2.3. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt nam
2.3.1.3. Về cơ cấu ngành nghề giáo dục đại học từ xa
Số lƣợng ngành nghề giáo dục đại học từ xa phát triển trong toàn hệ thống giáo dục đại học đƣợc thống kê theo tỷ lệ sinh viên theo học nhƣ sau:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 sư Phạm kinh tế Tin học luật Xây dựng
Biểu đồ 2.2.Cơ cấu ngành nghề giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
-Sƣ phạm chiếm 44, 3%
-Kinh tế, tài chính chiếm 32%; -Điện tử, tin học: 8,9%;
-Luật Kinh tế, Quốc tế: 12,4%; -Xây dựng và vài ngành khác: 2,4%.
Các ngành nghề sƣ phạm giáo dục đại học từ xa là do các trƣờng đại học sƣ phạm đảm nhiệm, tập trung vào việc chuẩn hóa và nâng cao trình độ cho giáo viên của các trƣờng phổ thông. Ngành nghề sƣ phạm giáo dục đại
học từ xa chiếm tỷ lệ sinh viên theo học đông nhất (44,3%). Các ngành nghề giáo dục đại học từ xa còn lại do 02 trƣờng đại học mở và các trƣờng đại học truyền thống có giáo dục đại học từ xa đảm nhiệm.
Trên thực tế, nhu cầu giáo dục đại học từ xa về các ngành nghề là rất lớn và rất đa dạng, nhƣng nhìn chung các trƣờng đại học có giáo dục đại học từ xa chƣa đáp ứng đƣợc nhiều, chỉ có thể tập trung vào một số môn học, ngành học sƣ phạm và một số nhóm ngành học xã hội nhân văn khác, ít đòi hỏi về cơ sở thực hành, thực nghiệm và ít đòi hỏi về vốn đầu tƣ ban đầu.
2.3.1.4. Công nghệ và học liệu đào tạo đại học từ xa
Giáo dục đại học từ xa tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng công nghệ in ấn, công nghệ truyền thông và công nghệ tin học. Công nghệ in ấn đƣợc sử dụng trong sản xuất các loại học liệu in ấn (giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu in trên giấy). Công nghệ truyền thông đƣợc sử dụng trong sản xuất các bài giảng trên sóng phát thanh, truyền hình. Công nghệ tin học đƣợc sử dụng trong sản xuất bộ học liệu điện tử; các loại giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu dƣới dạng băng đĩa nghe nhìn nhƣ là: CD. VCD, CD-ROM...; các hƣớng dẫn, giải đáp học tập trên mạng Internet (trực tuyến).
* Học liệu in ấn
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội biên đã soạn và phát hành trên 250 đầu sách; Đại học Đà Nẵng trên 60 giáo trình; Đại học Huế hơn 300 đầu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, xây dựng 250 000 cuốn để phục vụ ngƣời học trong các khóa giáo dục đại học từ xa. Học liệu in ấn vẫn đƣợc sử dụng chủ yếu (chiếm trên 90%) trong giáo dục đại học từ xa hiện nay tại Việt Nam, bởi giá thành rẻ, bền, dễ bảo quản và lại là thói quen sử dụng lâu đời của ngƣời học.
* Học liệu điện tử
Bộ học liệu điện tử đƣợc cung cấp cho sinh viên thông qua mạng Internet; các học liệu điện tử phụ khác nhƣ: giáo trình, sách giáo khoa, tài
liệu dƣới dạng băng đĩa nghe nhìn (CD, VCD, CD-ROM...) đƣợc phân phát kèm theo học liệu in ấn của một số môn học/học phần. Nội dung của học liệu điện tử là các bài giảng, các hƣớng dẫn học tập đƣợc nghi lại dựới dạng âm thanh và hình ảnh. Viện Đại học Mở Hà Nội đã phát triển bộ đĩa CD- ROM cho các học phần Mác - Lênin, chuẩn bị hoàn thành bộ học liệu điện tử cho tất cả học phần và đầu tƣ xây dựng phòng Studio để sản xuất băng đĩa hình tiếng. Đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã xây dựng các phòng học đa chức năng (Multimedia), trung tâm nghe nhìn, trung tâm vi tính, phòng học qua mạng.
2.3.1.5. Về tổ chức quản lý đào tạo đại học từ xa
Để tiến hành đào tạo từ xa, các trƣờng đại học đã xây dựng quy chế riêng về giáo dục đại học từ xa; lập kế hoạch mở các khoá đào tạo, tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng ngành, từng khoá; tổ chức sản xuất và phân phối học liệu cho từng sinh viên; kết hợp với Phòng Đào tạo tổ chức qui trình đào tạo, thi - kiểm tra và cấp chứng chỉ, văn bằng. Trong thời gian vừa qua các Trung tâm giáo dục từ xa hoạt động trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhƣng đã cố gắng và đạt đƣợc nhiều kết quả, tích luỹ đƣợc một số kinh nghiệm quan trọng.
Đƣợc sự đồng ý của các địa phƣơng, các trƣờng đã tổ chức một mạng lƣới các cơ sở tiếp nhận chƣơng trình đào tạo từ xa tại các địa phƣơng (chủ yếu đặt ở Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh) để làm cầu nối giữa sinh viên và nhà trƣờng. Căn cứ vào Quy chế của Bộ, các trƣờng đã cố gắng tổ chức quy trình đào tạo, phân công trách nhiệm cụ thể giữa Trung tâm đào tạo từ xa của trƣờng với các khoa, phòng, ban trong trƣờng, với các cơ sở tiếp nhận chƣơng trình đào tạo từ xa của các địa phƣơng, tạo mối quan hệ đa chiều trong các khâu quản lý.
Đào tạo từ xa tại Việt Nam, nhà nƣớc hầu nhƣ chƣa có đầu tƣ, cho nên để đào tạo theo phƣơng thức từ xa, các cơ sở đào tạo từ xa trong cả
nƣớc trong thời gian vừa qua đã phải tự lực cùng với các trung tâm đào tạo từ xa nhƣ các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên các Tỉnh, Thành phố và các Trƣờng Đại học, Cao đẳng tại các địa phƣơng, lập kế hoạch mở các khóa đào tạo, với nguồn sinh viên từ các địa phƣơng chiêu sinh, tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng ngành, từng khóa học. Các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trƣờng Đại học, Học viện và các Viện kết hợp chặt chẽ với các trung tâm đào tạo từ xa tại các địa phƣơng cung cấp giáo trình, học liệu và các công cụ hỗ trợ học tập khác cần thiết cho sinh viên nghiên cứu trƣớc khi các cơ sở đào tạo từ xa tổ chức ôn tập và giải đáp thắc mắc cho các học phần. Căn cứ vào quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các cơ sở đào tạo từ xa đã làm tốt công tác tổ chức quy trình đào tạo, phân công trách nhiệm cụ thể giữa trung tâm đào tạo từ xa của các cơ sở đào tạo từ xa với các khoa chuyên môn, các phòng ban trong cơ sở đào tạo từ xa, với các cơ sở tiếp nhận chƣơng trình đào tạo từ xa của các địa phƣơng, tạo thành hệ thống đa chiều trong quản lý và điều hành đào tạo từ xa.
2.3.1.6. Về hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học từ xa
Việt Nam là một Quốc gia có hệ thống đào tạo từ xa phát triển tƣơng đối nhanh trong khu vực, tuy nhiên hệ thống đào tạo từ xa của nƣớc ta xuất hiện không sớm so với các nƣớc trong khu vực và quốc tế, vì vậy việc học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý đào tạo đặc biệt là tham khảo công nghệ đào tạo từ xa và sự hỗ trợ của các nƣớc trong khu vực và các nƣớc trên Thế giới có hệ thống đào tạo từ xa phát triển về mặt kinh nghiệm là hết sức cần thiết. Ngay từ những năm đầu hệ thống đào tạo từ xa Việt Nam ra đời, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho các cơ sở đào tạo từ xa trong nƣớc liên kết với các tổ chức Quốc tế tham gia, hỗ trợ đào tạo từ xa. Cụ thể năm 1993 - 1994 tổ chức Pháp ngữ (Francophone organization) đã hỗ trợ một Dự án huấn luyện về lý luận và công nghệ đào tạo từ xa. Đầu
năm 1997 Vƣơng quốc Bỉ đã tài trợ 2 tỷ USD để tổ chức bồi dƣỡng, đào tạo giáo viên bậc cơ sở cho 6 tỉnh miền núi, vùng sâu, bao gồm: Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Bạc Liêu và Cà Mau. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Đại học Huế đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện dự án này. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, dự án đã mang lại hiệu quả tƣơng đối tốt, trong những năm đầu tiên đã đào tạo trình độ đại học cho 1.500 giáo viên tiểu học và 2.500 giáo viên trung học cơ sở cho các địa phƣơng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp, việc đào tạo nhân lực cung cấp cho địa phƣơng là hết sức khó khăn. Trong cùng thời gian đó dự án đã có tác dụng lôi cuốn nhiều tỉnh, nhiều sinh viên tuy không đƣợc hƣởng kinh phí của dự án nhƣng cũng tích cực học tập. Dự án đã hỗ trợ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Đại học Huế biên soạn và phát hành trên 200 cuốn giáo trình môn học dành riêng cho đào tạo từ xa và hơn 20 tập tài liệu huấn luyện phƣơng pháp và thực hành sƣ phạm cho sinh viên học tập.
Từ năm 1999 đến nay, các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trƣờng Đại học, Học viện và các Viện đƣợc sự hỗ trợ đắc lực và tạo điều kiện từ phía Bộ giáo dục & Đào tạo đã có nhiều cố gắng và từng bƣớc trong việc mở rộng hợp tác với nƣớc ngoài. Trong đó, Viện Đại học Mở Hà Nội hợp tác với nhiều trƣờng Đại học Mở và từ xa, Truyền hình, có hệ thống đào tạo từ xa phát triển, với công nghệ đào tạo từ xa tiên tiến và đa dạng, với trình độ tổ chức quản lý hệ thống tƣơng đối linh hoạt, bao gồm các nƣớc: Trung Quốc, Thái Lan, Ân Độ, Singapore, Philippin, Úc, Canada, Indonesia, Hàn Quốc, đồng thời là thành viên của Hiệp hội Giáo dục Mở Thế giới và Hiệp Hội các Trƣờng Đại học Mở và Từ xa của các nƣớc Châu Á-Thái Bình Dƣơng (Asian Association of Open Universities - AAOU). Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã có những chƣơng trình hợp tác với các Đại học Mở và Từ xa Sukhothai Thammathirat, Wang Klainangwon (Thái Lan). Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh hợp tác với các trƣờng Đại học British
Colombia (Canada), Nottingham (Anh quốc), Informatics (Singapore) để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo trình tài liệu học tập, phát triển hệ thống quản lý đào tạo từ xa qua mạng. Đại học Huế hợp tác với Đại học từ xa Telé Université Quebéc (Canada). Các trƣờng khác cũng đã tìm kiếm và ký kết đƣợc nhiều văn bản, chƣơng trình và tham gia các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo từ xa, tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính của một số nƣớc và những kinh nghiệm thành công của một số nƣớc về lĩnh vực đào tạo từ xa, nhất là học hỏi công nghệ đào tạo và các học liệu hỗ trợ đào tạo từ xa.
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó trong phát triển giáo dục đại học từ xa triển giáo dục đại học từ xa
2.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém
Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển giáo dục đại học từ xa nhƣ đã trình bày trên đây thể hiện sự nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị và nhà nƣớc Việt Nam đối với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình có độ đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nƣớc trong suốt những thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển đáp ứng những mục tiêu kinh tế - xã hội để đổi mới toàn diện đất nƣớc trong những năm đầu của thế kỷ XXI thì việc phát triển giáo dục đại học từ xa ở nƣớc ta vẫn còn nhiều điểm cần đƣợc xem xét, phân tích một cách có phê phán.
Hạn chế trong mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa
Bất cập lớn nhất trong mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa là sự thiếu liên kết ở tính hệ thống. Mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản liên quan đến mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa, tuy nhiên, nội dung phát triển quy mô giáo dục đại học từ xa trong các văn bản chủ yếu xác định định hƣớng ở tầm vĩ mô, chƣa gắn với nhu cầu nhân lực của các ngành nghề cụ thể. Vì vậy, mặc dù việc mở rộng quy mô đào tạo từ xa đã diễn ra nhiều năm nhƣng đến nay vẫn còn thiếu một khung pháp lý thống
nhất và đầy đủ để điều hành toàn bộ hệ thống giáo dục đại học từ xa. Điều quan trọng là chƣa có những nghiên cứu và phân tích có căn cứ khoa học về thiết lập chính sách mở rộng quy mô và tập hợp các ngành/nghề đào tạo trong một trƣờng đại học. Mặt khác, việc mở rộng quy mô đào tạo chƣa đồng bộ với chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo chất lƣợng. Hạn chế của việc mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa, nhƣ một kết quả, dƣới sức ép của việc tăng dân số và trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, mặc dù trong gần 30 năm đổi mới số lƣợng các cơ sở đào tạo đại học đã tăng tƣơng đối nhanh, mạng lƣới trƣờng đại học có đào tạo từ xa đã đƣợc phân bố rộng khắp đến các vùng kinh tế trong cả nƣớc và quy mô đại học từ xa không ngừng đƣợc mở rộng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội về học tập ở bậc đại học.
Hạn chế về cơ cấu giáo dục đại học từ xa
- Trong cơ cấu nhân lực qua đào tạo theo ngành nghề thì nhân lực đƣợc đào tạo các ngành kỹ thuật-công nghệ, nông lâm ngƣ còn ít và chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ...lại quá cao. Vì vậy, có hiện tƣợng thiếu kỹ sƣ và công nhân kỹ thuật lành nghề các ngành trọng điểm cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất ở các khu công nghiệp lớn mới đƣợc hình thành phát triển. Việc mở các ngành đào tạo chƣa đáp ứng, phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, vùng miền.
- Nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo thiếu nhân lực có trình độ đại học ngay cả trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, phát triển xã hội phục vụ phát triển nguồn nhân lực nhƣ giáo dục, y tế, dịch vụ đời sống...Năm 2009, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 20-24 đi học đại học của vùng đồng bằng sông Hồng là 12,75%; vùng Đông Bắc: 7,38%; vùng Tây Bắc: 4,9%; vùng Bắc trung bộ: 11,44%; vùng Duyên hải nam Trung bộ: 12,05%; vùng Tây Nguyên: 9,87% và vùng Đông Nam bộ: 9,58%., trong
khi diện tích đất đai của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 15% diện tích cả nƣớc và dân số chỉ khoảng 38,7% dân số toàn quốc.
- Số trƣờng và tỷ lệ sinh viên các trƣờng đại học ngoài công lập có đào tạo từ xa vẫn còn thấp. Theo thống kê của nhiều chuyên gia, cơ cấu sinh viên học tập trong các trƣờng đại học ngoài công lập chỉ chiếm hơn 11% trong tổng quy mô sinh viên đại học, mặc dù trong các năm qua, số lƣợng trƣờng đại học ngoài công lập đã tăng gần 3 lần.
Hạn chế về chất lượng giáo dục đại học từ xa
Việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa các phƣơng thức đào tạo nhằm tăng quy mô một cách nhanh chóng đặt ra yêu cầu kiểm soát chất lƣợng đào tạo đại học. Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ trƣớc, vấn đề chất lƣợng giáo dục đại học Việt Nam đã đƣợc đặt ra, nhƣng trên thực tế, nó chỉ đƣợc đẩy lên thành cao trào mạnh mẽ từ sau năm 2000 và tập trung chủ yếu vào kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học và đánh giá trƣờng đại học. Chất lƣợng giáo dục đại học Việt Nam chậm đƣợc cải thiện và kết quả của nó biểu hiện cụ thể ở các mặt sau đây:
Thứ nhất, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khá giỏi thấp và có sự giãn cách lớn. Theo số liệu khảo sát của Đề tài điều tra tình hình học viên tốt nghiệp