Cơ cấu dự án và vốn FDI theo ngành tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang (Trang 52)

từ 1997 đến 4/2014.

TT Ngành Số dự án Tỷ trọng

dự án (%) Vốn đăng ký (USD) VĐK(%)Tỷ trọng

1 Công nghiệp – Xây dựng 144 96,64 2.098.302.894 99,81

2 Dịch vụ 5 3,36 4.005.470 0,19

Tổng 149 2.102.308.364

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Về cơ cấu đầu tƣ theo ngành của các dự án FDI tại Bắc Giang: Ngành công nghiệp - xây dựng đặc biệt chiếm ƣu thế cả về số dự án và vốn đăng ký với 96,64% tổng số dự án và 99,81% tổng vốn đăng ký; các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực dịch vụ chiểm tỷ trọng không đáng kể. Điều này tƣơng đối phù hợp với điều kiện và thế mạnh của tỉnh.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dự án FDI theo ngành tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014. tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn FDI theo ngành tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014. tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014.

Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng không chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà còn có quy mô vốn bình quân cao hơn rất nhiều so với quy mô bình quân của các dự án trong lĩnh vực dịch vụ (14,57 triệu USD/dự án so với 0,8 triệu USD/dự án).

Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, các dự án chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực: Sản xuất sản phẩm và linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm, thiết bị điện (dự án của Công ty TNHH WINTEK Việt Nam; dự án của Công ty TNHH SIFLEX Việt Nam; dự án của Công ty TNHH UMEC Việt Nam; dự án của Công ty TNHH Fuhong; hay dự án của Công ty TNHH Daeyang Hà Nội,…); Sản xuất hàng may mặc (dự án của Công ty TNHH Một thành viên Vina Prauden; dự án của Công ty TNHH YOUNGONE Bắc Giang; dự án của Công ty TNHH Unico Global; dự án của Công ty Quốc tế Việt Pan Pacific; dự án của Công ty TNHH Một thành viên C&M Vina, hay dự án của Công ty TNHH Thời trang Vert,…); lĩnh vực xây dựng (dự án của Công ty TNHH một thành viên Fu Giang; dự án Khu nhà ở công nhân KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang của Công ty TNHH Wintek Việt Nam,…).

Trong thời gian tới, bên cạnh tiếp tục khai thác những thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, Bắc Giang cần tăng cƣờng thu hút các dự án FDI vào ngành dịch vụ nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc, đó là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

2.2.1.3. Cơ cấu dự án và vốn FDI theo hình thức đầu tư

Các dự án FDI tại Bắc Giang đều đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức chủ yếu: Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các hình thức khác nhƣ BOT, BTO, BT,… đều chƣa xuất hiện. Đây cũng là thực trạng chung của cả nƣớc. Ta theo dõi qua Bảng 2.4 dƣới đây và các Biểu đồ 2.4, 2.5

Bảng 2.4: Cơ cấu dự án và vốn FDI theo hình thức đầu tư tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014. TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tỷ trọng dự án (%) Vốn đăng ký (USD) Tỷ trọng VĐK (%) 1 Liên doanh 12 8,05 27.522.470 1,31 2 100% vốn ĐTNN 137 91,95 2.074.785.894 98,69 Tổng 149 2.102.308.364

Đánh giá hai hình thức FDI tại tỉnh Bắc Giang, ta thấy rằng hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ƣa thích hơn cả, với 137 dự án chiếm 91,95% tổng số dự án và 2.074.785.894 USD chiếm 98,69% tổng vốn đăng ký, còn hình thức liên doanh chỉ với 12 dự án, tỷ trọng 8,05% tổng số dự án và 27.522.470 USD, tỷ trọng 1,31% tổng vốn đăng ký, và theo quy mô vốn bình quân thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng chiếm ƣu thế hơn hẳn hình thức doanh nghiệp liên doanh (hơn 15,1 triệu USD so với hơn 2,3 triệu USD).

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dự án FDI theo hình thức đầu tư tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014. đầu tư tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Trên phạm vi cả nƣớc nói chung cũng nhƣ tỉnh Bắc Giang nói riêng có chủ trƣơng đối xử công bằng với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực tế đối với các doanh nghiệp liên doanh nƣớc ngoài thì bên Việt Nam thƣờng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, vốn đầu tƣ bằng tiền là rất ít mà hiện nay trên địa bàn tỉnh, các KCN, CCN đang phát triển rất nhanh, do đó hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài vẫn chiếm đa số. Qua điều này nhìn về góc độ lạc quan cho chúng ta thấy môt trƣờng đầu tƣ của tỉnh khá thuận lợi, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã hoàn toàn yên tâm và tin tƣởng vào môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn về phía ngƣợc lại thì điều này cho chúng ta thấy các doanh nghiệp trong tỉnh đã bộc lộ những yếu kém lớn về kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật không bắt kịp với các doanh nghiệp lớn của nƣớc bạn.

Trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, quy mô vốn còn rất hạn chế, không tập trung vào ngành công nghệ cao, hiện đại nên không học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng nhƣ trình độ khoa học - công nghệ từ đối tác nƣớc ngoài.

2.2.1.4. Cơ cấu dự án và vốn FDI theo đối tác

Thời gian qua, Bắc Giang thu hút đƣợc 149 dự án FDI từ 10 đối tác nƣớc ngoài khác nhau là: Anh, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sa Moa và Singapore. Trong đó có 4 đối tác chính là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc, chiếm 89,93% tổng số dự án và 43,89 % tổng vốn đăng ký.

Tuy nhiên, Sa Moa lại là nƣớc có số vốn đầu tƣ lớn nhất tại tỉnh với vốn đăng ký là 1,12 tỷ USD, chiếm 53,27% tổng vốn đăng ký, Trung Quốc đứng thứ hai với 292.589.527 USD chiếm 13,92%, tiếp đến là Đài Loan với 264.610.000 USD chiếm 12,59% và Hàn Quốc với 261.354.089 USD chiếm 12,43% tổng vốn đăng ký; còn lại là các đối tác khác. Theo số dự án thì Hàn Quốc và Trung Quốc dẫn đầu danh sách, tiếp đến là Nhật Bản và Đài Loan có số dự án tƣơng đƣơng nhau. Ta có thể thấy rõ hơn qua Bảng 2.5 dƣới đây.

Hàn Quốc tuy dẫn đầu về số dự án, nhƣng vốn đầu tƣ đăng ký vẫn khá khiêm tốn, quy mô bình quân một dự án còn nhỏ, khoảng 3,63 triệu USD; Đài Loan và Nhật Bản mặc dù có số dự án ít, nhƣng vốn đầu tƣ đăng ký ở mức khá, quy mô vốn ở mức tƣơng đối cao, lần lƣợt là 24,06 triệu USD và 5,48 triệu USD. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cần có giải pháp tốt để thu hút vốn từ các đối tác này, trên cả hai phƣơng diện là số dự án và số vốn đầu tƣ đăng ký. Còn Anh, Pháp và Singapore là các đối tác có nhiều tiềm năng, nhƣng đầu tƣ vào tỉnh Bắc Giang còn khiêm tốn cả về số dự án và vốn đăng ký. Bắc Giang cũng cần có biện pháp xúc tiến thích hợp để thu hút đƣợc sự quan tâm đầu tƣ từ các đối tác này cùng với các đối tác tiềm năng khác nhƣ Mỹ, EU,…

Bảng 2.5: Cơ cấu dự án và vốn FDI theo đối tác tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 4/2014. từ 1997 đến 4/2014. TT Đối tác Số dự án Tỷ trọng dự án (%) Vốn ĐK Tỷ trọng vốn ĐK (%) Quy mô bình quân 1 dự án (USD) 1 Samoa 1 0.67 1,120,000,000 53.27 1,120,000,000 2 Ấn Độ 1 0.67 3,500,000 0.17 3,500,000 3 Anh 1 0.67 3,000,000 0.14 3,000,000 4 Pháp 1 0.67 9,500,000 0.45 9,500,000 5 Singapore 1 0.67 4,300,000 0.20 4,300,000 6 Đài Loan 11 7.38 264,610,000 12.59 24,055,455 7 Hồng Kông 10 6.71 39,262,000 1.87 3,926,200 8 Trung Quốc 32 21.48 292,589,527 13.92 9,143,423 9 Hàn Quốc 72 48.32 261,354,089 12.43 3,629,918 10 Nhật Bản 19 12.75 104,192,748 4.96 5,483,829 Tổng 149 2,102,308,364

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

2.2.1.5. Cơ cấu dự án và vốn FDI theo địa bàn đầu tư:

Có thể phân theo đơn vị hành chính hoặc theo tiêu chí dự án nằm trong hay ngoài KCN, CCN.

Theo tiêu chí đơn vị hành chính

Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, khu vực 2 huyện Việt Yên và Yên Dũng có số dự án nhiều nhất và tổng vốn đầu tƣ đăng ký cũng lớn nhất (113 dự án và 1.954.984.653 USD); tiếp đến là thành phố Bắc Giang có 14 dự án với 25.049.207 USD; khu vực 3 huyện Lạng Giang, Hiệp Hoà và Tân Yên với (15 dự án và 58.855.301 USD); khu vực 3 huyện gồm: Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế chỉ thu hút đƣợc 7 dự án với 63.419.204 USD.

Bảng 2.6: Cơ cấu dự án và vốn đăng ký phân theo địa bàn huyện, thành phố từ 1997 đến 4/2014. TT Huyện, thành phố Dự án Vốn ĐK (USD) 1 Bắc Giang 14 25,049,207 2 Lạng Giang 5 5,250,000 3 Tân Yên 6 26,650,000 4 Hiệp Hòa 4 26,955,301 5 Việt Yên 86 1,840,317,128 6 Yên Dũng 27 114,667,525 7 Yên Thế 2 9,719,204 8 Lục Nam 4 52,900,000 9 Lục Ngạn 1 800,000 10 Sơn Động 0 0 Tổng 149 2,102,308,365

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Sở dĩ, kết quả thu hút các dự án FDI không đều nhƣ vậy bởi hai huyện Việt Yên và Yên Dũng có vị trí địa lý thuận lợi, các KCN của tỉnh đều đƣợc xây dựng ở hai huyện này; khu vực các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế thu hút đƣợc ít dự án FDI bởi đây là các huyện miền núi, có vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn. Còn thành phố Bắc Giang chỉ có 14 dự án FDI đầu tƣ, con số này là ít nếu so về vị thế là trung tâm tỉnh lỵ của Bắc Giang.

Theo tiêu chí dự án nằm trong hay nằm ngoài các KCN, CCN

Bảng 2.7: Cơ cấu dự án và vốn FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014. 1997 đến 4/2014. Số dự án Tỷ trọng dự án (%) Vốn ĐK (USD) Tỷ trọng vốn ĐK (%) Trong KCN, CCN 97 65.1 1,846,296,748 87.8 Ngoài KCN, CCN 52 34.9 256,011,616 12.2 Tổng 149 2,102,308,364

Qua Bảng 2.7 ở trên và các Biểu đồ 2.6, 2.7 có thể thấy rằng, các KCN, CCN có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ và đã nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Bắc Giang. Khu vực này thu hút phần lớn số dự án và vốn đăng ký với 97 dự án, 1.846.296.748 USD VĐK (tƣơng ứng 65,1% và 87,8%).

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dự án FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014. theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

Dễ dàng thấy rằng, các KCN, CCN có điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ tốt hơn hẳn so với bên ngoài, thêm vào đó lại có đƣợc nhiều ƣu đãi của tỉnh dành cho các dự án đầu tƣ nên kết quả thu hút các dự án FDI của khu vực này chiếm ƣu thế tuyệt đối là điều hợp lý.

Tuy nhiên, thực tế này cũng đòi hỏi tỉnh có quy hoạch các KCN, CCN một cách hợp lý để rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực.

2.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện các dự án FDI

Tính đến tháng 4/2014, trên địa bàn toàn tỉnh, cùng với việc gia tăng vốn đăng ký mới, tổng vốn đầu tƣ thực hiện cũng tăng, trong tổng số 149 dự án đƣợc cấp phép, có 111 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bƣớc đầu ổn định (chiếm 74,5%), 33 dự án đang triển khai đầu tƣ (chiếm 22,15%), tổng số vốn FDI đƣợc thực hiện từ trƣớc đến nay đạt 791,5 triệu USD, bằng khoảng 37,65% so với tổng vốn đăng ký do một số dự án lớn tiến độ triển khai thực hiện nhanh. Một số dự án có giá trị thực hiện khá nhƣ: Dự án sản xuất và gia công tấm cảm ứng, thiết bị

hiển thị tinh thể lỏng và mô-đun hiển thị tinh thể lỏng của Công ty TNHH Wintek Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1,12 tỷ USD; Dự án của Công ty TNHH Fuhong Prescision Component Bắc Giang (82 triệu USD); Dự án của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam (14,7 triệu USD); Dự án Nhà máy mạ Việt Nhật của Công ty TNHH Một thành viên SURTECKARIYA VIỆT NAM, vốn đăng ký 8 triệu USD; Dự án của Công ty TNHH Một thành viên Giặt và May Việt Pan Pacific, vốn đăng ký 10,3 triệu USD; Dự án của Công ty TNHH UMEC Việt Nam (16 triệu USD), có 1 dự án không triển khai (chiếm 0,67%), 4 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động nhƣng không hiệu quả và đã tạm dừng hoạt động (chiếm 2,68%). Đối với những dự án này, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ sẽ xem xét thu hồi Giấy phép. Ngoài ra, từ trƣớc đến nay, toàn tỉnh đã thu hồi Giấy phép đầu tƣ, Giấy chứng nhận đầu tƣ của 32 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 134,45 triệu USD do các Nhà đầu tƣ vi phạm Luật Đầu tƣ và pháp luật liên quan.

Tình hình triển khai thực hiện các dự án và giải ngân vốn FDI đƣợc thể hiện ở các Bảng 2.8, 2.9 dƣới đây:

Bảng 2.8: Thực trạng triển khai thực hiện các dự án FDI tỉnh Bắc giang từ 1997 đến tháng 4/2014. 1997 đến tháng 4/2014.

Nhóm Chỉ tiêu Số dự

án

Tỷ trọng (%)

1 Dự án đang triển khai 33 22,15

2 Dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định 111 74,5 3 Dự án kinh doanh không hiệu quả, đang tạm ngừng

hoạt động, đề nghị thu hồi 4 2,68

4 Dự án không triển khai, đề nghị thu hồi 1 0,67

Tổng 149

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, năm 2014

hoạt động (trong đó, ¾ dự án đã đi vào hoạt động ổn định, đây chính là các dự án có những đóng góp tích cực đối với địa phƣơng nhƣ tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho ngƣời lao động); các dự án đầu tƣ không hiệu quả hoặc không đƣợc triển khai đầu tƣ chiếm tỷ trọng nhỏ (với 5 dự án, chiếm 3,35% tổng số dự án). Điều này cho thấy, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã rất tin tƣởng vào môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài của tỉnh cũng cần tăng cƣờng kiểm tra, rà soát các dự án để kịp thời phát hiện và xử lý các dự án vi phạm, cũng nhƣ tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc gặp phải trong quá trình triển khai dự án để các dự án đầu tƣ hiệu quả.

Bảng 2.9: Thực trạng giải ngân vốn FDI tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997- 4/2014.

TT Năm Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn đầu tƣ thực hiện (USD)(*) 1 1999-2005 14 29.618.428 - 2 2006 4 12.637.377 - 3 2007 11 205.522.000 15.000.000 4 2008 14 158.074.170 66.800.000 5 2009 10 38.312.000 44.200.000 6 2010 15 61.719.204 61.100.000 7 2011 13 1.155.582.712 189.400.000 8 2012 17 132.312.000 210.000.000 9 2013 35 163.900.473 175.000.000 10 25/4/2014 16 144.630.000 30.000.000 Tổng 149 2.102.308.364 791.500.000

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.

(*): Những năm không có số vốn đầu tư thực hiện là do các nhà đầu tư chưa phải thực hiện chế độ báo cáo theo biểu mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

nhiều đến hoạt động triển khai thực hiện của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh. Biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)