Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 51)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp duy vật biện chứng

Phƣơng pháp duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xƣớng. Đặc trƣng của phƣơng pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tƣợng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tƣợng khác, nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây là các cơ sở phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu tính toàn diện, chính xác, sâu sắc về các hiện tƣợng. Từ đặc trƣng của phƣơng pháp duy vật biện chứng, luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đƣợc đặt trong xu hƣớng vận động và phát triển của nền kinh tế thế giới, giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng thế giới càng khiến cho ngành công nghiệp ôtô chịu sự tác động qua lại rõ rệt hơn, ảnh hƣởng trực tiếp lên việc hoạch định chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.3.2. Phương pháp kế thừa

Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng, cái mới không ra đời từ hƣ vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trƣớc đó. Bởi vậy, nó không phủ định "sạch trơn", không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới. Vì vậy phƣơng pháp kế thừa nhằm mục đích tránh tạo ra các đặc điểm và hành vi đã tổn tại, thay vào đó sử dụng lại những cái hiện có để tạo ra cái mới. Bằng phƣơng pháp này, trên cơ sở kế thừa từ các công trình nghiên cứu liên quan đến ngành công nghiệp ôtô trƣớc đó, luận văn với mục đích bổ sung các điểm thiếu sót nhằm lấp bớt khoảng trống, tạo ra một chủ đề đƣợc nghiên cứu toàn diện và có ý nghĩa hơn

2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Khi chúng ta đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải:

+ Xác định tiêu thức để phân chia. + Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc trái

chiều) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Các vấn đề cần phân tích trong luận văn là:

- Phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nƣớc. - Phân tích nội dung các chính sách hỗ trợ và đánh giá mức độ đạt

đƣợc trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nƣớc.

Bước 2: Thu thập thông tin cần phân tích

Sau khi đã xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu, luận văn tiến hành thu thập thông tin có liên quan đến ngành công nghiệp ôtô thông qua các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc, các sách chuyên khảo, các bài báo cáo, các bài tham luận trong các hội nghị, các trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam, trang web của hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA…

Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Bước 3: Phân tích dữ liệu và giải thích

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về thị trƣờng ôtô trên thế giới, luận văn đã soi chiếu vào thị trƣờng ôtô Việt Nam để so sánh mức độ phát triển và khả năng có thể đáp ứng của các nhà cung cấp nội địa và giải thích nguyên nhân dẫn đến những kết quả đó.

Cũng trên cơ sở tìm hiểu và tham khảo quá trình thực hiện và kết quả các chính sách mà các nƣớc áp dụng để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ôtô, luận văn cũng đánh giá mức độ Việt Nam áp dụng và thực hiện các chính sách đó nhƣ thế nào, giải thích vì sao lại có những kết quả đó. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức phân tích định tính.

Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Với việc tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ về sự phát triển toàn ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong xu hƣớng phát triển chung của toàn thế giới, luận văn tìm ra những tồn tại hạn chế về việc thực hiện các chính sách hiện tại để đóng góp ý kiến cho chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phù hợp với xu hƣớng HNKTQT, đƣa ngành công nghiệp ôtô Việt Nam tiến đến một bƣớc khởi sáng hơn.

2.3.4. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là việc đặt hai hay nhiều sự vật hiện tƣợng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.

Các bƣớc tiến hành so sánh bao gồm:

Bước 1: Xác định nội dung so sánh

Bước 2: Xác định phạm vi so sánh

Bước 3: Xác định điều kiện so sánh

Bước 4: Xác định mục đích so sánh

Bước 5: Thực hiện và tìm ra kết quả so sánh

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong cơ chế, chính sách, điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam với các nƣớc khác để thấy rõ sự chênh lệch phát triển của ngành công nghiệp ôtô. Luận văn cũng thực hiện các bƣớc so sánh nhƣ sau:

Bước 1: Xác định nội dung so sánh: Luận văn so sánh sự phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam và một số nƣớc trong khu vực và thế giới.

Bước 2: Xác định phạm vi so sánh: Luận văn đƣa ra các chỉ tiêu so sánh về kim ngạch xuất nhập khẩu, giá, chất lƣợng sản phẩm trong phạm vi từ năm 2005 trở lại đây.

Bước 3: Xác định điều kiện so sánh: xác định các chỉ tiêu so sánh ở mức độ tƣơng đối hay tuyệt đối để đảm bảo tính thống nhất.

Bước 4: Xác định mục đích so sánh: luận văn so sánh nhằm mục đích thấy rõ đƣợc sự chênh lệch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với các nƣớc để thấy rõ những tồn tại và hạn chế của các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô mà chính phủ các nƣớc đang áp dụng.

Bước 5: Thực hiện và tìm ra kết quả so sánh: luận văn so sánh ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với ngành công nghiệp ôtô của Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia thông qua các bƣớc trên để đƣa ra những nhận xét, đánh giá chính xác, có tính thuyết phục, làm cơ sở để đóng góp ý kiến đối với các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nƣớc.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)