Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó trong phát triển giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam (Trang 58)

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt nam

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó trong phát triển giáo

triển giáo dục đại học từ xa

2.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém

Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển giáo dục đại học từ xa nhƣ đã trình bày trên đây thể hiện sự nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị và nhà nƣớc Việt Nam đối với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình có độ đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nƣớc trong suốt những thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển đáp ứng những mục tiêu kinh tế - xã hội để đổi mới toàn diện đất nƣớc trong những năm đầu của thế kỷ XXI thì việc phát triển giáo dục đại học từ xa ở nƣớc ta vẫn còn nhiều điểm cần đƣợc xem xét, phân tích một cách có phê phán.

Hạn chế trong mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa

Bất cập lớn nhất trong mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa là sự thiếu liên kết ở tính hệ thống. Mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản liên quan đến mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa, tuy nhiên, nội dung phát triển quy mô giáo dục đại học từ xa trong các văn bản chủ yếu xác định định hƣớng ở tầm vĩ mô, chƣa gắn với nhu cầu nhân lực của các ngành nghề cụ thể. Vì vậy, mặc dù việc mở rộng quy mô đào tạo từ xa đã diễn ra nhiều năm nhƣng đến nay vẫn còn thiếu một khung pháp lý thống

nhất và đầy đủ để điều hành toàn bộ hệ thống giáo dục đại học từ xa. Điều quan trọng là chƣa có những nghiên cứu và phân tích có căn cứ khoa học về thiết lập chính sách mở rộng quy mô và tập hợp các ngành/nghề đào tạo trong một trƣờng đại học. Mặt khác, việc mở rộng quy mô đào tạo chƣa đồng bộ với chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo chất lƣợng. Hạn chế của việc mở rộng quy mô giáo dục đại học từ xa, nhƣ một kết quả, dƣới sức ép của việc tăng dân số và trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, mặc dù trong gần 30 năm đổi mới số lƣợng các cơ sở đào tạo đại học đã tăng tƣơng đối nhanh, mạng lƣới trƣờng đại học có đào tạo từ xa đã đƣợc phân bố rộng khắp đến các vùng kinh tế trong cả nƣớc và quy mô đại học từ xa không ngừng đƣợc mở rộng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội về học tập ở bậc đại học.

Hạn chế về cơ cấu giáo dục đại học từ xa

- Trong cơ cấu nhân lực qua đào tạo theo ngành nghề thì nhân lực đƣợc đào tạo các ngành kỹ thuật-công nghệ, nông lâm ngƣ còn ít và chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ...lại quá cao. Vì vậy, có hiện tƣợng thiếu kỹ sƣ và công nhân kỹ thuật lành nghề các ngành trọng điểm cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất ở các khu công nghiệp lớn mới đƣợc hình thành phát triển. Việc mở các ngành đào tạo chƣa đáp ứng, phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, vùng miền.

- Nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo thiếu nhân lực có trình độ đại học ngay cả trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, phát triển xã hội phục vụ phát triển nguồn nhân lực nhƣ giáo dục, y tế, dịch vụ đời sống...Năm 2009, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 20-24 đi học đại học của vùng đồng bằng sông Hồng là 12,75%; vùng Đông Bắc: 7,38%; vùng Tây Bắc: 4,9%; vùng Bắc trung bộ: 11,44%; vùng Duyên hải nam Trung bộ: 12,05%; vùng Tây Nguyên: 9,87% và vùng Đông Nam bộ: 9,58%., trong

khi diện tích đất đai của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 15% diện tích cả nƣớc và dân số chỉ khoảng 38,7% dân số toàn quốc.

- Số trƣờng và tỷ lệ sinh viên các trƣờng đại học ngoài công lập có đào tạo từ xa vẫn còn thấp. Theo thống kê của nhiều chuyên gia, cơ cấu sinh viên học tập trong các trƣờng đại học ngoài công lập chỉ chiếm hơn 11% trong tổng quy mô sinh viên đại học, mặc dù trong các năm qua, số lƣợng trƣờng đại học ngoài công lập đã tăng gần 3 lần.

Hạn chế về chất lượng giáo dục đại học từ xa

Việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa các phƣơng thức đào tạo nhằm tăng quy mô một cách nhanh chóng đặt ra yêu cầu kiểm soát chất lƣợng đào tạo đại học. Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ trƣớc, vấn đề chất lƣợng giáo dục đại học Việt Nam đã đƣợc đặt ra, nhƣng trên thực tế, nó chỉ đƣợc đẩy lên thành cao trào mạnh mẽ từ sau năm 2000 và tập trung chủ yếu vào kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học và đánh giá trƣờng đại học. Chất lƣợng giáo dục đại học Việt Nam chậm đƣợc cải thiện và kết quả của nó biểu hiện cụ thể ở các mặt sau đây:

Thứ nhất, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khá giỏi thấp và có sự giãn cách lớn. Theo số liệu khảo sát của Đề tài điều tra tình hình học viên tốt nghiệp đại học từ xa tại Viện ĐH Mở Hà Nội của TS Lê Văn Thanh (2008), sinh viên đạt điểm tốt nghiệp loại giỏi (2000 - 2008) chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, 1,79%. Loại khá chiếm 19,08%. Có đến 33,45% số sinh viên tốt nghiệp loại trung bình và trung bình khá là 45,68%.

Thứ hai, sản phẩm giáo dục đại học từ xa nhìn chung chƣa đáp ứng nhu cầu xã hội. Theo một kết quả điều tra về các cựu sinh viên sau khi ra trƣờng, có đến 29,3% sinh viên theo học đại học từ xa với mục đích chính là để chuyển ngạch, nâng cao bậc lƣơng.

quản lý và điều kiện đảm bảo chất lƣợng, dẫn đến tình trạng học giả", "bằng thật", làm giảm lòng tin của xã hội đối với giáo dục từ xa.

Học liệu chưa phù hợp với công nghệ đào tạo từ xa

Cho đến nay, học liệu chủ yếu là tài liệu in kết hợp sử dụng một số CD - ROM, băng tiếng, băng hình. So sánh quốc tế, hầu hết các loại học liệu do các trƣờng biên soạn chƣa thật sự phù hợp với công nghệ đào tạo từ xa. Một số môn học/học phần còn dùng chung tài liệu với hệ đào tạo chính quy và đào tạo tại chức. Chƣa tập hợp đƣợc đội ngũ giáo viên, giảng viên giỏi, các nhà khoa học, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để tổ chức xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu dùng chung cho một số môn học/học phần, đặc biệt là giáo trình, tài liệu tự học cho các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật-công nghệ, xây dựng các lớp học "ảo", các bài thực hành, thí nghiệm "ảo", dẫn đến thời gian học trực tiếp còn nhiều. Vì vậy, dƣ luận cho rằng giáo dục từ xa hiện nay là sự biến tƣớng của đào tạo tại chức.

Việc sử dụng thiết bị nghe-nhìn và công nghệ thông tin hiện đại để triển khai các chƣơng trình giáo dục từ xa chƣa đƣợc các trƣờng chú trọng một cách đúng mức. Sự phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình trung - ƣơng, địa phƣơng và các phƣơng tiện thông tin trong việc sản xuất và chuyển tải các chƣơng trình giáo dục từ xa chƣa thƣờng xuyên, chƣa chặt chẽ và hiệu quả chƣa cao.

Quy trình thi, kiểm tra, đánh giá

Công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá thƣờng đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp tự luận và tổ chức tại các trạm tiếp nhận chƣơng trình giáo dục đại học từ xa ở địa phƣơng. Vì vậy, có nơi, có lúc chƣa bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan.

Trong điều kiện thực tế hiện nay khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, công nghệ đào tạo chƣa đƣợc cái tiến đáng kể, với phƣơng thức xét tuyển đầu vào (không thi tuyển sinh) và với quy trình thi, kiếm tra, thi tốt nghiệp

còn lạc hậu, chủ yếu kiểm tra theo hình thức tự luận, chƣa áp dụng đƣợc công nghệ kiểm tra, thi, đánh giá theo phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan và phần lớn các kỳ thi đƣợc tổ chức tại địa phƣơng, thì tỷ lệ tốt nghiệp chỉ khoảng 50% - 60% mới phù hợp với yêu cầu về chất lƣợng đào tạo.

Ngoài ra, phần lớn các trƣờng sử dụng đội ngũ giáo viên dạy hệ chính quy chƣa có nghiệp vụ và phƣơng pháp sƣ phạm giáo dục đại học từ xa tham gia biên soạn học liệu và giảng dạy cho sinh viên học từ xa đã ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng biên soạn chƣơng trình, thiết kế học liệu dành riêng cho giáo dục đại học từ xa cũng nhƣ việc giảng dạy qua phƣơng tiện kỹ thuật và hƣớng dẫn học tập cho sinh viên.

Công nghệ đào tạo

Cho đến nay, học liệu chủ yếu của sinh viên đào tạo từ xa tại Việt Nam chủ yếu là tài liệu in kết hợp sử dụng một số CD-ROM, băng đĩa, băng hình. Nếu so sánh với tiêu chuẩn của một số nƣớc trong khu vực và quốc tế, hầu hết các loại học liệu do các cơ sở đào tạo từ xa biên soạn chƣa thực sự phù hợp với công nghệ đào tạo từ xa. Một số môn học còn dùng chung tài liệu với loại hình mặt - giáp - mặt (Hệ chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu...). Đối với các chƣơng trình đào tạo, các cơ sở đào tạo từ xa tự biên soạn, chƣa có sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo từ xa trong nƣớc, làm cho sự liên thông (học liệu, sinh viên) giữa các cơ sở đào tạo từ xa hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Đối với biên soạn giáo trình và thiết kế học liệu mỗi cơ sở đào tạo từ xa làm với một màu sắc khác nhau dẫn đến chất lƣợng tài liệu không cao và hiệu quả sử dụng của ngƣời học thấp, vì không có sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo từ xa với nhau, cho nên việc thiết kế học liệu, giáo trình tốn kém đáng kể. Các cơ sở đào tạo từ xa chƣa tập hợp đƣợc đội ngũ giáo viên, giảng viên giỏi, các nhà khoa học, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để tổ chức xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu dùng chung cho một số môn học/học phần, đặc biệt là giáo trình, học liệu

cho các môn học/học phần thuộc nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ, xây dựng các lớp học “Ảo”, các bài thực hành, thí nghiệm “Ảo”, dẫn đến thời gian học trực tiếp còn nhiều. Thiết bị nghe, nhìn và công nghệ thông tin hiện đại để áp dụng vào đào tạo từ xa chƣa đƣợc các cơ sở đào tạo từ xa chú trọng và khai thác. Các Đài phát thanh, truyền hình của trung ƣơng, địa phƣơng và của các tổ chức truyền thông khác, sinh viên đào tạo từ xa sử dụng làm phƣơng tiện hỗ trợ học tập chƣa đáng kể và chƣa hiệu quả trong những thời gian qua. Việc đa dạng các công nghệ đào tạo từ xa ở nƣớc ta đã đƣợc bàn luận nhiều, để phù hợp với đa dạng hoàn cảnh của nhiều ngƣời tham gia học theo phƣơng thức đào tạo từ xa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, cũng vì đầu tƣ cho một công nghệ đào tạo từ xa là một phần chi tiêu chủ yếu và tốn kém, trong khi nhà nƣớc chƣa đầu tƣ, hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo từ xa về lĩnh vực này.

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp sư phạm về đào tạo từ xa cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên

Hiện nay tại các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trƣờng Đại học, các Học viện và các Viện chủ yếu sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy hệ chính quy, tại chức, chuyên tu, chƣa có nghiệp vụ và phƣơng pháp sƣ phạm đào tạo từ xa, tham gia biên soạn học liệu, hƣớng dẫn giải đáp thắc mắc môn học, hƣớng dẫn thực tập tốt nghiệp cho học viên từ xa, đã ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng biên soạn chƣơng trình, thiết kế học liệu dành riêng cho đào tạo từ xa cũng nhƣ giảng dạy qua phƣơng tiện kỹ thuật và hƣớng dẫn môn học cho sinh viên. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo từ xa tại các địa phƣơng cũng nhƣ các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trƣờng Đại học, các Học viện và các Viện , hầu nhƣ chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ, chủ yếu là cán bộ quản lý giáo dục từ hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm và các hệ khác, kiêm nhiệm công tác quản lý đào tạo từ xa, do vậy việc tƣ vấn, hƣớng dẫn, quản lý sinh

viên đào tạo từ xa còn nhiều hạn chế, việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của sinh viên thiếu linh hoạt và kịp thời.

2.3.2.2. Nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém

- Các cơ sở đào tạo từ xa chƣa chủ động cải tiến công nghệ đào tạo, đặc biệt là chƣa chú trọng dầu tƣ xây dựng học liệu nghe - nhìn, học liệu điện tử và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin để chuyền tải các chƣơng trình đào tạo từ xa. Các cơ sở tiếp nhận chƣơng trình giáo dục từ xa ở địa phƣơng chƣa đƣợc trang bị đầy đủ học liệu, phƣơng tiện hỗ trợ cho ngƣời học, đặc biệt là hỗ trợ cho thí nghiệm, thực hành.

- Các cơ sở tiếp nhận các chƣơng trình giáo dục từ xa ở địa phƣơng chƣa đƣợc trang bị đầy đủ học liệu, phƣơng tiện hỗ trợ cho ngƣời học, đặc biệt là hỗ trợ cho thí nghiệm, thực hành. Bản thân ngƣời học, đặc biệt là ở các vùng khó khăn không có khả năng trang bị điều kiện để tự học tại nhà.

- Công tác quản lý từ Trung ƣơng đến cơ sở còn yếu kếm, bất cập. Thiếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để quản lý điều hành các hoạt động giáo dục từ xa. Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích ngƣời học và huy động các phƣơng tiện kỹ thuật (truyền thanh, truyền hình và hệ thống mạng) phục vụ các chƣơng trình giáo dục từ xa. Thiếu chế tài để xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy chế.

Nhiều cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở giáo dục từ xa chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phƣơng pháp sƣ phạm về giáo dục từ xa, đặc biệt là phƣơng pháp giảng dạy qua phƣơng tiện kỹ thuật.

- Chƣa có sự phối hợp, liên kêt giữa các cơ sở giáo dục đại học từ xa, đặc biệt trong việc chia sẻ nguồn học liệu, cùng hỗ trợ và phát triển công nghệ đào tạo.

- Phần đông sinh viên giáo dục đại học từ xa không có khả năng trang bị điều kiện để tự học tại nhà, chƣa có thói quen, chƣa rèn luyện phƣơng pháp tự học, trình độ đầu vào thấp, phải vừa học, vừa làm, dễ bị chi phối bởi điều kiện công tác và hoàn cảnh gia đình.

- Đào tạo từ xa tại nƣớc ta thực sự chƣa có chính sách đầu tƣ thích đáng từ các nguồn khác nhau, nhƣ Ngân sách Nhà nƣớc tại Trung ƣơng và Địa phƣơng, các nguồn tài trợ khác, làm cho đào tạo từ xa tại nƣớc ta về mặt đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng nhất là công nghệ đào tạo từ xa tƣơng đối hạn chế, do vậy số lƣợng sinh viên theo học phƣơng thức đào tạo từ xa còn hạn chế so với tiềm năng một đất nƣớc gần chín mƣơi triện dân hiện nay.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƢƠNG THỨC TỪ XA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2014 - 2020

3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục đại học từ xa

3.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và xu thế phát triển đại học trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI

Giáo dục đại học từ xa của Việt Nam trong thập niên thứ hai của thế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)