Điều chỉnh chính sách thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 84)

3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Singapore

3.2.7. Điều chỉnh chính sách thuế

Mặc dù Việt Nam đã có gắng trong việc cải cách chính sách thuế, song

hầu hết các mặt hàng chủ lực của Singapore nhập khẩu vào Việt Nam đều chịu mức thuế suất tương đối cao. Vì vậy, để chinh sách thuế của ta ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, tương đồng với hệ thống thuế của các nước, trong đó có Singapore nhằm đẩy nhanh quá trình tự do hoá và hội nhập thì Việt Nam nên: Đối với hàng nhập khẩu, vừa giảm mức thuế vừa giảm dần thuế xuất (về mức thuế chỉ nên áp dụng 5-6 mức: 0%, 5%, 10%, 20% và 30%). Nhìn vào bảng thuế nhập khẩu từ Singapore, chúng ta thấy nhiều mặt hàng có mức thuế suất cao tới 60% (Bảng 18)

Việt Nam và Singapore đều cam kết thực hiện CEPT - AFTA, theo lịch trình giảm thuế, Singapore sẽ hoàn tất thực hiện chương trình này vào năm 2003, Việt Nam vào năm 2006, đại bộ phận thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống còn 0- 5%. Việt Nam cần cam kết và có lịch trình giảm thuế cụ thể cho những năm còn lại để thúc đẩy buôn bán trong khu vực, cũng như giữa hai nước Việt Nam - Singapore.

Bảng 13: Thuế suất Việt Nam quy định cho những mặt hàng nhập khẩu chính từ Singapore

Mặt hàng Thuế suất % Mặt hàng Thuế suất %

Dầu diesel 60 Nguyên, phụ liệu thuốc lá 30

Linh kiện điện tử 0 Các loại dầu nhớt khác 10

Linh kiện máy khoan 10 Xăng tinh chế 60

Dầu lửa động cơ hơi đốt

60 Nhựa đường 1

Linh phụ kiện máy CN 5-10 Các loại xăng tinh chế khác 60

Nguồn : Bộ Thương mại

Ngoài ra, với thuế nhập khẩu nhà nước cần hoàn thiện việc xây dựng biểu thuế theo hệ thống HS (Hệ thống điều hoà), gồm 3 loại thuế suất: Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Đồng thời ban hành luật thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và phân biệt đối xử.

Áp dụng giá tính thuế Hải quan căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hoá Chấm dứt sự phân biệt đối xử vể thuế, giữa hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu với hàng hoá dịch vụ sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, do hiện nay chúng ta vẫn trong tình trạng nhập siêu đối với thị trường Singapore, vì vậy để tiến tới cân bằng cán cân thương mại nhà nước cần: - Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc và công nghệ tiên tiến phục vụ CNH - HĐH. Kiên quyết không nhập máy móc cũ, lạc hậu hoặc công nghệ

trung gian, vừa tốn kém ngoại tệ, vừa làm giảm năng suất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra.

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các yếu tố sản xuất là đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách ưu đãi về thuế quan nhập khẩu đối với các mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng phụcvụ cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng như nhu cầu của các dự án đầu tư từ thị trường Singapore (mặc dù hiện nay, nhà nước chủ trương quản lý nhập khẩu theo hướng tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường ... nhưng khi cần thiết , nhà nước vẫn nên sử dụng).

- Cố gắng sử dụng những vật tư, thiết bị mà trong nước có thể sản xuất được để tiết kiệm ngoại tệ, nâng cao trình độ sản xuất trong nước. Đối với những mặt hàng nhập khẩu các yếu tố sản xuất đầu vào mà trong nước có khả năng sản xuất thì tuỳ từng mặt hàng , tuỳ từng thời điểm mà nhà nước cấm hoặc điều chỉnh thuế. Ví dụ như đối với mặt hàng xe ô tô nguyên chiếc và xe máy nguyên chiếc thì cần phải áp dụng thuế nhập khẩu cao nhằm hạn chế việc nhập khẩu để khuyến khích, bảo hộ ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy trong nước phát triển. Việt Nam tham gia CEPT thì việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ gây khó khăn cho nền sản xuất trong nước, vì phải cạnh tranh lại đối với hàng hoá của các nước ASEAN.

- Hạn chế tối đa có thể được việc nhập khẩu hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất được, tránh lãng phí để dành ngoại tệ nhập khẩu những máy móc thiết bị thiết thực cho sản xuất hàng xuất khẩu, điều đó cũng giúp chúng ta cân bằng cán cân thương mại khi chúng ta xuất khẩu thu được ngoại tệ.

Ngoài ra, để tăng kim ngạch xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước nên giảm mức thuế xuất khẩu từ 12 xuống còn 3 mức (0%, 10% và 20%). Mức 0% áp dụng đối với hàng hoá đã qua chế biến, mức 10% áp dụng

đối với hàng hoá xuất khẩu chưa qua chế biến và mức 20% đối với hàng không khuyến khích xuất khẩu. Có như vậy mới kích thích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, tận dụng nguyên vật liệu và lao động sẵn có.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)