Định hƣớng phát triển giáo dục đại học từ xa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam (Trang 66)

3.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và xu thế phát triển đại học trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI

Giáo dục đại học từ xa của Việt Nam trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI phát triển trong bối cảnh và xu thế sau đây:

- Đất nƣớc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tƣ liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu an ninh, quốc phòng đƣa đất nƣớc ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp. Chất lƣợng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc định hình về cơ bản. Nguồn lực con ngƣời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng. Vị thế trong quan hệ quốc tế đƣợc củng cố và nâng cao. Đến năm 2020, đất nƣớc đạt tiêu chí của một nƣớc công nghiệp hoá, đủ sức hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới hiện đại và khẳng định đƣợc vị thế xứng đáng trong khu vực, không bị lệ thuộc và tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc trên cơ sở phân công lao động quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia; xã hội hiện đại, phát triển hài hoà, toàn diện trên tất cả các mặt: Kinh tế, khoa học, văn hóa, chính trị, đạo đức và môi trƣờng với các điều kiện về kết cấu hạ tầng; khung thể chế; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc; hoạt động KH&CN. Năm 2020

chỉ số hiện đại hóa sẽ ở bậc 80-85/174 nƣớc trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc, đạt đƣợc trình độ phát triển trung bình của thế giới. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng GDP công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của cả nƣớc đạt trên 45% (năm 2020). Tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao đạt khoảng 40 - 50%. Tốc độ đổi mới công nghệ ngành công nghiệp đạt trung bình 12 - 15%/năm.

Ở nƣớc ta hiện nay thiết bị nghe-nhìn cá nhân và hệ thống phát thanh- truyền hình quốc gia đã phát triển mạnh. Các tỉnh và thành phố đã có Đài phát thanh-truyền hình riêng, có khả năng tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam rất hiệu quả, thuận lợi cho việc chuyển tải các chƣơng trình giáo dục đại học từ xa bằng công nghệ nghe-nhìn tới các vùng dân cƣ khác nhau. Đài Truyền hình Việt Nam đã dành riêng kênh VTV2 để phổ biến kiến thức và phát sóng những chƣơng trình giáo dục đại học từ xa. Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng một số chƣơng trình phổ biến kiến thức phục vụ hàng triệu ngƣời trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống bƣu chính- viễn thông quốc gia đã phát triển và nối mạng quốc tế, đảm bảo thông tin đa chiều, đặc biệt là mạng tin học-viễn thông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục đại học từ xa ở nƣớc ta hiện nay.

- Sự phát triển tăng tốc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông. CNTT và truyền thông đang mang lại những thay đổi lớn lao trong cách thức truyền thông, lƣu giữ và tái tạo tri thức. Nếu trƣớc đây thƣ viện là nơi chứa sách và tạp chí thì ngày nay internet là nơi cung cấp các phƣơng tiện và công cụ cho mọi đối tƣợng có nhu cầu tiếp cận với hệ thống các cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng và thuận lợi. Các nhà khoa học dùng internet để thực hiện việc nghiên cứu, phân tích và phổ biến kết quả nghiên cứu. Các cơ sở đào tạo sử dụng CNTT và truyền thông để thực hiện việc dạy trực tuyến nhiều chƣơng trình cấp bằng cho sinh viên bên ngoài nhà trƣờng, thậm chí bên ngoài biên giới quốc gia. Kết quả là

giáo dục từ xa tăng trƣởng rất nhanh cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế.CNTT và truyền thông cũng đang ảnh hƣởng đến phƣơng pháp dạy và học, cũng nhƣ việc quản lý giáo dục đại học và quản trị trƣờng đại học. Với ƣu điểm của tốc độ truyền thông nhanh, dễ dàng, bảo đảm độ tin cậy và tính chính xác, CNTT và truyền thông cho phép liên kết các trƣờng đại học và viện nghiên cứu trên toàn thế giới. Nó còn cho phép các trƣờng đại học, cơ sở nghiên cứu và các cơ sở đào tạo tạo lập hoặc đẩy mạnh những hoạt động hợp tác quốc tế; xây dựng các chƣơng trình đào tạo đa quốc gia một cách thuận lợi. Vì thế, mở rộng việc ứng dụng những thành quả đạt đƣợc của CNTT và truyền thông đang từng bƣớc trở thành tâm điểm của môi trƣờng học thuật toàn cầu trong thế kỷ XXI. Ngoài phát triển CNTT và truyền thông, nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhƣ hạt nhân và điện tử, hay các khoa học tự nhiên, thiên văn học, các nghiên cứu về môi trƣờng, sinh học, v.v. đã đạt đƣợc các thành tựu to lớn và đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Làm thế nào giáo dục đại học từ xa Việt Nam thích ứng với sự phát triển mới của khoa học và công nghệ và làm thế nào giáo dục đại học từ xa Việt Nam có thể đào tạo nhân lực có trình độ và chất lƣợng ngày càng cao hơn và tốt hơn phải trở thành mối quan tâm chung của tất cả các nhà hoạch định chính sách phát triển giáo dục đại học từ xa ở cả cấp hệ thống và cấp trƣờng đại học.

- Toàn cầu hóa và quốc tế hoá đã trở thành xu hƣớng không thể đảo ngƣợc trong cuộc sống xã hội hiện đại. Thực hiện tốt quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hóa giáo dục đại học có thể sẽ mang lại ý nghĩa quyết định cho những thành công về giáo dục của đất nƣớc. Tuy nhiên, vị thế giáo dục đại học từ xa nƣớc ta trong thế giới của toàn cầu hoá và quốc tế hóa không có nhiều lợi thế. Điều này có nghĩa là giáo dục đại học từ xa Việt Nam có thể sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào các siêu cƣờng học thuật nếu không có những giải pháp hợp lý. Trong nƣớc, các trƣờng đại học mạnh luôn giữ vai trò chủ

đạo trong việc hình thành và phân phối kiến thức, trong khi các cơ sở và các hệ thống yếu hơn với nguồn lực ít ỏi và các chuẩn mực học thuật thấp hơn đành phải chấp nhận sự phụ thuộc. Về nguyên tắc, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và quốc tế hóa sẽ mở ra sự tiếp cận và tạo thuận lợi cho sinh viên và các học giả trong việc nghiên cứu và làm việc ở các khu vực khác nhau bên ngoài biên giới quốc gia. Song trên nhiều bình diện, thực hiện quá trình này không có nghĩa là xóa đi ngay đƣợc các bất bình đẳng hiện đang tồn tại và các rào cản mới đang đƣợc dựng lên. Để đối phó với môi trƣờng toàn cầu hóa và quốc tế hóa, các trƣờng đại học cần hiện thực hóa các mục tiêu về đổi mới cấu trúc chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục.

- Giáo dục đại học từ xa thế giới đã bƣớc vào một giai đoạn thay đổi nhanh và thậm chí mang tính cách mạng. Hệ thống này đang trở nên cạnh tranh nhiều hơn. Các nhà hoạch định chính sách đang đƣa ra các lập luận ủng hộ cho sự ít phụ thuộc hơn vào các quy định, sử dụng nhiều hơn các nguồn lực thị trƣờng cũng nhƣ khả năng hạch toán. Bản thể của việc dạy và học ngày càng biến đổi do công nghệ số. Các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học từ xa mới, dƣới dạng các cơ sở ảo, đang mở rộng sự lựa chọn cho sinh viên. Tất cả các cơ sở giáo dục đại học từ xa trên thế giới - công cộng hoặc tƣ nhân - đều chịu áp lực phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác và thiết lập các dòng thu nhập mới. Một số các cơ sở tự coi mình là các tổ hợp đào tạo có tính toàn cầu thông qua việc thiết lập các chi nhánh trên toàn thế giới và mở rộng đối tác toàn cầu. Các thay đổi này hợp lại tạo nên một hệ thống trong đó khả năng cạnh tranh của các cơ sở đào tạo trong thị trƣờng dịch vụ giáo dục đại học từ xa vừa có tính đáp ứng, vừa có tính kinh doanh và linh hoạt. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến sự sống còn của mỗi trƣờng đại học. Tác động của cuộc cạnh tranh này, cùng với việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ số và sự thay đổi những yếu tố xã hội có thể sẽ đƣa lại nhiều hứa hẹn, nếu các nhà hoạch định chính sách và các nhà

lãnh đạo, quản lý giáo dục đại học từ xaViệt Nam không chỉ đáp ứng, mà còn kịp thời tận dụng đƣợc các cơ hội.

- Yêu cầu cải cách và đổi mới xã hội vẫn tiếp tục tăng lên trong môi trƣờng xung đột chính trị thế giới cả ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Từ cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phân chia quyền lực trên thế giới đã có những thay đổi đáng kể, nhƣng thế giới vẫn chƣa ra khỏi tình trạng mất ổn định và đối đầu. Hơn nữa, việc dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trƣờng ở trong nƣớc đã dẫn đến các thay đổi trong quản lý, tuyển sinh, học bổng của sinh viên và chƣơng trình giảng dạy. Đồng thời các khác biệt về văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá phƣơng Tây và các nƣớc khác cũng là những thách thức cần phải vƣợt qua trong hình thành chính sách phát triển giáo dục đại học từ xa. Các trƣờng đại học là những cơ sở văn hoá, phải có trách nhiệm trong việc quyết định tiếp nhận cái gì, vay mƣợn cái gì và từ bỏ cái gì của văn hoá Phƣơng Tây và nƣớc khác. Thông qua đó, các trƣờng đại học lựa chọn các yếu tố ƣu việt từ kho tàng di sản văn hoá quốc tế để làm giàu văn hoá Việt Nam. Một thách thức khác nằm ngay trong sự va chạm giữa văn hoá Việt Nam truyền thống và hiện đại. Việt Nam là nƣớc với lịch sử hàng nghìn năm và có nền tảng văn hoá rực rỡ. Nhƣ một di sản của quá khứ, nền văn hoá Việt Nam chắc chắn sẽ vừa tinh tuý vừa thiếu hụt. Do đó, hệ thống giáo dục đại học từ xa Việt Nam sẽ phải góp phần tạo ra một nền văn hoá mới trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa những giá trị đích thực của nền văn hoá truyền thống, dân tộc và những giá trị văn hóa thời đại du nhập từ các nƣớc khác.

- Nƣớc ta còn nghèo, cơ sở vật chất và các nguồn lực dành cho giáo dục- đào tạo có hạn, các trƣờng đào tạo chính quy bị quá tải nặng nề, không đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của nhân dân. Cho dù Nhà nƣớc có đầu tƣ kinh phí để xây dựng thêm nhiều trƣờng (theo mô hình tập trung) thì cũng không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân. Vấn đề đặt

ra là, phải khai thác tới mức cao nhất những nguồn lực tiềm ẩn trong xã hội (nhân lực, vật lực và tài chính) để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của đông đảo cán bộ và nhân dân. Vì vậy, ngoài việc phải đổi mới nội dung chƣơng trình, cần phải đa dạng hoá hình thức dạy - học. Trong đó, giáo dục từ xa phải đƣợc ƣu tiên thích đáng vì đã là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng, miền, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và đóng vai trò nhƣ một công cụ để xây dựng xã hội học tập.

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục đại học từ xa

- Tập trung xây dựng trọng điểm hai Đại học Mở đủ điều kiện để đảm nhiệm chức năng của các Trung tâm giáo dục từ xa quốc gia đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực và một số Trung tâm giáo dục từ xa chuyên ngành với công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại.

- Phát triển mạnh giáo dục từ xa nhƣ một phƣơng thức đào tạo ở các trƣờng đại học, cao đẳng nhằm đổi mới cơ bản phƣơng pháp dạy-học, thông qua việc áp dụng có hiệu quả phƣơng tiện phát thanh, truyền hình; các trung tâm phát triển học liệu đa phơng tiện (Multimedia); qua mạng tin học - viễn thông: mạng truyền hình hội nghị (ISDN/IP) mạng giáo dục điện tử trực tuyến (E.learning), mạng Internet. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng học từ xa là 35% tổng quy mô sinh viên đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

- Tổ chức triển khai một số chƣơng trình giáo dục từ xa có nhu cầu lớn nhằm tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho đông đảo ngƣời lao động và nhân dân, đặc biệt là ở các tỉnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa đƣợc tiếp tục học tập, nâng cao trình độ văn hoá, đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên, đào tạo và đào tạo lại về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, góp phần nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

- Xây dựng cơ sở ban đầu (đặc biệt là trong dƣ luận xã hội) cho việc học tập suốt đời bên ngoài nhà trƣờng, giảm bớt sức ép về nhu cầu phát triển quy mô giáo dục - đào tạo cho các cơ sở giáo dục chính quy và làm công cụ để xây dựng xã hội học tập và mở rộng liên kết đào tạo qua mạng với các cơ sở giáo dục trên thế giới.

- Khắc phục tình trạng mất cân đối về phát triển giáo dục đại học từ xa giữa các vùng, miền; sự bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo; tăng cƣờng năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm. Ƣu tiên đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thỏa mãn đồng thời 3 yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài để góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, triển khai, tƣ vấn và phục vụ xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học từ xa là các trung tâm trí tuệ và văn hóa của cộng đồng, là nơi sản sinh và phát triển tri thức, bảo tồn và phát huy những tinh hoa của dân tộc và nhân loại

3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục đại học từ xa tại Việt Nam

3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm, đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đại học từ xa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội

- Xác định quan niệm giáo dục đại học từ xa bao gồm mọi chƣơng trình giáo dục sau trung học ngắn hạn hoặc dài hạn cung cấp cho những ngƣời đã có trình độ trung học kiến thức, kỹ năng, thái độ thích hợp theo các hƣớng ngành nghề khác nhau, có tính chất hàn lâm hoặc ứng dụng; khẳng định cơ cấu trình độ cơ bản của giáo dục đại học từ xa bao gồm trình độ đại học và trình độ sau đại học với các bằng cấp tƣơng ứng .

- Mở rộng quy mô giai đoạn đầu, các chƣơng trình đại học và thu hẹp quy mô các giai đoạn tiếp sau nhằm nâng cao chất lƣợng, đảm bảo cơ cấu hình tháp về trình độ nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng. Quy định sự tƣơng đƣơng trình độ và chuyển đổi giữa hƣớng nghiên cứu - triển khai và hƣớng

nghề nghiệp- thực hành ở mọi trình độ sau trung học.

- Phát triển các trƣờng đại học mở và hệ thống đào tạo từ xa ở quy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)