2.3. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt nam
2.3.1.6. Về hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học từ xa
Việt Nam là một Quốc gia có hệ thống đào tạo từ xa phát triển tƣơng đối nhanh trong khu vực, tuy nhiên hệ thống đào tạo từ xa của nƣớc ta xuất hiện không sớm so với các nƣớc trong khu vực và quốc tế, vì vậy việc học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý đào tạo đặc biệt là tham khảo công nghệ đào tạo từ xa và sự hỗ trợ của các nƣớc trong khu vực và các nƣớc trên Thế giới có hệ thống đào tạo từ xa phát triển về mặt kinh nghiệm là hết sức cần thiết. Ngay từ những năm đầu hệ thống đào tạo từ xa Việt Nam ra đời, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho các cơ sở đào tạo từ xa trong nƣớc liên kết với các tổ chức Quốc tế tham gia, hỗ trợ đào tạo từ xa. Cụ thể năm 1993 - 1994 tổ chức Pháp ngữ (Francophone organization) đã hỗ trợ một Dự án huấn luyện về lý luận và công nghệ đào tạo từ xa. Đầu
năm 1997 Vƣơng quốc Bỉ đã tài trợ 2 tỷ USD để tổ chức bồi dƣỡng, đào tạo giáo viên bậc cơ sở cho 6 tỉnh miền núi, vùng sâu, bao gồm: Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Bạc Liêu và Cà Mau. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Đại học Huế đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện dự án này. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, dự án đã mang lại hiệu quả tƣơng đối tốt, trong những năm đầu tiên đã đào tạo trình độ đại học cho 1.500 giáo viên tiểu học và 2.500 giáo viên trung học cơ sở cho các địa phƣơng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp, việc đào tạo nhân lực cung cấp cho địa phƣơng là hết sức khó khăn. Trong cùng thời gian đó dự án đã có tác dụng lôi cuốn nhiều tỉnh, nhiều sinh viên tuy không đƣợc hƣởng kinh phí của dự án nhƣng cũng tích cực học tập. Dự án đã hỗ trợ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Đại học Huế biên soạn và phát hành trên 200 cuốn giáo trình môn học dành riêng cho đào tạo từ xa và hơn 20 tập tài liệu huấn luyện phƣơng pháp và thực hành sƣ phạm cho sinh viên học tập.
Từ năm 1999 đến nay, các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trƣờng Đại học, Học viện và các Viện đƣợc sự hỗ trợ đắc lực và tạo điều kiện từ phía Bộ giáo dục & Đào tạo đã có nhiều cố gắng và từng bƣớc trong việc mở rộng hợp tác với nƣớc ngoài. Trong đó, Viện Đại học Mở Hà Nội hợp tác với nhiều trƣờng Đại học Mở và từ xa, Truyền hình, có hệ thống đào tạo từ xa phát triển, với công nghệ đào tạo từ xa tiên tiến và đa dạng, với trình độ tổ chức quản lý hệ thống tƣơng đối linh hoạt, bao gồm các nƣớc: Trung Quốc, Thái Lan, Ân Độ, Singapore, Philippin, Úc, Canada, Indonesia, Hàn Quốc, đồng thời là thành viên của Hiệp hội Giáo dục Mở Thế giới và Hiệp Hội các Trƣờng Đại học Mở và Từ xa của các nƣớc Châu Á-Thái Bình Dƣơng (Asian Association of Open Universities - AAOU). Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã có những chƣơng trình hợp tác với các Đại học Mở và Từ xa Sukhothai Thammathirat, Wang Klainangwon (Thái Lan). Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh hợp tác với các trƣờng Đại học British
Colombia (Canada), Nottingham (Anh quốc), Informatics (Singapore) để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo trình tài liệu học tập, phát triển hệ thống quản lý đào tạo từ xa qua mạng. Đại học Huế hợp tác với Đại học từ xa Telé Université Quebéc (Canada). Các trƣờng khác cũng đã tìm kiếm và ký kết đƣợc nhiều văn bản, chƣơng trình và tham gia các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo từ xa, tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính của một số nƣớc và những kinh nghiệm thành công của một số nƣớc về lĩnh vực đào tạo từ xa, nhất là học hỏi công nghệ đào tạo và các học liệu hỗ trợ đào tạo từ xa.