CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
1.3 Nội dung và yêu cầu của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp
1.3.2 Lập kế hoạch đào tạo
Từ nhu cầu đào tạo đã đƣợc xác định cần phân tích và sắp xếp nhu cầu đào tạo theo thứ tự ƣu tiên gắn với nhu cầu của tổ chức trong việc lập kế hoạch đào tạo.
Một kế hoạch đào tạo sẽ bao gồm những nội dung: Mục tiêu đào tạo, đối tƣợng đào tạo, chƣơng trình đào tạo cụ thể, thời gian dự kiến thực hiện, kinh phí và nguồn lực cần thiết để đảm bảo cho kế hoạch đó đƣợc thực hiện hiệu quả.
- Để lập kế hoạch đào tạo cần xác định rõ mục tiêu khóa học: Mục tiêu của
khóa học là cái mà chúng ta dự định đạt đƣợc trong việc nâng cao hay thay đổi về kết quả thực hiện công việc của ngƣời học sau khi đã tham dự khóa học. Mục tiêu học tập là những cái mà chúng ta dự định thu đƣợc ở một mức độ nào đó về mặt kiến thực, kỹ năng, thái độ sau khi kết thúc một phần/modun/khóa học, hay nói một cách khác là những năng lực mà khóa học này dự kiến phát triển.
Mục tiêu của khóa học ngày càng phức tạp bao nhiêu thì việc xây dựng các mục tiêu học tập và định lƣợng đƣợc càng khó.Vì vậy, khi xây dựng mục tiêu học tập, cần phải tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực cần đào tạo, các giảng viên, các cán bộ quản lý.
Khi xây dựng kế hoạch đào tạo, ta cần phải xác định phƣơng pháp đào tạo, phát triển phù hợp theo mục tiêu đào tạo và phát triển, tùy theo kinh phí, giảng viên/ngƣời hƣớng dẫn và khả năng của ngƣời học. Khi lựa chọn hình thức đào tạo cũng không nhất thiết là chúng ta chỉ chọn một hình thức duy nhất.Việc phối hợp các hình thức đào tạo sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình học tập và ứng dụng kỹ năng mới của nhân viên, dẫn đến rút ngắn quá trình cải thiện kết quả làm việc.
Khi lập kế hoạch đào tạo cần xác định rõ phƣơng pháp đánh giá kết quả đào tạo và đạt đƣợc sự cam kết của những ngƣời có liên quan trong tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo sau này. Có 3 mức lập kế hoạch đào tạo nhân lực nhƣ sau:
- Kế hoạch đào tạo nhân lực:Bản chất là tổng hợp nhu cầu đào tạo trong thực tiễn
của toàn doanh nghiệp. Đƣợc sử dụng bởi ngƣời ra quyết định, một kế hoạch đào tạo bao gồm nội dung: Tên khóa học, số lƣợng các khóa học, các mô tả tổng quát về các khóa học hay những nội dung chính, thời gian dự kiến tổ chức, địa điểm đào tạo, kinh phí. Ngoài ra kế hoạch này có thể đề cập đến các biện pháp về tổ chức quản lý (giải pháp phi đào tạo) để nâng cao kết quả thực hiện công việc nói chung.
- Kế hoạch hành động/thực hiện: Chủ yếu đƣợc sử dụng bởi những ngƣời lập
kế hoạch đào tạo. Các kế hoạch này đƣợc mô tả trong biểu đồ thực hiện theo thời gian và trách nhiệm cho các khóa học khác nhau và các biện pháp về tổ chức, quản lý cụ thể. Nó có thể bao gồm diễn giải về các học phần (modun).
- Kế hoạch về khóa đào tạo: Thƣờng đƣợc sử dụng bởi những nhà tổ chức và
các giảng viên, bởi vì nó cụ thể hóa việc lập kế hoạch và phát triển khai thác các công việc cần thiết cho từng khóa học và thƣờng có kèm theo các bản mô tả về từng buổi học.
Nội dung và mức độ của các kế hoạch đào tạo nhân lực sẽ thay đổi theo quy mô của từng tổ chức và việc có bộ phận chuyên trách để thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực hiệu quả.
Nhìn chung kế hoạch đào tạo cần chứa đựng thông tin trả lời cho các câu hỏi: Đào tạo cái gì; đào tạo cho ai; đào tạo ở đâu, khi nào; đào tạo nhƣ thế nào; ai có trách nhiệm tổ chức; nguồn kinh phí cần thiết là bao nhiêu?
- Kế hoạch về chi phí đào tạo nhân lực: Chi phí đào tạo quyết định đến việc
lựa chọn các phƣơng pháp đào tạo. Khi thực hiện một khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên, tổ chức cần dự tính những khoản chi phí đầu tƣ cho khóa học đó nhƣ xác định đƣợc những lợi ích gì mà khóa đào tạo đó đem lại cho cá nhân ngƣời đƣợc cử đi đào tạo và bản thân tổ chức. Nếu không tính toán những chi phí đó thì dẫn đến tình trạng tổ chức sẽ đầu tƣ cho các khóa đào tạo có thể thiếu hoặc thừa mà lợi ích thu đƣợc sau đào tạo, ngƣời đƣợc đào tạo khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa chắc đã bù đắp đƣợc những chi phí đó, thậm chí chất lƣợng đào tạo vẫn chƣa đƣợc nâng cao thực sự. Vì vậy, việc tính toán chi phí đào tạo nhân lực là rất cần thiết và quan trọng.
Các chi phí đào tạo bao gồm cả chi phí về mặt tài chính cũng nhƣ chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí mất đi khi cho ngƣời lao động đi học, do đó họ không thể đảm bảo đƣợc việc sản xuất kinh doanh và chi phí cơ hội của đồng vốn bỏ ra cho quá trình đào tạo. Chi phí tài chính bao gồm: Những chi phí về học tập, đó là những chi phí phải trả trong quá trình ngƣời lao động học tập và những khoản tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động khi họ tham gia đào tạo, chi phí trang thiết bị phục vụ đào tạo; Chi phí đào tạo, đó là chi phí tiền lƣơng của những ngƣời quản trị trong thời gian họ quản lý bộ phận học việc, tiền thù lao cho những ngƣời trực tiếp tham gia huấn luyện, những chi phí khác: nhƣ điện, nƣớc… và những khoản tiền phải trả cho những tổ chức, những bộ phận có liên quan.
Chi phí đào tạo nhân lực bao gồm rất nhiều chi phí khác nhau và có thể chia thành ba loại sau:
Bảng 1.3. Chi phí đào tạo nhân lực
Phân loại Nội dung
Chi phí bên trong
Là chi phí cho các phƣơng tiện vật chất và kỹ thuật cơ bản nhƣ: khấu hao tài sản cố định phục vụ đào tạo, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy; chi phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo: cán bộ giảng dạy, công nhân huấn luyện thực hành, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp.
Chi phí cơ hội
Là chi phí tiền lƣơng phải trả cho các học viên trong thời gian họ đƣợc cử đi đào tạo và không tham gia công việc ở doanh nghiệp.
Chi phí bên ngoài
Hầu hết các doanh nghiệp không tự tổ chức toàn bộ các chƣơng trình đào tạo cho nhân viên của mình mà thƣờng phải thuê bên ngoài nhƣ:
+ Tiền chi phí đi lại, ăn ở và học bổng (nếu có) cho học viên + Tiền trả cho các tổ chức, cá nhân mà doanh nghiệp thuê họ đào tạo
Tổng chi phí Bao gồm: chi phí bên trong, chi phí cơ hội và chi phí bên ngoài
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)