Khi xem xét hiệu quả sản xuất của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn
đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hiệu quả hay không. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả, hoặc có thể so sánh với chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế
Chỉ tiêu hiệu quả bộ phận * Hiệu quả sử dụng lao động - Năng suất lao động:
Năng suất lao động = Tổng số lao động Tổng sản lượng
Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc trình độ tay nghề công nhân trong doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.
- Năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất của một trung tâm sản xuất (doanh nghiệp, phân xưởng, dây chuyền sản xuất hay một công đoạn sản xuất) là khả năng sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ cao nhất trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm…) trong điều kiện xác định.
Năng lực sản xuất là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lượng thiết bị, diện tích sản xuất, cải tiến quản lý… thì năng lực sản xuất sẽ thay đổi.:
Năng lực sản xuất theo thiết bị : NSP = Sm x Tlv
Tdm
• Sm – Số thiết bị cùng loại
• Tlv – Quỹ thời gian làm việc của thiết bị trong 1 đơn vị thời gian
• Tdm – Thời gian định mức gia công trên máy của 1 đơn vị sản phẩm
Năng lực sản xuất tính theo diện tích: NSP = F x Tsd f x Tck • NSP - Năng lực sản xuất
• F – Diện tích sản xuất của bộ phận sản xuất • Tsd – Thời gian sử dụng diện tích trong 1 năm • Tck – Thời gian chu kỳ sản xuất ở bộ phận đó
• f - Phần diện tích 1 đơn vị sản phẩm chiếm chỗ trong quá trình sản xuất Năng lực sản xuất tính theo công nhân: NSP = Scn x Tlv
Tdm
• Nsp - Năng lực sản xuất
• Scn – Số công nhân của bộ phận sản xuất đó • Tlv – Thời gian làm việc trong 1 năm
• Tdm – Thời gian định mức lao động gia công 1 đơn vị sản phẩm
1.6Đánh giá hiệu quả sản xuất theo chỉ số KPI (Key Performance Indicator)
KPI có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.
KPI là 1 công cụ dùng trong đánh giá thực hiện công việc, nên khi xây dựng hệ thống KPI những nhà quản lý cũng cố gắng và hướng đến đảm bảo được tiêu chí SMART:
• 2. M – Measurable: Đo lường được • 3. A – Achiveable: Có thể đạt được • 4. R - Realistics:Thực tế
• 5. T – Timebound: Có thời hạn cụ thể
Không phải là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng KPI, tuy nhiên nếu hệ thống KPI cuả tổ chức đảm đạt được tiêu chí SMART thì hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc sẽ rất cao.
Để thực hiện KPI, công ty nên xây dựng một hệ thống các mục tiêu từ cao xuống thấp theo phương pháp quản lý theo mục tiêu (MBO - Management By Objective), tuy vậy có những công việc khó có thể thiết lập được các mục tiêu, khi đó người ta sẽ xây dựng các chuẩn cho quá trình gọi là phương pháp quản lý theo quá trình (MBP - Management By Process), các chuẩn đó cũng là các KPI.
Ưu điểm khi sử dụng KPI trong đánh giá hoạt động sản xuất
- Nó có thể là một cách rất nhanh cho thấy thành quả hiện thời của một mục đích hoặc một mục tiêu chiến lược.
- Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận thấy được và chính xác đi kèm theo.
- Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của tổ chức, phòng/ban hoặc một nhân viên nào đó của mình để từ đó có hướng khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên.
- Một đội nhóm có thể làm việc chung với nhau theo những mục đích đo lường được.
- Các chỉ tiêu có thể đo lường được sẽ cho phépđánh giá tính hiệu quả của công việc một cách cụ thể hơn và công bằng hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng.
1.7Quản trị chất lƣợng theo hệ thống ISO9001
Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễdàng, tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra định nghĩa chất lượng trong bộ tiêuchuẩn ISO (TCVN ISO9001:2008, 2008, trang 7): “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng củathực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn. “Quản trị chất lượng là hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm đề ra mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định” (TCVN ISO9001:2008, 2008, trang 10).
ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản trị chất lượng chứ không phải sản phẩm.Theo bộ tiêu chuẩn này, hoạt động quản trị chất lượng phải tuân thủ những nguyên tắc sauđây:
Nguyên tắc1- Tập trung vào khách hàng: Cho rằng chất lượng là sự thỏa mãn của khách hàng nên một trong những nguyên tắc của quản trị chất lượng là phải lấy khách hànglàm trọng tâm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị chất lượng là không ngừng tìmhiểu nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốtnhất.
Nguyên tắc 2- Vai trò lãnh đạo: Để mọi hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì lãnh đạo doanh nghiệp được kỳ vọng là thực hiện đúng vai trò của mình. Công việc quan trọng mà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp cần làm là định hướng chiến lược của doanhnghiệp, tập trung vào nội bộ và cũng cần phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trườngkinh doanh và nêu gương tốt về năng lực và lãnh đạo.
Nguyên tắc 3- Toàn bộ tham gia: Con người là yếu tố quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, huy động con người một cách đầy đủ là một yêu cầuquan trọng trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
quả, doanh nghiệp cần phải nhận diện và quản lý được các quá trình của mình. Bộ tiêuchuẩn ISO 9001 khuyến kích việc áp dụng cách tiếp cận theo quá trình để quản trị.
Nguyên tắc 5- Quản trị theo cách tiếp cận dựa trên hệ thống: Theo nguyên tắc này, một tổ chức được coi như là một hệ thống lớn được cơ cấu bởi những hệ thống nhỏ bên trong.Từng hệ thống nhỏ cũng như hệ thống lớn đều có đầu vào, đầu ra, các phần tử cấu tạo riêng.Việc quản lý trên cơ sở hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của tổ chức.
Nguyên tắc 6- Cải tiến liên tục: Đây là mục tiêu của mọi doanh nghiệp và là một yêucầu đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp trong sự biến động không ngừng của môitrường kinh doanh hiện nay. Doanh nghiệp phải xác định hành động loại bỏ nguyên nhân củasự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Doanh nghiệp cần thực hiệnnhững hành động khắc phục, loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn chặn sự táidiễn.
Nguyên tắc 7- Ra quyết định dựa trên sự kiện: Các quyết định cần được đưa ra căn cứvào kết quả phân tích thông tin và dữ liệu trên thực tế.
Nguyên tắc 8- Xây dựng mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp: Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp nhằm tìm những cơ hội nâng cao giá trị cho cả hai bên.
Về bản chất, hệ thống quản trị chất lượng ISO9001 giúp cho chất lượng của toàn bộ sản phẩm trong hệ thống sản xuất được đồng đều.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CƢ́U CƢ́U
2.1 Quy trình nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu như thể hiện ở hình 2-1.
Hình 2-1 Quy trình nghiên cứu
2.2 Thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng hai nguồn dữ liệu sau đây:
2.2.1 Dữ liệu sơ cấp
Phiếu điều tra (bảng khảo sát: phụ lục đính kèm) nhận được từ các khách hàng về chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của nhà máy
Xác định vấn đề nghiên cứu Lý do nghiên cứu
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Nghiên cứu bằng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp -Điều tra, khảo sát đánh giá các nhà quản lý, nhân viên về hiệu quả sản xuất
Tổng hợp dữ liệu Phân tích dữ liệu Kết luận và nhóm giải pháp
Kết quả phỏng vấn, thảo luận với nhân viên/lãnh đạo Công ty để nắm rõ hơn về quan điểm, kế hoạch cũng như đánh giá của họ về vấn đề nghiên cứu- hiệu quả sản xuất của Công ty Nokia Việt Nam.
Phương pháp điều tra, lấy mẫu
- Địa điểm: Phân xưởng lắp ráp linh kiện bề mặt và hoàn thiện sản phẩm của Nhà máy Nokia Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát : là các chuyên gia, cán bộ, công nhân làm việc tại hai phân xưởng nói trên.
- Phương pháp chọn mẫu: để đạt được các mục tiêu nghiên cứu tác giả đã lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì tác giả hiện đang công tác tại nhà máy nên có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó ít tốn kém thời gian và chi phí để thu thập thông tin nghiên cứu.
- Thang đo, đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert, Rensis (1932) để triển khai đo lượng các câu hỏi khảo sát với quy ước như sau:
(Bậc 5): Hoàn toàn đồng ý; (Bậc 4): Đồng ý; (Bậc 3): Không có ý kiến; (Bậc 2): Không đồng ý; (Bậc 1): Hoàn toàn không đồng ý.
- Kích cỡ mẫu: để đảm bảo tính khách quan và khả thi của đề tài cần khảo sát và căn cứ vào danh sách có được số lượng mẫu tác giả dự kiến là 320 mẫu.
- Nội dung điều tra: Do Nhà máy đã xây dựng các hệ số KPI để đánh giá hiệu quả sản xuất, do vậy nội dung khảo sát tập trung chủ yếu ở các nội dung dùng để tính các hệ số KPI của phân xưởng như sau:
+ Nhiệm vụ sản xuất phải ổn định, sản phẩm phải tiêu chuẩn hóa và có nhu cầu lớn.
+ Nguyên vật liệu phải được cung cấp cho dây chuyền đúng tiến độ, đúng quy cách, tuân theo nhịp điệu quy định.
+ Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp. + Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên
+ Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008
2.2.2 Dữ liệu thứ cấp
Các báo cáo về hoạt động sản xuất trong nội bộ nhà máy:
- Báo cáo về thời gian dừng máy có kế hoạch và ngoài kế hoạch - Báo cáo về tỉ lệ lỗi sản phẩm
- Báo cáo sản lượng tính theo giờ công
- Báo cáo tỉ lệ hàng hủy của sản phẩm không thể sửa chữa
2.3 Phƣơng pháp phân tích
Các phương pháp truyền thống được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động là:
2.3.1Phƣơng pháp chi tiết
Là sự phân chia kết quả sản xuất của doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ cho các yêu cầu quản lý cụ thể. Thông thường phương pháp này có các hướng chi tiết sau:
-Chi tiết theo thời gian: là sự phân chia kết quả sản xuất của doanh nghiệptheo các khoảng thời gian khác nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp chúng ta phân phối nguồn lực đầu vào theo từng khoảng thời gian cụ thể vì không phải lúc nào hoạt động sản xuất cũng đi lên. Mặt khác, trong quản lý người ta phải nắm được nhịp độ sản xuất để điều hành hoạt động sản xuất; giúp doanh nghiệp phát hiện được tính chu kỳ, tính thời vụ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để có giải pháp kinh doanh phù hợp.
-Chi tiết theo địa điểm phát sinh: là việc phân chia kết quả sản xuất theo địa điểm phát sinh kết quả như: phân chia nhu cầu theo thị trường, phân chia giá thành theo giai đoạn sản xuất. Việc phân chia này sẽ chi tiết hơn sự đóng góp của từng bộ
phận đến kết quả chung của doanh nghiệp và có tác dụng rất lớn trong đánh giá những thành tích hay khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Chi tiết theo các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phản ánh kết quả : là việc phân chia chỉ tiêu phản ánh kết quả theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó như: chi tiết giá thành theo khoản mục, chi tiết nhu cầu theo loại hình hoạt động, chi tiết nhu cầu theo từng mặthàng… Việc chi tiết này nhằm đánh giá xu hướng tác động của các chỉ tiêu cần phân tích từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý.
2.3.2Phƣơng pháp so sánh
Là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với một chỉ tiêu kinh tế được chọn làm gốc để so sánh. Đây là phương pháp phổ biến và sử dụng lâu đời trong phân tích. Khi sử dụng phương pháp này phải quan tâm đến các vấn đề sau :
Phương pháp so sánh có nhiều dạng:
- So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch. - So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm;
- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật - kinh tế trung bình hoặc tiên tiến
- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với số liệu của doanh nghiệp tương đương hoặc đối thủ cạnh tranh.
- So sánh các thông số kỹ thuật - kinh tế của các phương án kinh tế khác.
Điều kiện so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, đảm bảo thông nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu, thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về số lượng, thời gian, giá trị.
Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài các điều kiện trên đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như cùng phương hướng kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Trong phân tích có thể so sánh : Số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.
Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh, như: tổng giá trị sản xuất, tổng chi phí kinh doanh, tổng lợi nhuận… Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.
Số tương đối là số biểu thị dưới dạng phần trăm số tỉ lệ hoặc hệ số. Số tương đối đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phếp liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích. Tuy nhiên, số tương đối không phản ánh được chất lượng bên trong cũng như qui mô của hiện tượng kinh tế.
Số bình quân là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, vốn lưu động