Cơ cấu dự án FDI theo hình thức đầu tƣ tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 58)

đầu tư tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Trên phạm vi cả nƣớc nói chung cũng nhƣ tỉnh Bắc Giang nói riêng có chủ trƣơng đối xử công bằng với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực tế đối với các doanh nghiệp liên doanh nƣớc ngoài thì bên Việt Nam thƣờng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, vốn đầu tƣ bằng tiền là rất ít mà hiện nay trên địa bàn tỉnh, các KCN, CCN đang phát triển rất nhanh, do đó hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài vẫn chiếm đa số. Qua điều này nhìn về góc độ lạc quan cho chúng ta thấy môt trƣờng đầu tƣ của tỉnh khá thuận lợi, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã hoàn toàn yên tâm và tin tƣởng vào môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn về phía ngƣợc lại thì điều này cho chúng ta thấy các doanh nghiệp trong tỉnh đã bộc lộ những yếu kém lớn về kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật không bắt kịp với các doanh nghiệp lớn của nƣớc bạn.

Trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, quy mô vốn còn rất hạn chế, không tập trung vào ngành công nghệ cao, hiện đại nên không học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng nhƣ trình độ khoa học - công nghệ từ đối tác nƣớc ngoài.

2.2.1.4. Cơ cấu dự án và vốn FDI theo đối tác

Thời gian qua, Bắc Giang thu hút đƣợc 149 dự án FDI từ 10 đối tác nƣớc ngoài khác nhau là: Anh, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sa Moa và Singapore. Trong đó có 4 đối tác chính là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc, chiếm 89,93% tổng số dự án và 43,89 % tổng vốn đăng ký.

Tuy nhiên, Sa Moa lại là nƣớc có số vốn đầu tƣ lớn nhất tại tỉnh với vốn đăng ký là 1,12 tỷ USD, chiếm 53,27% tổng vốn đăng ký, Trung Quốc đứng thứ hai với 292.589.527 USD chiếm 13,92%, tiếp đến là Đài Loan với 264.610.000 USD chiếm 12,59% và Hàn Quốc với 261.354.089 USD chiếm 12,43% tổng vốn đăng ký; còn lại là các đối tác khác. Theo số dự án thì Hàn Quốc và Trung Quốc dẫn đầu danh sách, tiếp đến là Nhật Bản và Đài Loan có số dự án tƣơng đƣơng nhau. Ta có thể thấy rõ hơn qua Bảng 2.5 dƣới đây.

Hàn Quốc tuy dẫn đầu về số dự án, nhƣng vốn đầu tƣ đăng ký vẫn khá khiêm tốn, quy mô bình quân một dự án còn nhỏ, khoảng 3,63 triệu USD; Đài Loan và Nhật Bản mặc dù có số dự án ít, nhƣng vốn đầu tƣ đăng ký ở mức khá, quy mô vốn ở mức tƣơng đối cao, lần lƣợt là 24,06 triệu USD và 5,48 triệu USD. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cần có giải pháp tốt để thu hút vốn từ các đối tác này, trên cả hai phƣơng diện là số dự án và số vốn đầu tƣ đăng ký. Còn Anh, Pháp và Singapore là các đối tác có nhiều tiềm năng, nhƣng đầu tƣ vào tỉnh Bắc Giang còn khiêm tốn cả về số dự án và vốn đăng ký. Bắc Giang cũng cần có biện pháp xúc tiến thích hợp để thu hút đƣợc sự quan tâm đầu tƣ từ các đối tác này cùng với các đối tác tiềm năng khác nhƣ Mỹ, EU,…

Bảng 2.5: Cơ cấu dự án và vốn FDI theo đối tác tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014. từ 1997 đến 4/2014. TT Đối tác Số dự án Tỷ trọng dự án (%) Vốn ĐK Tỷ trọng vốn ĐK (%) Quy mô bình quân 1 dự án (USD) 1 Samoa 1 0.67 1,120,000,000 53.27 1,120,000,000 2 Ấn Độ 1 0.67 3,500,000 0.17 3,500,000 3 Anh 1 0.67 3,000,000 0.14 3,000,000 4 Pháp 1 0.67 9,500,000 0.45 9,500,000 5 Singapore 1 0.67 4,300,000 0.20 4,300,000 6 Đài Loan 11 7.38 264,610,000 12.59 24,055,455 7 Hồng Kông 10 6.71 39,262,000 1.87 3,926,200 8 Trung Quốc 32 21.48 292,589,527 13.92 9,143,423 9 Hàn Quốc 72 48.32 261,354,089 12.43 3,629,918 10 Nhật Bản 19 12.75 104,192,748 4.96 5,483,829 Tổng 149 2,102,308,364

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

2.2.1.5. Cơ cấu dự án và vốn FDI theo địa bàn đầu tư:

Có thể phân theo đơn vị hành chính hoặc theo tiêu chí dự án nằm trong hay ngoài KCN, CCN.

Theo tiêu chí đơn vị hành chính

Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, khu vực 2 huyện Việt Yên và Yên Dũng có số dự án nhiều nhất và tổng vốn đầu tƣ đăng ký cũng lớn nhất (113 dự án và 1.954.984.653 USD); tiếp đến là thành phố Bắc Giang có 14 dự án với 25.049.207 USD; khu vực 3 huyện Lạng Giang, Hiệp Hoà và Tân Yên với (15 dự án và 58.855.301 USD); khu vực 3 huyện gồm: Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế chỉ thu hút đƣợc 7 dự án với 63.419.204 USD.

Bảng 2.6: Cơ cấu dự án và vốn đăng ký phân theo địa bàn huyện, thành phố từ 1997 đến 4/2014. TT Huyện, thành phố Dự án Vốn ĐK (USD) 1 Bắc Giang 14 25,049,207 2 Lạng Giang 5 5,250,000 3 Tân Yên 6 26,650,000 4 Hiệp Hòa 4 26,955,301 5 Việt Yên 86 1,840,317,128 6 Yên Dũng 27 114,667,525 7 Yên Thế 2 9,719,204 8 Lục Nam 4 52,900,000 9 Lục Ngạn 1 800,000 10 Sơn Động 0 0 Tổng 149 2,102,308,365

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Sở dĩ, kết quả thu hút các dự án FDI không đều nhƣ vậy bởi hai huyện Việt Yên và Yên Dũng có vị trí địa lý thuận lợi, các KCN của tỉnh đều đƣợc xây dựng ở hai huyện này; khu vực các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế thu hút đƣợc ít dự án FDI bởi đây là các huyện miền núi, có vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn. Còn thành phố Bắc Giang chỉ có 14 dự án FDI đầu tƣ, con số này là ít nếu so về vị thế là trung tâm tỉnh lỵ của Bắc Giang.

Theo tiêu chí dự án nằm trong hay nằm ngoài các KCN, CCN

Bảng 2.7: Cơ cấu dự án và vốn FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014. 1997 đến 4/2014. Số dự án Tỷ trọng dự án (%) Vốn ĐK (USD) Tỷ trọng vốn ĐK (%) Trong KCN, CCN 97 65.1 1,846,296,748 87.8 Ngoài KCN, CCN 52 34.9 256,011,616 12.2 Tổng 149 2,102,308,364

Qua Bảng 2.7 ở trên và các Biểu đồ 2.6, 2.7 có thể thấy rằng, các KCN, CCN có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ và đã nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Bắc Giang. Khu vực này thu hút phần lớn số dự án và vốn đăng ký với 97 dự án, 1.846.296.748 USD VĐK (tƣơng ứng 65,1% và 87,8%).

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dự án FDI tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)