Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 70)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2.Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

3.1. Thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

3.1.2.Một số vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Sau quãng thời gian 25 năm, chƣa đủ dài những cũng không phải ngắn, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cũng đã quy tụ đƣợc một số tập đoàn ôtô lớn trên thế giới nhƣ Ford, Mercedes, Toyota… và cũng đã thu hút đƣợc 18 doanh nghiệp FDI và hình thành lên 38 doanh nghiệp trong nƣớc tham gia sản xuất với năng lực khoảng 460 nghìn xe/năm, bao gồm đầy đủ các chủng loại xe con, xe tải, xe khách… Và ở mức độ nào đó cũng đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu ô- tô trong nƣớc theo mục tiêu đề ra mới chỉ về mặt số lƣợng [2]. Sự phát triển

ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam đã có tác động lan tỏa kéo theo sự phát triển của hàng loạt ngành công nghiệp khác [4], đồng thời cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 80 nghìn lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc (bình quân khoảng hơn một tỷ USD/năm - chỉ tính riêng các khoản thuế) [2].

Tuy nhiên, sau gần 25 năm hoạt động, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều khó khăn và thách thức nhƣ sức mua còn rất thấp, số lƣợng nhà sản xuất trở lên quá lớn đối với một thị trƣờng không lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ còn yếu kém, công nghiệp ôtô mới chỉ ở mức lắp ráp đơn giản. Đánh giá của Bộ Công Thƣơng (2014) cho thấy, các tiêu chí đề ra trong quy hoạch ngành công nghiệp ôtô Việt Nam từ trƣớc tới nay, chỉ đạt duy nhất một mục tiêu xuất khẩu linh kiện, phụ tùng, còn lại tất cả các mục tiêu khác từ sản lƣợng xe đến tỷ lệ nội địa hóa... đều không đạt. Đây là một thực tế, hiện nay nhiều nhà đầu tƣ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam không còn chú trọng vào phát triển sản xuất, mà chuyển sang giới thiệu và cung cấp các dòng xe nhập khẩu cho thị trƣờng với nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cả và mẫu mã sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp trong ngành hiện nay, duy chỉ có liên doanh Toyota có nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thông qua việc kêu gọi các công ty trong nƣớc cùng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp khác hầu nhƣ chƣa đầu tƣ hoàn chỉnh vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ôtô nhƣ động cơ, hộp số và hệ thống truyền động. Các doanh nghiệp này chủ yếu mới chỉ dừng ở việc lắp ráp ôtô dạng CKD, trình độ công nghệ sản xuất, lắp ráp gần giống nhau, tỷ lệ sản xuất trong nƣớc đạt thấp, chủ yếu là sơn, hàn, lắp ráp và kiểm tra. Có thể nêu ra một số vấn đề về thực trạng hiện nay của ngành công nghiệp ôtô nhƣ sau:

3.1.2.1. Thị trường nhỏ hẹp và không tương xứng với quy mô đầu tư

Hiện nay, công xƣởng sản xuất ôtô của thể giới vẫn nằm trên 3 khu vực truyền thống với nền công nghiệp ôtô đƣợc ra đời từ rất sớm là Bắc Mĩ, Tây

Âu và Đông Á. Trong khi Tây Âu với nhà sản xuất lớn nhất là Đức, là nơi đầu tiên đƣa ôtô vào sản xuất hàng loạt ngay từ những năm cuối thế kỉ 19. Bắc Mỹ với đại diện là Hoa Kì, là nơi chứng kiến ngành công nghiệp ôtô lên ngôi với những mẫu xe bình dân giá rẻ và bắt đầu đƣợc sản xuất hàng loạt của Ford từ năm 1910. Trong khi đó, các quốc gia Đông Á mà đi đầu là Nhật Bản bắt đầu nổi lên từ năm 1960, dần trở thành khu vực sản xuất ôtô lớn nhất thế giới với vƣơn lên của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…

So với các các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ra đời khá muộn. Công nghiệp ôtô Việt Nam ra đời sau từ 40 - 50 năm so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan và Malaysia, cả 100 năm so với các nƣớc có nền công nghiệp ôtô phát triển nhƣ Đức, Mỹ. Sau quá trình đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành ôtô, đƣa ôtô trở thành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sau hơn 25 phát triển, thị trƣờng Việt Nam đang là sân chơi của nhiều thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới nhƣ Toyota, Honda, Fords, GM… và cả những doanh nghiệp nội địa nhƣ Trƣờng Hải, TMT, Vinaxuki với doanh số bán hàng đạt gần 120,000 xe các loại mỗi năm.

Bảng 3.1. Sản lƣợng tiêu thụ ôtô một số quốc gia trên thế giới

Đơn vị: triệu chiếc

1990-99 2000-10 2011 2012 2013 Sơ bộ 2014 Tổng 39,2 50,71 60,8 64,98 68,69 72,21 Bắc Mỹ 16,36 17,97 15,22 17,11 18,33 19,37 Canada 1,27 1,59 1,59 1,68 1,74 1,79 Hoa Kỳ 14,55 15,4 12,73 14,44 15,53 16,5 Mexico 0,54 0,98 0,9 0,99 1,06 1,08 Tây Âu 13,11 14,26 12,8 11,76 11,55 12,25 CHLB Đức 3,57 3,3 3,17 3,08 2,95 3,07 Đông Âu 1,18 2,75 3,9 4,14 4,08 3,81

Nga 0,78 1,56 2,56 2,93 2,78 2,36 Châu Á 6,91 13,05 24,41 27,25 29,98 32,48 Trung Quốc 0,43 4,51 12,16 13,18 16,3 18,36 Ấn Độ 0,31 0,98 1,95 2,02 1,87 1,89 Nam Mỹ 1,64 2,68 4,47 4,72 4,75 4,3 Brazil 0,94 1,67 2,64 2,84 2,76 2,61 Việt Nam - - 0,14 0,09 0,11 0,13 Nguồn: www.oica.net

Theo bảng 3.1 cho thấy sức tiêu thụ xe ôtô của thị trƣờng Việt Nam là quá nhỏ bé so với thế giới. Tính đến năm 2015, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, trong đó tỷ lệ sở hữu xe hơi chỉ chiếm 1.85%, ông Gaurav Gupta – Tổng Giám đốc điều hành General Motors Việt Nam cho biết. Nếu tính theo tỉ lệ hộ gia đình sở hữu xe ôtô ở Việt Nam chỉ khoảng trên dƣới 10%, con số này ở Philipine là 53%, Indonesia là 54% và Malaysia là 93%. Điều này cho thấy thị trƣờng ôtô tại Việt Nam còn đang quá nhỏ hẹp. Nhìn theo hƣớng tích cực thì điều đó cũng có nghĩa là khoảng trống còn rất lớn, có nhiều cơ hội cho sự phát triển.

Theo thống kê của Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ôtô (OICA), năm 2013 Việt Nam đã xuất xƣởng tổng cộng 40,902 xe ôtô, tƣơng đƣơng khoảng 0.04% lƣợng xe sản xuất trên toàn thế giới trong cùng năm. Số lƣợng xe sản xuất trong năm 2013 của 5 nƣớc sản xuất ôtô hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc chiếm lần lƣợt 25%, 12%, 11%, 6.6% và 5.2% sản lƣợng toàn thế giới. Nhƣ vậy, có thể thấy ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là tí hon giữa những ngƣời khổng lồ đến từ các quốc gia có lịch sử nền công nghiệp ôtô lâu đời.

Trong khu vực Đông Nam Á, sản lƣợng xe ôtô của Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với các nƣớc nhƣ Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Trong năm 2013, trong khi Việt Nam vẫn khiêm tốn với sản lƣợng khoản 40,000

chiếc ôtô, Thái Lan đã nằm trong Top 10 quốc gia sản xuất ôtô nhiều nhất trên thế giới vào năm 2013 với gần 2.5 triệu chiếc và cũng tiếp tục đứng trong Top 10 quốc gia xuất khẩu ôtô trên toàn cầu đến năm 2015. Indonesia cũng vƣơn lên mạnh mẽ trong năm 2013, đạt sản lƣợng hơn 1.2 triệu chiếc.

Hình 3.1. Sản lƣợng ôtô các nƣớc Đông Nam Á giai đoạn 2012 – 2013

Nguồn: www.oica.net

Tóm lại, có thể kết luận thị trƣờng ôtô ở Việt Nam là cực kỳ bé so với thế giới và khu vực về cả sức mua và khả năng sản xuất trong khi đó có đến 18 doanh nghiệp FDI vùng gần 40 doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ sản xuất, lắp ráp. Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang là một trƣờng hợp của hiện tƣợng số lƣợng nhà sản xuất quá lớn trong một thị trƣờng không lớn. Điều đó cho thấy có những vẫn đề đáng suy ngẫm.

3.1.2.2. Cơ cấu thị phần tập trung và tiêu thụ ôtô có chiều hướng thuận lợi

Quy mô so với các nƣớc trên thế giới và khu vực ASEAN thì ngành ôtô Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn nhƣng những gì đạt đƣợc trong những năm

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

Việt Nam Thái Lan Malaysia Indonesia Philippines 2012 2013

gần đây cho chúng ta có thể hy vọng rằng ngành ôtô Việt Nam vẫn còn nhiều dự địa để phát triển.

Theo hoạt động kinh doanh chính, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đƣợc chia làm 2 bộ phận là sản xuất và phân phối. Thực tế, các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất cũng có kênh phân phối riêng nhƣ Trƣờng Hải, TMT, Toyota… Trong khi đó, các doanh nghiệp phân phối chủ yếu làm đại lí cho các hãng xe liên doanh nhƣ Toyota, Ford… hoặc nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc của các hãng lớn. Các doanh nghiệp đặc trƣng có thể kể đến Hoàng Huy Group (chuyên phân phối xe tải Dongfeng Trung Quốc), Công ty Cổ phần ôtô Vĩnh Thịnh (đại lí cho nhiều hãng xe), Công ty Cổ phần Dịch vụ ôtô Hàng Xanh (đại lí Mercedes).

Theo nguồn gốc xe, có thể chia thị trƣờng trong nƣớc thành 2 phân khúc là xe lắp ráp trong nƣớc và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Xu hƣớng ƣa chuộng xe nhập khẩu đƣợc thể hiện rõ qua sự tăng trƣởng thị phần của phân khúc xe nhập khẩu (hình 3.2). Riêng trong năm 2015, số lƣợng xe lắp ráp trong nƣớc đạt 173.040 xe, thể hiện sự lạc quan với sản xuất trong nƣớc khi sản lƣợng tăng 48% so với năm trƣớc, nhƣng đồng thời số lƣợng xe nhập khẩu cũng tăng nhanh chóng – tăng 74% so với năm trƣớc, đạt 71.874 xe. Sự tăng trƣởng của dòng xe nhập khẩu là áp đảo hoàn toàn sự tăng trƣởng của dòng xe sản xuất trong nƣớc, đã phản ánh xu hƣớng chuộng xe nhập khẩu của ngƣời tiêu dùng nội địa. Mặt khác, sự cạnh tranh giá giữa ôtô nhập khẩu nguyên chiếc và ôtô lắp ráp trong nƣớc càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi thuế nhập khẩu của các dòng xe đến từ các nƣớc ASEAN hay các Hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam tham gia đang trên lộ trình tiến về 0 năm 2018, lợi thế về giá của xe sản xuất trong nƣớc đang mất dần.

Hình 3.2. Tỷ trọng ôtô lắp ráp trong nƣớc và ôtô nhập khẩu nguyên chiếc trên thị trƣờng trong một số năm gần đây

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê 2012, 2014 và Tổng cục Hải quan

Theo mục đích sử dụng, thị trƣờng Việt Nam đƣợc chia làm 2 phân khúc là xe thƣơng mại (Commercial Vehicles - CV) và xe du lịch (Passenger Cars - PC). Xe thƣơng mại, đặc trƣng bởi các dòng xe tải, xe bus với mục đích sử dụng chính là chuyên chở ngƣời và hàng hóa. Mặc dù ít đƣợc nói đến, tuy nhiên đây là một phân khúc cực kì quan trọng. Các thƣơng hiệu lớn là THACO, Cửu Long (TMT), Vinaxuki, Isuzu hay các dòng xe nhập khẩu nhƣ Dongfeng, SINO… Ngƣợc lại, xe du lịch, với các dòng xe con từ 4-9 chỗ, đƣợc nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Đây là một phân khúc có sự tham gia của rất nhiều nhà sản xuất lớn và có thƣơng hiệu mạnh nhƣ Toyota, Ford, Honda, KIA, Mazda... Theo chiều hƣớng gia tăng số lƣợng xe qua một số năm gần đây cho thấy, xe du lịch với mục đích sử dụng chủ yếu cho cá nhân và gia đình tăng nhanh chóng (hình 3.3), thể hiện nhu cầu sử dụng ôtô trong dân chúng đang thay đổi rõ rệt. Ôtô hiện đang dần dần đƣợc xóa đi hình

76.5 73.8 64 61.4 23.5 26.2 36 38.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 2015

ảnh của một phƣơng tiện xa xỉ, chỉ dành cho mục đích thƣơng mại, và đã trở thành một phƣơng tiện giao thông phổ biến hơn.

Hình 3.3. Doanh số bán xe ôtô du lịch và xe ôtô thƣơng mại trên thị trƣờng trong một số năm gần đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: VAMA

Riêng trong năm 2015, số lƣợng xe du lịch VAMA đã bán đƣợc tăng 44%, xe thƣơng mại tăng đến 74% so với năm 2014, bình quân chung tốc độ tăng trƣởng là 55% (năm 2014 đạt 43%) so với năm trƣớc. Nhìn vào bảng số liệu này có thể thấy năm 2015 là một năm bội thu cho các hãng xe. Việc hệ thống giao thông ngày đƣợc mở rộng, lãi xuất vay mua xe thấp, cùng với đó sự đa dạng mẫu xe trong các phân khúc giá dƣới 01 tỉ đồng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng trƣởng đột biến này, chƣa kể đến năm qua ngƣời mua xe để kinh doanh (cho thuê, kinh doanh Taxi, Uber, Grab) cũng tăng vọt.

Theo nghiên cứu của FT Confidential Research thuộc Financial Times, Việt Nam hiện chiếm 6,8% doanh số bán ôtô trong khu vực “ASEAN 5” bao

35505 57079 100439 143392 44389 66130 51408 89327 0 50000 100000 150000 200000 250000 2012 2013 2014 2015 Xe du lịch (PC) Xe thƣơng mại (CV)

gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan và có thể đạt mức 10% trong năm 2016, cao gấp 5 lần so với mức 2% của năm 2012. “Việt Nam hiện vẫn là nƣớc nghèo thuộc khu vực Đông Nam Á, bên cạnh 3 quốc gia khác là Myanmar, Campuchia và Lào. Mặc dù vậy, với dân số 90 triệu ngƣời và là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất khu vực ASEAN, Việt Nam đang ngày càng trở thành thị trƣờng tiêu thụ ôtô hấp dẫn” Financial Time (2015) đánh giá.

Nhƣ vậy, qua sự tổng hợp và phân tích một số diễn biến và tình trạng tiêu biểu, có thể thấy có một sự lạc quan cho tƣơng lai mở rộng thị trƣờng ôtô của Việt Nam. Mặc dù có thể sự xâm nhập của ôtô nhập khẩu sẽ lấn át ôtô sản xuất trong nƣớc, nhƣng theo cơ chế thị trƣờng, sự tăng trƣởng quy mô thị trƣờng, đa dạng hóa sản phẩm với các phân khúc thị trƣờng khác nhau và sự cạnh tranh lành mạnh sẽ có tác động tích cực tạo ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

3.1.2.3. Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển

Sau hơn 20 năm xây dựng, tổng quan nhìn lại có thể nói rằng bƣớc đầu Việt Nam đã có đƣợc ngành công nghiệp “lắp ráp ôtô”. Chúng ta đã hình thành đƣợc một ngành công nghiệp hỗ trợ cung cấp phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ôtô trong nƣớc. Sau một thời gian không ngắn nhƣng cũng chƣa dài thực hiện các chiến lƣợc quy hoạch phát triển ngành ôtô, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần dần tích lũy đƣợc một số kinh nghiệm và mạnh dạn đứng độc lập trong lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện ôtô. Đây có thể coi là “tiền đề quan trọng” cho việc xây dựng và phát triển ngành sản xuất ôtô trong tƣơng lai theo định hƣớng và quy hoạch của chính phủ. [4]

Tuy nhiên, thực tế để ngành công nghiệp ôtô phát triển theo những kế hoạch đã định quả thật cũng không phải đễ thực hiện trong một sớm một chiều. Sau nhiều năm quy hoạch và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhƣ vậy,

đánh giá chung Việt Nam đã có đƣợc ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô những vẫn ở mức độ chƣa đáng kể. Ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành ôtô vẫn kém phát triển cả về số lƣợng, năng lực các công ty trong ngành, số lƣợng chủng loại và chất lƣợng sản phẩm, cũng nhƣ khả năng cung cấp. Theo thông kê gần đây, số lƣợng các nhà cung cấp chỉ khoảng 60 công ty, trong đó gần 30 công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài [10]. Cũng từ đó mà chƣa có ngành công nghiệp ôtô của ngƣời Việt Nam theo đúng nghĩa của nó.

Phần lớn linh kiện sản xuất trong nƣớc đều ở dạng công nghệ đơn giản, giá trị thấp, chủ yếu dùng cho xe tải và xe khách. Đó là các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin - cửa xe, săm lốp, gƣơng, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, dây phanh, ắc quy, hộp số, ống xả, trục dẫn, vành bánh xe, nhíp, ruột két nƣớc, bộ tản nhiệt, vô lăng, các chi tiết composit… Các linh kiện, phụ tùng cốt lõi (thân, hộp số động cơ…) hầu hết đều phải nhập khẩu. Có tới 80% đến 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện nhƣ thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện vẫn phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn hoặc thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 70)