Bảng đánh giá xếp hạng nhân viên đƣợc phụ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn truyền thông và công nghệ NOVA (Trang 81)

Điểm Xếp hạng Phụ cấp đào tạo

Dƣới 50 D 30%, đào tạo lại

50 – 69 C 50%

70 – 89 B 80%

90 – 100 A 100%

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty)

Theo bảng đánh giá ở trên, điểm thi sát hạch của công ty đƣợc tính theo thang điểm 100. Nếu nhân viên nào đạt dƣới 50 điểm sẽ xếp hạng D chỉ nhận đƣợc 30% phụ cấp so với quy định của công ty và phải đào tạo lại. Nhân viên đạt từ 50 -69 điểm xếp hạng C, chỉ nhận đƣợc 50% phụ cấp. Nhân viên đạt 70 – 89 điểm xếp hạng B chỉ nhận đƣợc 80% phụ cấp.Nhân viên đạt 90 – 100 điểm xếp hạng A và nhận đƣợc 100% phụ cấp so với quy định của công ty đối với từng vị trí công việc cụ thể.

Tuy nhiên, việc kiểm tra, sát hạch chỉ phản ánh phần nào hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực. Điều quan trọng nhất là việc vận dụng các kiến thức kỹ năng đƣợc đào tạo vào thực tế công việc nhƣ thế nào, sự thay đổi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện công việc, thái độ, nhận thức của nhân viên ra sao thì công ty chƣa đánh giá đƣợc. Nhƣ vậy, việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo

của công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA mới chỉ dừng lại ở giai đoạn một.

Việc đánh giá đúng hiệu quả đào tạo sẽ khiến cho cả công ty và ngƣời lao động thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực. Đồng thời góp phần tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao vị trí công tác, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc đặt ra. Nhƣng, trên thực tế tại công ty bƣớc này vẫn chƣa đƣợc quan tâm và chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của nó. Công ty vẫn chƣa tiến hành điều tra ý kiến đánh giá của những học viên trực tiếp tham gia các khóa đào tạo về mức độ ƣa thích của họ đối với khóa đào tạo, về nội dung khóa đào tạo có phù hợp với mục tiêu và với ngƣời học không, về chất lƣợng giảng dạy của giáo viên, phƣơng pháp đào tạo, thời gian học, cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ khóa học…Vì thế doanh nghiệp chƣa có căn cử để xem xét việc tổ chức công tác đào tạo đạt đƣợc kết quả gì, còn yếu ở khâu nào để có giải pháp khắc phục.

Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả đào tạo nhân lực ở công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA còn khá sơ sài, bộc lộ nhiều hạn chế. Các chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi kết quả thực hiện công việc, hành vi, thái độ,…của ngƣời đƣợc đào tạo, ý kiến đánh giá của học viên về chƣơng trình đào tạo vẫn chƣa có. Do đó dẫn đến tình trạng đánh giá không chính xác hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực.

3.2.4.2. Đánh giá nội dung chương trình đào tạo nhân lực

Đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo bao gồm đánh giá nội dung khóa học, giảng viên, tổ chức khóa học thông qua việc thống kê phản hồi của học viên tham dự khóa học.

Để đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo, sau mỗi khóa học Công ty sẽ thống kê phản hồi của nhân viên thông qua phiếu đánh giá khóa học.Phiếu đánh giá chƣơng trình đào tạo khóa học của học viên chi tiết nhƣ trong phụ lục.

Sau khi thu thập phiếu đánh giá của học viên trung tâm đào tạo sẽ tổng hợp lại và đánh giá chất lƣợng khóa học để xem xét và hoàn thiện khóa học. Phiếu đánh giá chƣơng trình đào tạo của Công ty tƣơng đối đầy đủ về nội dung, đã thể hiện các tiêu chí cơ bản để trung tâm đào tạo có cơ sở đánh giá chất lƣợng của khóa học về

nội dung khóa học, giảng viên và việc tổ chức khóa học tuy nhiên còn chung chung và chƣa thu hút đƣợc những góp ý thiết thực từ học viên. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng tiêu chí này để đánh giá chất lƣợng khóa học có thể thiếu chính xác, phục thuộc vào thái độ và mức nghiêm túc của học viên khi điền vào phiếu đánh giá.

Bên cạnh đó, đối với những khóa học trực tuyến, Công ty chƣa xây dựng phiếu đánh giá sau đào tạo để đánh giá chất lƣợng khóa học nên việc đánh giá chất lƣợng những khóa học này chƣa thực sự tốt.

Đối với những khóa học bên ngoài, Công ty cũng chỉ đánh giá chất lƣợng khóa học thông qua phản hồi của học viên thông qua báo cáo khóa học.Tuy nhiên, những đánh giá của học viên về những khóa học này hết sức sơ sài và mang tính chất chủ quan, hình thức.Vì vậy, mức độ chính xác chƣa cao. Công ty nên bổ sung thêm phiếu đánh giá cho hình thức đào tạo này để đánh giá chất lƣợng khóa học thực chất hơn.

Các kết quả đánh giá chất lƣợng khóa học đã đƣợc tác giả phân tích xen kẽ trong những phần trên của luận văn qua các số liệu thống kê.

Khảo sát mức độ hài lòng của học viên sau khi tham gia đào tạo. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.9 Mức độ hài lòng của học viên sau đào tạo về nội dung của khóa học Mức độ đánh giá Số lƣợng ý kiến Tỷ trọng (%) Hài lòng 70 58 Khá hài lòng 47 39 Không hài lòng 3 3 Tổng 120 100 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nhƣ vậy, tỷ lệ học viên cảm thấy hài lòng và khá hài lòng về chất lƣợng khoá đào tạo (nhƣ nội dung bài giảng, giảng viên, thời lƣợng khoá học…) sau khi tham gia khóa học chiếm tỷ lệ cao.Mỗi nhân viên đƣợc đào tạo cảm thấy hài lòng vì đƣợc bồi dƣỡng và nâng cao nghiệp vụ cũng nhƣ kỹ năng của bản thân.

3.2.4.3 Đánh giá tình hình thực hiện công việc sau đào tạo

Công ty cũng thực hiện đánh giá chất lƣợng nhân viên sau đào tạo thông qua việc lấy ý kiến của học viên, cấp quản lý trực tiếp và trƣởng đơn vị nơi tiếp nhận

hoặc cử nhân viên đi đào tạo trong vòng 2 đến 3 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học. Thời điểm đánh giá tùy theo quy định của từng nghiệp vụ và yêu cầu của từng vị trí. Tuy nhiên, chất lƣợng của việc đánh giá này chƣa cao do việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của nhân viên, cấp quản lý trực tiếp, trƣởng đơn vị và các tiêu chí để đánh giá sự thay đổi của nhân viên sau đào tạo chƣa thật sự rõ ràng. Mẫu đánh đánh giá sau đào tạo đƣợc thể hiện ở phụ lục luận văn này.

Nhìn chung, chất lƣợng học viên sau đào tạo tại Công ty đã đƣợc cải thiện khá nhiều. Thể hiện rõ nhất là sau khi tham gia các lớp kỹ năng và lớp đào tạo về công nghệ. Số lƣợng thƣ khiếu nại, thƣ chê của khách hàng đối với nhân viên Công ty sau khi đƣợc đào tạo giảm. Khách hàng hài lòng với chất lƣợng phục vụ của Công ty hơn. Tốc độ xử lý công việc trên các phần mềm của Công ty đƣợc cải thiện đáng kể do nhân viên đã đƣợc thực hành trên hệ thống phần mềm tại trung tâm đào tạo. Mức độ tuân thủ quy định của tăng do nhân viên đã nắm rõ quy trình, nghiệp vụ của Công ty.Tỷ lệ lỗi nghiệp vụ của nhân viên trƣớc và sau khi đào tạo đƣợc cải thiện rõ rệt.

Kết quả khảo sát nhân viên về nội dung đánh giá công tác ĐTNL cho thấy đã thực hiện khá tốt công việc này.

Tuy nhiên, việc đánh giá chất lƣợng học viên tại Công ty sau đào tạo chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá học viên thông qua kết quả thi, số chứng chỉ đƣợc cấp, dựa vào đánh giá chủ quan của cấp quản lý trực tiếp và trƣởng đơn vị kênh phân phối, chƣa có các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá hiệu quả công việc cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của tổ chức.

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đào tạo của công ty

3.3.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

3.3.1.1. Yếu tố kinh tế

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) 6 tháng đầu năm 2016 ƣớc tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,55%. Trong mức tăng 5,52% của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12% (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 7,09%), đóng góp 2,41 điểm phần trăm vào tăng trƣởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,35% (quý I tăng 5,98%; quý II tăng 6,68%), đóng góp 2,38 điểm phần trăm. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm

0,18% (quý I giảm 1,31%; quý II tăng 0,36%), làm giảm 0,03 điểm phần trăm mức tăng trƣởng chung. Tăng trƣởng 6 tháng đầu năm nay cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2012-2015.

Từ những số liệu ở trên, có thể thấy, tốc độ tăng trƣởng GDP tăng, chứng tỏ nền kinh tế nƣớc ta đang trên đà phục hồi và phát triện ổn định, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc thuận lợi và ổn định hơn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ đầu tƣ mở rộng quy mô và đẩy mạnh quảng bá thƣơng hiệu, các dịch vụ quảng cáo, đặc biệt là dịch vụ quảng cáo trực tuyến (Marketing Online) nhờ đó mà phát triển hơn.Ngoài ra, khu vực dịch vụ tăng chiếm tỷ trọng cao nhất chứng tỏ các hoạt động dịch vụ trong nƣớc đang phát huy hiệu quả. Đây là một điều kiện thuận lợi đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là dịch vụ quảng cáo trực tuyến nhƣ công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA.

Trƣớc tình hình kinh tế phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, từ đó doanh nghiệp có điều kiện tập trung phát triển các nguồn lực, đào tạo và huấn luyện nhân lực, thu hút lao động mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, kinh tế ổn định, đời sống đƣợc nâng cao, nhu cầu phát triển, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của con ngƣời sẽ ngày càng cao, công tác đào tạo nguồn nhân lực từ đó đƣợc chú trọng và mở rộng hơn. Chính vì vậy, công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA cũng cần phải có những chính sách nâng cao chất lƣợng đào tạo phù hợp với xu hƣớng chung của toàn xã hội.

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng internet Việt Nam đang đƣợc coi là thị trƣờng tiềm năng trong ngành tiếp thị trực tuyến. Năm 2014 ngành tiếp thị trực tuyến của Việt Nam liên tục tăng trƣởng với tốc độ 60 – 70%/năm.Và, theo dự kiến của các chuyên gia trong ngành thì tốc độ này con duy trì trong vòng ba đến năm năm tới. Sự phát triển nhanh chóng và liên tục nhƣ thế này sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành nhƣ công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA về tiềm năng phát triển và tốc độ tăng trƣởng.

Nhƣ vậy, với điều kiện kinh tế thuận lợi, hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA cũng nhờ đó sẽ đạt đƣợc hiệu

quả cao hơn. Để theo kịp xu hƣớng phát triển của toàn xã hội thì việc phát triển mở rộng quy mô kinh doanh là điều tất yếu mà công ty luôn hƣớng tới. Để làm đƣợc điều đó, công ty sẽ tập trung phát triển nguồn lực, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên trong công ty. Chính vì thế, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải đƣợc quan tâm hàng đầu. Công ty cần phải có những chính sách đầu tƣ, phát triển mở rộng, cải tiến chƣơng trình đào tạo để công tác đào tạo nguồn nhân lực đƣợc hiệu quả và toàn diện hơn nữa.

3.3.1.2. Hệ thống đào tạo và giáo dục xã hội

Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu về hệ thống giáo dục đào tạo ngành công nghệ thông tin.Bởi vì đây sẽ là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu cho công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA .

Theo thống kê của hội tin học TP. Hồ Chí Mình (HCA), năm 2014 Việt Nam có 400 cơ sở đào tạo có liên quan đến công nghệ thông tin. Có thể nói, đây là nguồn lao động hùng hậu cung cấp cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực công nghệ nhƣ công ty NovAds. Tuy nhiên, số lƣợng lao động sau khi tốt nghiệp ra trƣờng đạt yêu cầu tuyển dụng thì vẫn còn thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Trong cuộc khảo sát 80 doanh nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông sử dụng 6330 nhân lực do Hội tin học TP. Hồ Chí Minh thực hiện thì có 28% số nhân lực này đạt yêu cầu của doanh nghiệp, 72% nhân lực phải đào tạo lại mới có thể theo kịp các dự án đang triển khai. Nguyên nhân là do 72% sinh viên không có kinh nghiệm thực hành, 42% sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% sinh viên không biết lĩnh vực hành nghề, 70% sinh viên không thành thạo ngoại ngữ.

Nhƣ vậy, thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang trở thành lực cản đối với nỗ lực của Việt nam đƣa công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, chứng tỏ hệ thống giáo dục đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng lao động cho các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực công nghệ - truyền thông nhƣ công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA . Công ty sẽ phải tốn chi phí trong việc đào tạo lại nhân lực khi vào làm việc tại công ty và hiệu quả đào tạo trong công ty cũng theo đó mà bị giảm sút. Có thể nói, đây là một thách thức đòi hỏi công ty phải có biện pháp phù hợp để khắc phục đƣợc thực trạng trên.

3.3.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Trong môi trƣờng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, công việc thƣờng xuyên thay đổi theo hƣớng áp dụng công nghệ và sử dụng công nghệ ngày càng cao. Các doanh nghiệp không ngừng đa dạng hóa các tiện ích của mình, cung cấp các sản phẩm tự động hóa cao, tập trung vào những sản phẩm kết hợp với kỹ thuật mới. Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu trong hệ thống, an toàn điện tử đƣợc chú trọng. Vì vậy, việc trang bị kiến thức, kỹ năng về các công nghệ, kỹ thuật mới cho nhân viên là rất quan trọng.

3.3.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp

Chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu, chiến lƣợc xuyên suốt trong quá trình hoạt động của công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA là tập trung phát triển mở rộng quy mô, khẳng định uy tín thƣơng hiệu trên thị trƣờng Việt Nam, trở thành công ty số một về triển khai các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm tại Việt Nam.

Xác định vai trò là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA luôn không ngừng cập nhật những thông tin, kiến thức ngành cho các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành cùng mở rộng thị trƣờng trực tuyến, đƣa ngành tiếp thị trực tiếp của Việt Nam vƣơn lên tầm quốc tế.

Mục tiêu của công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA năm 2015 là tập trung cao độ vào hai chữ “chất lƣợng”.Nâng cao chất lƣợng trong quản trị, trong kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, chất lƣợng thƣơng hiệu, và chất lƣợng trong văn hóa doanh nghiệp.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu, chiến lƣợc trên, công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ NOVA phải luôn tập trung phát triển nguồn nhân lực, mở rộng đầu tƣ thu hút nhân tài, nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. Do đó, công ty cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể tập trung phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực nhiều hơn. Bởi nguồn nhân lực có vững mạnh thì công ty mới phát triển bền vững.

Tài chính của công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ và Truyền thông Nova là một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù, có nguồn thu cũng tƣơng đối lớn đã tạo ra một tiềm lực tài chính tƣơng đối ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn truyền thông và công nghệ NOVA (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)