TT Huyện, thành phố Dự án Vốn ĐK (USD) 1 Bắc Giang 14 25,049,207 2 Lạng Giang 5 5,250,000 3 Tân Yên 6 26,650,000 4 Hiệp Hòa 4 26,955,301 5 Việt Yên 86 1,840,317,128 6 Yên Dũng 27 114,667,525 7 Yên Thế 2 9,719,204 8 Lục Nam 4 52,900,000 9 Lục Ngạn 1 800,000 10 Sơn Động 0 0 Tổng 149 2,102,308,365
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.
Sở dĩ, kết quả thu hút các dự án FDI không đều nhƣ vậy bởi hai huyện Việt Yên và Yên Dũng có vị trí địa lý thuận lợi, các KCN của tỉnh đều đƣợc xây dựng ở hai huyện này; khu vực các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế thu hút đƣợc ít dự án FDI bởi đây là các huyện miền núi, có vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn. Còn thành phố Bắc Giang chỉ có 14 dự án FDI đầu tƣ, con số này là ít nếu so về vị thế là trung tâm tỉnh lỵ của Bắc Giang.
Theo tiêu chí dự án nằm trong hay nằm ngoài các KCN, CCN
Bảng 2.7: Cơ cấu dự án và vốn FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014. 1997 đến 4/2014. Số dự án Tỷ trọng dự án (%) Vốn ĐK (USD) Tỷ trọng vốn ĐK (%) Trong KCN, CCN 97 65.1 1,846,296,748 87.8 Ngoài KCN, CCN 52 34.9 256,011,616 12.2 Tổng 149 2,102,308,364
Qua Bảng 2.7 ở trên và các Biểu đồ 2.6, 2.7 có thể thấy rằng, các KCN, CCN có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ và đã nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Bắc Giang. Khu vực này thu hút phần lớn số dự án và vốn đăng ký với 97 dự án, 1.846.296.748 USD VĐK (tƣơng ứng 65,1% và 87,8%).
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dự án FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn FDI tỉnh Bắc Giang theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014. theo địa bàn từ 1997 đến 4/2014.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, năm 2014.
Dễ dàng thấy rằng, các KCN, CCN có điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ tốt hơn hẳn so với bên ngoài, thêm vào đó lại có đƣợc nhiều ƣu đãi của tỉnh dành cho các dự án đầu tƣ nên kết quả thu hút các dự án FDI của khu vực này chiếm ƣu thế tuyệt đối là điều hợp lý.
Tuy nhiên, thực tế này cũng đòi hỏi tỉnh có quy hoạch các KCN, CCN một cách hợp lý để rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực.
2.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện các dự án FDI
Tính đến tháng 4/2014, trên địa bàn toàn tỉnh, cùng với việc gia tăng vốn đăng ký mới, tổng vốn đầu tƣ thực hiện cũng tăng, trong tổng số 149 dự án đƣợc cấp phép, có 111 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bƣớc đầu ổn định (chiếm 74,5%), 33 dự án đang triển khai đầu tƣ (chiếm 22,15%), tổng số vốn FDI đƣợc thực hiện từ trƣớc đến nay đạt 791,5 triệu USD, bằng khoảng 37,65% so với tổng vốn đăng ký do một số dự án lớn tiến độ triển khai thực hiện nhanh. Một số dự án có giá trị thực hiện khá nhƣ: Dự án sản xuất và gia công tấm cảm ứng, thiết bị
hiển thị tinh thể lỏng và mô-đun hiển thị tinh thể lỏng của Công ty TNHH Wintek Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1,12 tỷ USD; Dự án của Công ty TNHH Fuhong Prescision Component Bắc Giang (82 triệu USD); Dự án của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam (14,7 triệu USD); Dự án Nhà máy mạ Việt Nhật của Công ty TNHH Một thành viên SURTECKARIYA VIỆT NAM, vốn đăng ký 8 triệu USD; Dự án của Công ty TNHH Một thành viên Giặt và May Việt Pan Pacific, vốn đăng ký 10,3 triệu USD; Dự án của Công ty TNHH UMEC Việt Nam (16 triệu USD), có 1 dự án không triển khai (chiếm 0,67%), 4 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động nhƣng không hiệu quả và đã tạm dừng hoạt động (chiếm 2,68%). Đối với những dự án này, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ sẽ xem xét thu hồi Giấy phép. Ngoài ra, từ trƣớc đến nay, toàn tỉnh đã thu hồi Giấy phép đầu tƣ, Giấy chứng nhận đầu tƣ của 32 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 134,45 triệu USD do các Nhà đầu tƣ vi phạm Luật Đầu tƣ và pháp luật liên quan.
Tình hình triển khai thực hiện các dự án và giải ngân vốn FDI đƣợc thể hiện ở các Bảng 2.8, 2.9 dƣới đây: