấn có năm trên 1 triệu tấn.

Trước đây, Liên xô là thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam nay Singapore lại trở thành thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam (năm 1996 đạt 43 triệu USD, năm 1997: 55 triệu USD, năm 1998: 141 triệu USD, năm 1999: 85 triệu USD, năm 2000: 52 triệu USD, năm 2001: 47 triệu USD, năm 2002: 48 triệu USD.

Hiện nay Singapore là nước đứng thứ hai trên thế giới cung cấp phân bón cho Việt Nam (sau Trung Quốc).

Máy móc thiết bị

Để tiến hành chiến lược phát triển kinh tế thì nhu cầu về máy móc thiết bị ngày càng tăng, Singapore cũng là một trong những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Mặt hàng này năm 1999 nhập khẩu 209 triệu USD, năm 2000

nhập 355 triệu USD năm 2001: 296 triệu USD và năm 2002 nhập tăng vọt 394 triệu USD tăng 74 % so với năm 2001.

Nhu cầu về mặt hàng này của Việt Nam chắc chắn sẽ còn tăng nhiều trong tương lai (hiện nay Việt Nam đang không ngừng tăng lên số dự án, mở rộng liên doanh, đầu tư nước ngoài vì vậy không thể không cần mặt hàng quan trọng này).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng năm 2002 Singapore là nước đứng thứ 3 (sau Nhật bản, Đài loan). Singapore là nước phát triển đạt trình độ công nghệ cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Singapore có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Linh kiện vi tính và điện tử

Việt Nam nhập khẩu linh kiện vi tính và điện tử từ Singapore năm 1999: 157 triệu USD, năm 2000: 206 triệu USD và năm 2001: 153 triệu USD, năm 2002: 146 triệu USD.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2002 Việt Nam nhập khẩu mặt hàng linh kiện vi tính và điện tử từ Singapore đứng thứ hai sau Nhật bản.

Trong chiến lược phát triển kinh tế của Singapore thì mặt hàng này là mặt hàng mà Singapore luôn tập trung sự quan tâm và đầu tư lớn và đây cũng sẽ là đối tác trao đổi quan trọng của Việt Nam trong những năm tới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)