5. Kết cấu chuyên đề
2.2. Thực trạng quá trình quản trị marketing của Công ty
2.2.3. Thực trạng thiết lập chiến lược marketing
2.2.3.1. Chiến lược định vị thị trường
Việc định vị sản phẩm hay thương hiệu giúp hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp in sâu vào tâm trí, tiềm thức khách hàng từ đó quyết định hành vi lựa chọn sản phẩm của khách hàng dựa trên đòi hỏi của chính họ về thuộc tính của sản phẩm. Không công ty hay doanh nghiệp nào trên thị trường không xây dựng cho mình một chiến lược định vị.
Tại thị trường có sức cạnh tranh cao như Việt Nam, Công ty đã sử dụng chiến lược định vị sản phẩm giá trị cao hơn, nhưng giá tương đương để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm của Công ty cũng mang lại giá trị cao hơn với các sản phẩm của đối thủ nhưng giá bán ra tương đương, điều Công ty muốn nhấn mạnh là chất lượng sản phẩm của Công ty mình.
Khi Công ty xác định định vị của sản phẩm trên thị trường không chỉ quan tâm, chú trọng đến sự khác biệt hóa về sản phẩm bán cho khách hàng mà còn quan tâm đến sự khác biệt về dịch vụ, về nhân lực và về hình ảnh của Công ty. Khi định vị về sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ thì Công ty có thể hình thành nên các chiến lược marketing thích hợp với từng khách hàng.
Nâng cấp chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao kỹ năng bán hàng của toàn thể nhân viên Công ty khi tiếp xúc với các đại lý cấp 1, cấp 2 hay khách hàng để xây dựng hình ảnh cho Công ty, để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Các điểm khác biệt mà đội ngũ nhân viên Công ty để lại cho khách hàng sự tin tưởng đó là năng lực, sự tín nhiệm, tin cậy, nhiệt tỉnh giúp đỡ khách hàng những người tin tưởng sản phẩm của Công ty.
2.2.3.2. Chiến lược theo vị thế cạnh tranh
Từ những phân tích về đối thủ cạnh tranh, ta có thể nhận thấy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ở giai đoạn này là hãng đi theo thị trường. Với trình độ kỹ thuật nhất định, sự xuất hiện muộn hơn so với các đối thủ cạnh tranh hay các doanh nghiệp đi trước. Phú Lợi Thành nhận định được vị thế của mình để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp với vị thể hiện tại của mình.
Để tránh đối đầu với các đối thủ mạnh dẫn đầu trên thị trường. Công ty thực hiện chiến lược theo sát, để ý và nắm bắt từng hành động cụ thể, bước đi cũng như chiêu thức bán hàng để học hỏi, cải tiến sản phẩm, đối mới phương thức marketing để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh đứng đầu thị trường khác nhưng vẫn cung cấp cho khách hàng những mặt hàng có chất lượng tương đương của hãng đó, Với lợi thế như vậy, Công ty sẽ mở rộng và xây dựng hệ thống kênh phân phối của mình đến những vùng nông thôn, cửa hàng bán lẻ thay vì tập trung hầu hết các kênh phân phối ở các thành phố lớn như hiện giờ, hay thay vì phân phối ở các siêu thị như các đối thủ từng làm vì như thể sẽ gặp nhiều khó khăn do bị lấn át.
Thêm vào đó Công ty sẽ cải thiện dịch vụ khách hàng của minh tốt hơn nữa với các đợt giảm giá, khuyến mãi bốc thăm trúng thường, mua nhiều có quá tặng kèm, giao hàng miễn phí... Thường xuyên có các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng để cải tiến sản phẩm theo hưởng tạo sự tiện lợi. Bên cạnh đó, công thực hiện chiến lược theo sau có chọn lọc khi chỉ tập trung vào đoạn thị trường có khả năng thu lại lợi nhuận cao như các thành phố lớn, mật độ dân số cao như Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng... Do không thể có khả năng phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước như các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nên Công ty chỉ khoanh vùng, phục vụ đoạn thị trường mục tiêu nhất định sau đó mới mở rộng thêm