Các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn truyền thông và công nghệ NOVA (Trang 40 - 45)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nhân lực của doanh nghiệp

Các yếu tố môi trƣờng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động đào tạo nhân lực.Mỗi một nhân tố lại có tác động theo những chiều hƣớng khác nhau, ở mức độ khác nhau và vào những thời điểm có thể khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nhân lực để tác động kịp thời giúp cho công tác này đƣợc diễn ra một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả doanh nghiệp.

1.4.1. Các nhân tố bên ngoài

1.4.1.1 Yếu tố kinh tế

Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc bất ổn định, một mặt doanh nghiệp phải duy trì lực lƣợng có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động, cắt giảm nhân sự. Khi đó, công tác đào tạo bị hạn chế, quy mô chƣơng trình đào tạo trong doanh nghiệp bị thu hẹp. Doanh nghiệp chỉ tập trung đào tạo bổ sung cho những nhân sự còn lại của công ty để củng cố tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng đƣợc với sự thay đổi công việc.

Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp phát triển nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng, đào tạo, huấn luyện nhân lực về mọi mặt nhằm thu hút ngƣời lao động tham gia vào các quá trình thực hiện và hoàn thành mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động đào tạo nhân lực trong công ty đƣợc tăng cƣờng, quy mô các chƣơng trình đào tạo đƣợc mở rộng hơn.

Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng của ngành mà công ty kinh doanh cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo của doanh nghiệp. Khi tốc độ tăng trƣởng của ngành cao, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng và phát triển. Doanh nghiệp sẽ đầu tƣ vào nhân lực, nâng cao chất lƣợng lao động để đáp ứng đƣợc sự phát triển của ngành. Còn nếu tốc tăng trƣởng của ngành thấp, doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn, khi đó doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mô, thắt chặt chi tiêu nhƣ vậy ngân quỹ cho đào tạo nhân lực cũng trở nên hạn hẹp.

1.4.1.2 Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội

Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội là một kênh cung cấp phần lớn lực lƣợng lao động cho doanh nghiệp. Hệ thống giáo dục với đặc thù đào tạo đa ngành, đa cấp nhƣ hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực nhất là nhu cầu nhân lực trong các ngành công nghiệp mới. Sự tác động của yếu tố này có thể đi theo hai hƣớng:

- Hƣớng thứ nhất, đó là hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội ảnh hƣởng tới chất lƣợng đầu vào của nhân lực trong doanh nghiệp từ đó tác động tới đào tạo. Nếu hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội tốt, nó sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp đội ngũ lao động chất lƣợng cao, có trình độ chuyên môn giỏi và kỹ năng thực hiện công việc tốt thì doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo hoặc đào tạo rất ít. Ngƣợc lại,

khi hệ thống giáo dục đào tạo không tốt thì lực lƣợng lao động mà doanh nghiệp tuyển vào cũng không có chất lƣợng cao, kỹ năng thực hiện công việc chƣa thành thạo, Do đó, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí cũng nhƣ nhân lực để đào tạo và đào tạo lại nhằm hoàn thiện kỹ năng thực hiện công việc cho ngƣời lao động.

- Hƣớng tác động thứ hai của hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội tác động đến hoạt động đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp đó là ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời kéo theo hàng loạt sự tăng lên của các chi phí cần chi cho công tác đào tạo. Bởi, nếu hệ thống giáo dục đào tạo tốt, chất lƣợng đào tạo trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Ngƣợc lại, nếu hệ thống giáo dục không tốt, chất lƣợng đào tạo của doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp.

1.4.1.3 Văn hóa xã hội

Đặc thù văn hóa – xã hội của mỗi nƣớc, mỗi vùng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đào tạo nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp… Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hƣởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động). Tâm lý khách hàng ở mỗi vùng khác nhau là khác nhau,vì vậy việc đào tạo nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là một ƣu tiên. Cần phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

1.4.2. Nhân tố bên trong

1.4.2.1. Chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến đào tạo nhân lực

Từ mục tiêu, chiến lƣợc đó doanh nghiệp sẽ đặt ra những yêu cầu cho đào tạo nhân lực trong thời gian tới.Bằng việc doanh nghiệp sẽ lập ra kế hoạch nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhân lực về số lƣợng và chất lƣợng để thực hiện các mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh đã đặt ra.

Khi doanh nghiệp đề ra mục tiêu là phát triển toàn diện và mở rộng quy mô, khi đó nhu cầu về nhân lực trong doanh nghiệp sẽ tăng lên, công tác đào tạo khi đó cũng phải tăng.Mở rộng đào tạo một cách toàn diện cho nhân viên mới đồng thời

phải nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên cũ trong doanh nghiệp. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp xác định mục tiêu là phát triển tập trung, thu hẹp quy mô, khi đó công tác đào tạo trong doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, bởi lƣợng nhân sự trong công ty có thể bị cắt giảm, doanh nghiệp chỉ chú trọng đạo tạo các kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ thực sự cần thiết cho nhân viên để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

1.4.2.2. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến công tác đào tạo nhân lực, cụ thể là ảnh hƣởng trực tiếp tới ngân sách dành cho đào tạo của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận cao. Từ đó doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tƣ phát triển các nguồn lực, mở rộng thêm về quy mô; ngân sách đào tạo sẽ đƣợc đầu tƣ nhiều hơn, công tác đào tạo cũng đƣợc doanh nghiệp chú trọng.

Ngƣợc lại, năng lực tài chính của công ty không tốt, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.Doanh nghiệp sẽ có chính sách thắt chặt, cắt giảm chi tiêu, ngân sách đạo tạo cũng trở nên hạn hẹp, các hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp cũng bị hạn chế.

1.4.2.3. Người lao động trong doanh nghiệp

Ngƣời lao động là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố con ngƣời

Ngƣời lao động tác động đến đào tạo đƣợc chia ra làm hai đối tƣợng: đối tƣợng đƣợc đào tạo và ngƣời đảm nhận công tác quản lý đào tạo:

- Ngƣời đảm nhận công tác quản lý đào tạo đòi hỏi phải có kinh nghiệm cũng nhƣ đủ trình độ chuyên môn về lĩnh vực đào tạo và phát triển.

- Đối tƣợng đƣợc đào tạo là những ngƣời lao động thực sự có nhu cầu đào tạo Một yếu tố quan trọng của nhóm yếu tố tác động đến công tác đào tạo đó là trình độ của ngƣời lao động. Trình độ của họ ở mức nào, trình độ cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao đông nhƣ thế nào, sẽ quyết định đến các phƣơng pháp đào tạo khác nhau, các chƣơng trình và hình thức đào tạo cho hợp lý với từng đối tƣợng

1.4.2.4. Nhà quản trị

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách, phƣơng hƣớng cho sự phát triển của doanh nghiệp.Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đƣa ra các định hƣớng phù hợp cho doanh nghiệp.

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra, nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp.Một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận. Mặt khác, nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi ngƣời nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn truyền thông và công nghệ NOVA (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)