Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014. theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.
Dễ dàng thấy rằng, các KCN, CCN có điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ tốt hơn hẳn so với bên ngoài, thêm vào đó lại có đƣợc nhiều ƣu đãi của tỉnh dành cho các dự án đầu tƣ nên kết quả thu hút các dự án FDI của khu vực này chiếm ƣu thế tuyệt đối là điều hợp lý.
Tuy nhiên, thực tế này cũng đòi hỏi tỉnh có quy hoạch các KCN, CCN một cách hợp lý để rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực.
2.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện các dự án FDI
Tính đến tháng 4/2014, trên địa bàn toàn tỉnh, cùng với việc gia tăng vốn đăng ký mới, tổng vốn đầu tƣ thực hiện cũng tăng, trong tổng số 149 dự án đƣợc cấp phép, có 111 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bƣớc đầu ổn định (chiếm 74,5%), 33 dự án đang triển khai đầu tƣ (chiếm 22,15%), tổng số vốn FDI đƣợc thực hiện từ trƣớc đến nay đạt 791,5 triệu USD, bằng khoảng 37,65% so với tổng vốn đăng ký do một số dự án lớn tiến độ triển khai thực hiện nhanh. Một số dự án có giá trị thực hiện khá nhƣ: Dự án sản xuất và gia công tấm cảm ứng, thiết bị
hiển thị tinh thể lỏng và mô-đun hiển thị tinh thể lỏng của Công ty TNHH Wintek Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1,12 tỷ USD; Dự án của Công ty TNHH Fuhong Prescision Component Bắc Giang (82 triệu USD); Dự án của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam (14,7 triệu USD); Dự án Nhà máy mạ Việt Nhật của Công ty TNHH Một thành viên SURTECKARIYA VIỆT NAM, vốn đăng ký 8 triệu USD; Dự án của Công ty TNHH Một thành viên Giặt và May Việt Pan Pacific, vốn đăng ký 10,3 triệu USD; Dự án của Công ty TNHH UMEC Việt Nam (16 triệu USD), có 1 dự án không triển khai (chiếm 0,67%), 4 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động nhƣng không hiệu quả và đã tạm dừng hoạt động (chiếm 2,68%). Đối với những dự án này, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ sẽ xem xét thu hồi Giấy phép. Ngoài ra, từ trƣớc đến nay, toàn tỉnh đã thu hồi Giấy phép đầu tƣ, Giấy chứng nhận đầu tƣ của 32 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 134,45 triệu USD do các Nhà đầu tƣ vi phạm Luật Đầu tƣ và pháp luật liên quan.
Tình hình triển khai thực hiện các dự án và giải ngân vốn FDI đƣợc thể hiện ở các Bảng 2.8, 2.9 dƣới đây:
Bảng 2.8: Thực trạng triển khai thực hiện các dự án FDI tỉnh Bắc giang từ 1997 đến tháng 4/2014. 1997 đến tháng 4/2014.
Nhóm Chỉ tiêu Số dự
án
Tỷ trọng (%)
1 Dự án đang triển khai 33 22,15
2 Dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định 111 74,5 3 Dự án kinh doanh không hiệu quả, đang tạm ngừng
hoạt động, đề nghị thu hồi 4 2,68
4 Dự án không triển khai, đề nghị thu hồi 1 0,67
Tổng 149
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, năm 2014
hoạt động (trong đó, ¾ dự án đã đi vào hoạt động ổn định, đây chính là các dự án có những đóng góp tích cực đối với địa phƣơng nhƣ tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho ngƣời lao động); các dự án đầu tƣ không hiệu quả hoặc không đƣợc triển khai đầu tƣ chiếm tỷ trọng nhỏ (với 5 dự án, chiếm 3,35% tổng số dự án). Điều này cho thấy, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã rất tin tƣởng vào môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài của tỉnh cũng cần tăng cƣờng kiểm tra, rà soát các dự án để kịp thời phát hiện và xử lý các dự án vi phạm, cũng nhƣ tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc gặp phải trong quá trình triển khai dự án để các dự án đầu tƣ hiệu quả.
Bảng 2.9: Thực trạng giải ngân vốn FDI tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997- 4/2014.
TT Năm Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn đầu tƣ thực hiện (USD)(*) 1 1999-2005 14 29.618.428 - 2 2006 4 12.637.377 - 3 2007 11 205.522.000 15.000.000 4 2008 14 158.074.170 66.800.000 5 2009 10 38.312.000 44.200.000 6 2010 15 61.719.204 61.100.000 7 2011 13 1.155.582.712 189.400.000 8 2012 17 132.312.000 210.000.000 9 2013 35 163.900.473 175.000.000 10 25/4/2014 16 144.630.000 30.000.000 Tổng 149 2.102.308.364 791.500.000
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.
(*): Những năm không có số vốn đầu tư thực hiện là do các nhà đầu tư chưa phải thực hiện chế độ báo cáo theo biểu mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
nhiều đến hoạt động triển khai thực hiện của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng giãn, giảm tiến độ của các dự án FDI. Một trong những dự án quy mô lớn của tập đoàn Hồng Hải đang đƣợc đầu tƣ tại CCN Ô tô Đồng Vàng là nhà máy thiết bị điện tử Fuhong, mặc dù đã hoàn thành việc đầu tƣ hạ tầng và nhà xƣởng nhƣng đã phải giãn tiến độ do thị trƣờng thu hẹp. Không chỉ Hồng Hải, đây là thời kỳ hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn bị ảnh hƣởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế. Hệ quả tất yếu là việc cơ cấu lại sản xuất, cắt giảm đầu tƣ ra nƣớc ngoài,…
2.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút và triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ FDI vào tỉnh Bắc Giang dự án đầu tƣ FDI vào tỉnh Bắc Giang
2.3.1.Những kết quả đạt được* Quy mô bình quân một dự án * Quy mô bình quân một dự án
Có xu hƣớng tăng qua các giai đoạn, nếu nhƣ năm 1999 chỉ có 1 dự án với quy mô chỉ là 600.000 USD, giai đoạn 2001-2005 là 2.232.187 USD thì đến giai đoạn 2006-2010 là 8.819.718 USD và giai đoạn 2011-4/2014 quy mô đã đạt 19.708.953 USD tăng gần 2,2 lần so với giai đoạn trƣớc, và quy mô bình quân cả thời kỳ là 14.109.452 USD. Trong số những dự án có mặt ở Bắc Giang, đã có những dự án quy mô tƣơng đối lớn nhƣ: 2 dự án của Công ty TNHH WINTEK Việt Nam (với vốn đăng ký lần lƣợt là 1,12 tỷ USD và 81 triệu USD), dự án của Cty TNHH Một thành viên Fu Giang (trên 85 triệu USD), dự án của Cty TNHH Fuhong Prescision Component Bắc Giang (82 triệu USD), dự án của Công ty TNHH SI FLEX Việt Nam (106 triệu USD), dự án của Công ty TNHH Khoa học năng lƣợng mặt trời Laurel (50 triệu USD), dự án của Công ty Fu Hong Prescision Component Bắc Giang (33 triệu USD), dự án của Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam (30 triệu USD),… chứng tỏ Bắc Giang hoàn toàn có khả năng thu hút đƣợc những dự án có quy mô lớn trong thời gian tới.
* Cơ cấu đầu tư theo ngành
Trên địa bàn tỉnh số dự án phân bổ theo tỷ lệ: Công nghiệp - Xây dựng 96,64%, Dịch vụ 3,36% và phần lớn vốn đầu tƣ cũng tập trung vào lĩnh vực Công
nghiệp - Xây dựng, và chủ yếu là công nghệ cao, điều này làm góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH. Hơn nữa, đa phần sản phẩm của các dự án đƣợc xuất khẩu, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hàng năm, đồng thời mang lại uy tín cho các sản phẩm sản xuất ở tỉnh.
* Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư
Các dự án FDI đƣợc thực hiện dƣới 2 hình thức là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tỷ trọng là 8,05% và 91,95%. Quy mô các dự án 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn hơn nhiều lần hình thức liên doanh, lần lƣợt là 15,4 triệu USD và 2,29 triệu USD.
* Cơ cấu đầu tư theo đối tác
Tỉnh Bắc Giang đã thu hút đƣợc các đối tác lớn nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Bƣớc đầu đã có sự đa dạng hóa trong cơ cấu đầu tƣ theo đối tác. Đây là điều kiện để Bắc Giang mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thu hút thêm các dự án FDI từ các đối tác truyền thống, đồng thời, qua đó Bắc Giang sẽ có cơ hội để thu hút thêm nhiều dự án FDI đến từ các đối tác lớn và tiềm năng khác nhƣ Mỹ, Pháp, Đức, Anh, EU,… những đối tác có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ.
* Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn
Khu vực trọng điểm thu hút FDI của tỉnh là các KCN và CCN, đây là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và lực lƣợng lao động. Điều này cũng mở ra cơ hội phát triển các KCN, CCN trở thành vùng trọng điểm trong thu hút FDI. Bƣớc đầu đã có sự phân bổ hợp lý các dự án FDI giữa các huyện có điều kiện thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây sẽ là cơ hội và tạo tiền đề để cho các huyện khó khăn hơn phát triển theo.
Mặc dù một số dự án FDI lớn trên địa bàn đang trong giai đoạn triển khai xây dựng nhà xƣởng, lắp đặt dây chuyền, thiết bị sản xuất, nhƣng nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, bƣớc đầu tạo việc làm cho nhiều lao động địa phƣơng, mang lại giá trị kinh tế cao, đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh. Năm 2011, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đã thu đƣợc nhiều kết quả tích
cực. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt 148 triệu USD (tăng 23% so với năm 2010). Các dự án FDI đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh 36 tỷ đồng trong năm 2011 (tăng 33% so với năm 2010). Trong năm 2011, các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã tạo chỗ làm mới cho khoảng gần 4.000 lao động địa phƣơng.
Năm 2012, Doanh thu của các doanh nghiệp FDI năm 2012 đạt 1,11 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2011; đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh 85 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2011 và bằng 77,1% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Trong năm 2012, các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo chỗ làm mới cho khoảng 3.500 lao động, đƣa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tính đến thời điểm này khoảng 50.000 lao động.
Năm 2013, doanh thu của các doanh nghiệp FDI ƣớc đạt 1.500 triệu USD; Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 1.655 triệu USD; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, máy tính và phụ kiện chiếm 52,7%; hàng dệt may chiếm 39,3%; đóng góp cho ngân sách tỉnh 195 tỷ đồng; và tạo việc làm cho khoảng 55.000 lao động.
Điều đáng chú ý là các dự án mới đƣợc chấp thuận trong thời gian qua đều có chất lƣợng tốt. Ngay sau khi đƣợc chấp thuận đầu tƣ, các doanh nghiệp đã khẩn trƣơng xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyển dụng lao động. Điển hình nhƣ 2 dự án của Công ty TNHH WINTEK Việt Nam tại KCN Quang Châu, dự án của Công ty TNHH FuHong Precision Component Bắc Giang tại KCN Vân Trung, dự án của Công ty TNHH Một thành viên Vina Praudent tại huyện Hiệp Hoà. Dự án của Công ty Cổ phần Bất động sản Việt Nhật tại TP Bắc Giang đang đƣợc đẩy nhanh tiến độ, khi đi vào sản xuất đã tạo thêm hàng nghìn việc làm cho ngƣời lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu, đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Sau thời gian bị ảnh hƣởng nặng nề, đến nay nhiều dự án FDI, đặc biệt là Tập đoàn Hồng Hải, Đài Loan đã tiếp tục quay trở lại đầu tƣ mạnh mẽ, cho thấy dòng vốn FDI đang hồi phục tại Bắc Giang.
* Đóng góp của các dự án FDI đối với Bắc Giang
Các dự án FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng, đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Là tỉnh miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng kém phát triển, xuất phát điểm thấp nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang là rất lớn. Bắc Giang huy động mọi nguồn lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của tỉnh, trong đó nhu cầu về vốn đầu tƣ là một điều rất quan trọng không thể thiếu. Dự kiến tổng nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển từ 2011 đến năm 2015 khoảng 80 nghìn tỷ đồng; và giai đoạn 2016-2020 là khoảng 143.000 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là bình quân mỗi năm Bắc Giang phải huy động từ 15 tới 16 nghìn tỷ đồng vốn đầu tƣ. Dự kiến vốn đầu tƣ còn thiếu cần phải huy động là 34 nghìn tỷ đồng trong 5 năm (từ 2011 đến 2015). Tuy nhiên, khả năng đáp ứng vốn từ các thành phần kinh tế trong tỉnh rất hạn chế, thêm vào đó, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất thấp (năm 2013, tổng thu ngân sách chỉ đạt 2.834 tỷ đồng, trong khi đó chi ngân sách khoảng 9.867 tỷ đồng) không đủ chi nên ngân sách đầu tƣ cho phát triển không có, do vậy nguồn vốn FDI là nguồn lực quan trọng góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực tế cho thấy nguồn vốn từ ngân sách còn hạn chế, trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Giang luôn nằm trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Hàng năm, tỉnh phải nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc hơn nửa nguồn ngân sách cho chi tiêu mà trong khi đó nguồn ngân sách nhà nƣớc cũng có hạn nên cần phải huy động một lƣợng vốn để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách đó.
Bắc Giang coi nguồn vốn ODA là một khoản hỗ trợ tích cực, tuy nhiên sớm hay muộn đây là khoản vay có nhiều ràng buộc về chính trị. FDI không tồn tại nhƣ dạng cho vay bởi các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ để tìm kiếm lợi nhuận. Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là nguồn vốn đầu tƣ quan trọng bổ sung cho nguồn vốn trong nƣớc mà chúng ta không cần hoàn trả.
- Các dự án FDI góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất của tỉnh
Trong điều kiện nền kinh tế mở nhƣ hiện nay, các quan hệ kinh tế góp phần tạo ra động lực và điều kiện cho sự dịch chuyển nhanh hơn của cơ cấu kinh tế.
Trong đó FDI là một trong những tác động mạnh mẽ đó. FDI có tác động tới chuyển dịch cơ cấu theo hình thức chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Sự tập trung đầu tƣ vào những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ góp phần phát huy nội lực của những ngành đó. Đồng thời khi đó sẽ kéo theo sự phát triển của các vùng có các ngành đó phát triển và còn kéo theo các ngành có liên quan phát triển theo nhƣ ngành cung cấp các nguyên liệu đầu vào và ngành liên quan đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho ngành đó phát triển. Khi sự đầu tƣ vào những ngành nghề này trở nên bão hoà, các nhà đầu tƣ sẽ chuyển sang các ngành nghề và các địa phƣơng khác đầu tƣ, nhƣ vậy sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành nghề và vùng lãnh thổ.
Các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào Bắc Giang phần lớn là đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo việc làm thì đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ phát triển. Điều này cũng góp phần vào việc tăng cƣờng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cho đến hết tháng 4/2014, trong số 149 dự án FDI có mặt tại tỉnh Bắc Giang thì có 144 dự án đầu tƣ vào ngành công nghiệp - xây dựng,