CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI
3.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mạ
3.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Chúng mại cổ phần Đại Chúng
3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng
Theo chủ trƣơng của ngân hàng Nhà nƣớc, ngân hàng Phƣơng Tây thuộc diện ngân hàng yếu kém cần tái cơ cấu. Trong khi đó, tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) muốn thoát khỏi mô hình công ty tài chính hiện tại để trở thành một ngân hàng do điều kiện hoạt động không đƣợc rộng. Chính vì lẽ đó, hai bên đã có động lực tìm đến nhau để tạo một ngân hàng lớn hơn. Đây là một phƣơng án hợp nhất chứ không phải là sáp nhập. Theo đề án hợp nhất giữa ngân hàng TMCP Phƣơng Tây và PVFC đã đƣợc trình cho ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng TMCP Phƣơng Tây và PVFC chính thức khai trƣơng ngân hàng hợp nhất và lấy tên ngân hàng mới là ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Chúng (PVcomBank). Trụ sở chính của ngân hàng hợp nhất nằm ở trụ sở hiện tại của PVFC.
Ngân hàng mới thành lập sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau: huy động vốn; cấp cho vay; kinh doanh và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phái sinh; các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Tổng cộng mạng lƣới PVcomBank bao gồm 102 điểm giao dịch trong đó có 1 hội sở, 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 4 quỹ.
3.1.2. Kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng
- Tổng nguồn vốn huy động
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn, ngay từ đầu ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn và xác định “tăng trƣởng nguồn vốn trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn”
Bảng 3.1- Tình hình nguồn vốn huy động
(Đơn vị: triệu Đồng)
Năm
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng vốn huy động 488.846 673.583 1.164.860 Tốc độ phát triển định gốc 100 138,00 238,30 Tôc độ phát triển liên hoàn 100 138,00 172,93
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013-2015)
Trong giai đoạn 2013-2015, thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nƣớc và trên thị trƣờng quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các TCTD trong nƣớc gây ảnh hƣởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và hệ thống PVcombank nói riêng, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2015 do có sự biến động rất lớn về lãi suất tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Trƣớc các biến động về giá huy động vốn trên thị trƣờng, PVcombank đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất cho vay- huy động, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm siêu linh hoạt, tiết kiệm tích lũy,…). Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân doanh nghiệp cả nội tệ và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trƣờng đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lƣợng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 là 488.846 triệu Đồng. Năm 2014 là 673.583 triệu Đồng và năm 2015 là 1.164.860 triệu Đồng. Số liệu này cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng tƣơng đối nhanh và đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc. Nếu lấy 2013 làm gốc thì tổng nguồn vốn huy động năm 2014 tăng gấp 1,4 lần (tƣơng đƣơng với 138%), tăng tuyệt đối là 184.736 triệu Đồng, năm 2015 tăng gấp 2 lần (tƣơng đƣơng với 238.3%), tăng tuyệt dối là 676.013 triệu Đồng. Nếu lấy năm sau so sánh năm trƣớc ta thấy nguồn vốn huy động năm 2014 so với 2013 tăng lên 38%, năm 2015 so với năm 2014 tăng lên
72,93%. Tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động qua các năm đã phản ánh đúng tình hình huy động vốn thực tế của PVcombank, ngay sau khi thành lập. PVcombank đã khẳng định vị thế và uy tín của một ngân hàng lớn và có tiềm năng trong hoạt động huy động vốn thể hiện qua các năm. Và năm 2015 là năm tăng trƣởng mạnh nhất, đạt trên 1.100 tỷ Đồng thông qua các hình thức huy động vốn (có kỳ hạn và không kỳ hạn,…) tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá.
Biểu đồ 3.1- Tổng nguồn vốn huy động
- Cơ cấu nguồn vốn huy động
Bảng 3.2 - Huy động theo kỳ hạn
(Đơn vị tính: triệu Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng VHĐ 488,846 100 673,583 100 1,164,860 100 - Không kỳ hạn 41,893 8,6 95,943 14,2 353,115 30,3 - KH<12 tháng 206,067 42,2 299,416 44,5 480,677 41,3 - KH>12 tháng 240,885 49,3 278,223 41,3 331,067 28,4 - Tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn 446,953 91,4 577,639 85,8 811,744 69,7
Bảng 3.2 cho thấy nguồn vốn huy động không kỳ hạn của Pvcombank chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng là nguồn vốn huy động có sự tăng trƣởng qua các năm, đặc biệt năm 2015, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 30,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013 nguồn vốn không kỳ hạn là 41.893 triệu Đồng, chiếm tỷ trọng 8,6%. Năm 2014 nguồn vốn này là 95.943 triệu Đồng, chiếm tỷ trọng 14,2% tăng 129,02% so với năm 2013. Đến năm 2015 nguồn tiền này tăng 257.171 triệu Đồng, tăng 3,7% lần so với năm 2014. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn mà còn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán, thẻ thanh toán, thực hiện tiếp thị hiệu quả, phân phối và cung ứng dịch vụ tiện ích cho dân cƣ và tổ chức kinh tể. Tuy nhiên, đây là nguồn có tính ổn định không cao vì khách hàng có thể rút ra thực hiện thanh toán bất cứ lúc nào. Do vậy, ngân hàng cần chủ động có các biện pháp đảm bảo nhu cầu thanh toán của ngƣời dân, tổ chức và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn có chi phí huy động vốn thấp hơn vốn huy động có kỳ hạn, nguồn vốn này tăng sẽ làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng lên.
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động, căn cứ vào số liệu về giá trị và tỷ trọng trong bảng 3. 2, ta thấy vốn huy động có kỳ hạn của PVcombank trong cả 3 năm đều chiếm lớn hơn 60%. Năm 2013, vốn huy động có kỳ hạn đạt 446.953 triệu Đồng chiếm 91,4%. Năm 2014: 577.639 triệu Đồng chiếm 85,8% và năm 2015: 811.744 triệu Đồng chiếm 69,7% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động có kỳ hạn đều chiếm một tỷ trọng lớn qua các năm thể hiện ngân hàng đã thực hiện chính sách huy động phù hợp với điều kiện kinh tế, uy tín trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao. Nguồn vốn này có tính chất ổn định, điều này giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn để cho vay, đầu tƣ các dự án phát triển tăng hiệu quả sử dụng vốn huy động.
Năm 2015 tăng 40,53% (số tuyệt đối 234.105 triệu Đồng) so với năm 2014. Trong đó, nguồn vốn CKH<12 tháng tăng 1,6 lần và nguồn vốn CKH >12 tháng tăng gần 1,2 lần so với năm 2014
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn <12 tháng của ngân hàng về cơ bản không có sự tăng trƣởng nhiều về tỷ trọng mà có sự ổn định nhƣng xét trên giá trị huy động thì có sự tăng đáng kể. Năm 2013: 206.067 triệu Đồng, năm 2014: 299.416 triệu Đồng và năm 2015 đạt giá trị 480.677 triệu Đồng. Nguồn vốn có kỳ hạn >12 tháng tuy có sự tăng về giá trị nhƣng tỷ trọng huy động vốn >12 tháng có xu hƣớng giảm trong thời gian vừa qua, năm 2013: 240.885 triệu Đồng chiếm 49,3% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, năm 2014: 278.223 triệu Đồng chiếm 41,3%, năm 2015 đạt 331.067 triệu Đồng chiếm 28,4%. Tỷ trọng vốn huy động giảm xuống có nguyên nhân do sự biến động về lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng(lãi suất cơ bản và lãi suất huy động chung trên thị trƣờng). Đặc biệt là khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2015, cuộc chạy đua về lãi suất nhằm tăng lƣợng vốn dẫn đến tâm lý của ngƣời gửi tiền ở mức kỳ hạn ngắn để có thể thay đổi kỳ hạn, sản phẩm một cách dễ dàng. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn>12 tháng tuy có tính ổn định cao nhƣng chi phí huy động vốn lớn nên việc giảm tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn cũng không làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta cũng nhận thấy tỷ lệ huy động vốn theo kỳ hạn của ngân hàng PVcombank khá hợp lý với nguồn vốn <12 tháng là chủ yếu, nguồn vốn không kỳ hạn có sự tăng trƣởng và chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng giảm dần về tỷ trọng nhƣng vẫn có sự tăng trƣởng giá trị huy động, cho thấy chính sách huy động vốn của ngân hàng linh hoạt, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng trong từng thời kỳ qua đó thu hút một lƣợng vốn rất lớn trong nền kinh tế (đạt hơn 1.100 tỷ trong năm 2015).
Biều đồ 3.2 - Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
- Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tể
Bảng 3.3 - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: triệu Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng VHĐ 488.846 100 673.583 100 1.164.860 100
Tiền gửi dân cƣ 460.164 94,10 605.478 89,90 87.002 69,30 - Tiền gửi
TCKT 27.407 5,60 64.169 9,50 328.796 28,2 - Tiền gửi0, tiền
vay các TCTD 0 0,00 0 0,00 89.615 0,01 Huy động nguồn khác 1.274 0,30 3.935 0,60 28.971 2,50
Căn cứ vào số liệu tại bảng 3.3, nguồn vốn huy động của PVcombank tập trung chủ yếu từ nguồn tiền huy động của dân cƣ, nguồn vốn huy động của dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng(>70%). Năm 2013: 460.164 triệu Đồng chiếm 94,1%, năm 2014 đạt 605.478 triệu Đồng chiếm 89,9% và đến năm 2015 đạt 807.002 triệu Đồng chiếm 69,3% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của dân cƣ có chiều hƣớng giảm qua các năm nhƣng xét về giá trị huy động vốn lại có sự tăng trƣởng cao. Tỷ trọng huy động vốn dân cƣ giảm là do có sự chuyển dịch và tăng trƣởng của nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội, năm 2013 ngân hàng PVcombank chỉ huy động đƣợc 27.407 triệu Đồng từ các tổ chức, chiếm 5,6% tổng vốn huy động, năm 2014: 64.169 triệu Đồng, chiếm 9,5% nhƣng đến năm 2015 vốn huy động từ tổ chức đạt: 328.796 triệu Đồng chiếm 28,2% tổng vốn huy động, đã có một sự tăng trƣởng mạnh cả về tỷ trọng và giá trị, điều này cho thấy uy tín của ngân hàng PVcombank tăng lên trong hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm của ngân hàng: thanh toán, dịch vụ, ngân quỹ, thẻ,... đang ngày càng phù hợp và đáp ứng đƣợc các nhu cầu hoạt động của các tổ chƣc kinh tế, tổ chức xã hội.
Vốn huy động qua các nguồn khác của ngân hàng PVcombank: tiền vay từ các tổ chức cho vay, tiền gửi ký quỹ,... chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. PVcombank đang xây dựng kế hoạch và chiến lƣợc nhằm tăng trƣởng nguồn vốn trên để phục vụ cho hoạt động tƣơng ứng, cũng nhằm đa dạng các sản phẩm cho khách hàng.
Nếu nguồn vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động cho vay đóng vai trò không kém. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM, nó mang lại phần lớn thu nhập cho các ngân hàng. Chính vì lẽ đó, các NHTM luôn tim cách đa dạng hóa các hình thức cho vay, một mặt để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, mặt khác góp phần đem lại thu nhập cho ngân hàng.
Trong hoạt động cho vay, chi nhánh luôn thực hiện mục tiêu: tăng trƣởng cho vay gắn liền với nâng cao chất lƣợng cho vay
Biểu 3.3 - Vốn huy động theo thành phần kinh tế Bảng 3.4 - Tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng
(Đơn vị: triệu Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ cho vay 163.492 21,11 210.880 28,98 309.806 46,91 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2013-2015)
Số liệu ở bảng trên cho thấy tổng dƣ nợ cho vay từ năm 2013-2015 tăng lên. Năm 2013 dƣ nợ cho vay là: 163.492 triệu Đồng, năm 2014 đạt 210.880 triệu Đồng tăng 47.387 triệu Đồng (tƣơng đƣơng 28,98%) so với năm 2013, đến năm 2015 tổng dƣ nợ là 309.806 triệu Đồng tăng 89% (Tƣơng đƣơng 98.925 triệu Đồng) so với 2014. Mặc dù địa bàn hoạt động có tính cạnh tranh cao, các ngân hàng trên địa bàn liên tục hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng nhƣng với sự cố gắng chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng, tạo lập quan hệ đối tác với nhiều công ty, tập đoàn, liên kết và mở rộng lĩnh vực cấp cho vay,sản phẩm cho vay đa dạng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của tầng lớp dân cƣ nên kết quả hoạt động cho vay của
ngân hàng vẫn đạt mức tăng trƣởng khá. Hiện tại ngân hàng đã thu hút đƣợc một số khách hàng nhƣ tập đoàn dầu khí Việt Nam, Công ty FPT, Vinashin..
Biểu 3.4 - Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm Bảng 3.5 - Xét cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thời gian
(Đơn vị : triệu Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Cơ cấu theo kỳ hạn
cho vay 163,492 100 210,880 100 309,806 100 Cho vay ngắn hạn 139,586 85,38 174,902 82,94 235,209 75,92 Cho vay trung hạn 23,905 14,62 35,978 17,06 57,023 18,41 Cho vay dài hạn - 0,00 - 0,00 17,573 5,67
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2013-2015)
Qua bảng trên cho thấy cơ cấu dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ. Năm 2013 dƣ nợ ngắn hạn chiếm 85,38% trên tổng dƣ nợ, trong khi đó dƣ nợ đầu tƣ trung và dài hạn chỉ chiếm 14,62%, sang hai năm 2014 và 2015 tỷ trọng đầu tƣ ngắn hạn có giảm nhẹ dao động trên 70% (năm 2014 chiếm 82,94% tổng dƣ nợ, năm 2015 chiếm 75,92% tổng dƣ nợ). Tuy nhiên dƣ nợ cho vay ngắn
hạn của PVcombank luôn chiếm tỷ trọng cao do hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố với nhiều tổ chức hoạt động kinh doanh, hộ tiểu thƣơng, buôn bán nhỏ. Do vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu trong ngắn hạn, không những phù hợp với mô hình hoạt động và nhu cầu của khách hàng mà còn hợp lý với nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc. Dƣ nợ đầu tƣ trung và dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dƣ nợ của ngân hàng nhƣng có xu hƣớng tăng lên, năm 2014 tăng 17,06% (tƣơng ứng là 12.072 triệu Đồng) so với năm 2013. Năm 2015 dƣ nợ cho vay trung dài hạn đạt 74.596 triệu Đồng, chiếm 24,08% (tƣơng ứng là 38.618 triệu Đồng) so với năm 2014. Ngân hàng PVcombank đã kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn với huy động vốn trung dài hạn để bổ sung cho nhau, hoạt động đầu tƣ vào các dự án dài hạn của ngân hàng có xu hƣớng tăng trƣởng cao.
Biều 3.5 - Cơ cầu dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn
Số liệu bảng 3.6 cho thấy : hoạt động cho vay của ngân hàng PVcombank tập trung chủ yếu cho vay các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, đây là hoạt động phổ biến của các đơn vị, tổ chức, hộ kinh doanh trên địa bàn. Tỷ trọng cho vay trong ngành này khá ổn định (khoảng >70% tổng dƣ nợ của ngân hàng).