2.2. Nhận xét về quan hệ thƣơng mại Việt Nam Singapore
2.2.2. Đánh giá về nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore
Nhận định chung
Từ năm 1990 đến nay, trong quan hệ buôn bán giữa hai nước, Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Singapore thì kim ngạch nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Năm1998 là 2.292 triệu USD và 1.883 triệu USD năm 1999, bắt đầu có chiều hướng giảm song đến năm 2001 và 2002 kim ngạch nhập khẩu lại bắt đầu có chiều hướng gia tăng trở lại (năm 2000 đạt 2.760 triệu USD, 2.493 triệu USD vào năm 2001 và năm 2002 là 2.534 triệu USD).
Theo đánh giá của Bộ thương mại trong những năm tiếp theo, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Singapore vẫn sẽ tăng, do tốc độ hội nhập kinh tế của Việt Nam đang tăng dần và do tình trạng giá cả giảm sút trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục kích thích nhu cầu nhập khẩu.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam thì mặt hàng xăng dầu, máy móc thiết bị phụ tùng, phân bón, sắt thép đặc chủng là những mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn từ thị trường Singapore. Riêng các mặt hàng điện tử, linh kiện điện tử, máy tính sẽ tăng nhiều trong những năm tới do xu hướng nhu cầu trong nước đang tăng.
Những mặt tích cực và hạn chế
Có thể nói trong tương lai gần việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu từ Singapore sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhất là khi Singapore đang là những nước dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc đầu tư thông qua chuyển giao các dây chuyền công nghệ, máy móc, kỹ thuật hiện đại sẽ được hưởng chính sách miễn thuế hoặc được áp dụng mức thuế ưu đãi nhất từ phía chính phủ Việt Nam. Vì vậy, những mặt hàng trên đây sẽ tiếp tục chiếm tỷ phần quan trọng và chủ yếu trong cơ cấu hàng nhập khẩu và Singapore vẫn sẽ là bạn hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam. Do tính chất đặc điểm khác nhau của hai nước, chỉ có thể giảm bớt nhập siêu nếu có chính sách đầu tư thoả đáng và khi hàng xuất khẩu của các xí nghiệp đầu tư xuất khẩu sang thị trường này tăng dần lên sau khi sản xuất đi vào ổn định và nhu cầu nhập khẩu để đầu tư ban đầu cho các xí nghiệp liên doanh giảm. Tuy nhiên khó có thể tiến tới cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, mặc dù khối lượng kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này có chiều hướng tăng, song so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu từ thị trường này cũng vẫn tiếp tục tăng hàng năm và thậm chí còn ở mức cao hơn.