2.1.1. Mô hình SWOT
Nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả phát triển SP huy động vốn tại BIDV Nghệ An
Đánh giá của khách hàng với SP huy động vốn thông qua khảo sát,
phỏng vấn chuyên gia Các tiêu chí đánh giá
hiệu quả huy động vốn tại BIDV Nghệ An Mô hình Swot - các yếu
tố môi trƣờng trong và ngoài ảnh hƣởng đến
huy động vốn
Đánh giá hiệu quả phát triển SP huy động vốn tại BIDV Nghệ An
Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả phát triển SP huy động vốn tại BIDV Nghệ An
Đánh giá sự ảnh hƣởng cúa các nhân tố môi trƣờng bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn thông qua mô hình SWOT. Mô hình phân tích Swot là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70 của thế kỷ XX, nhằm tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong thực hiện kế hoạch, hoạch định chiến lƣợc. Mô hình Swot là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Swot là tập hợp viết tắt những cữ cái đầu tiên cửa các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh); Weaknesses (Điểm yếu); Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Swot là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lƣợc, xác định vị thế cũng nhƣ hƣớng đi của một tổ chức, công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tƣởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vân dụng swot trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lƣợc, khảo sát thị trƣờng, phát triển sản phẩm dịch vụ… đang ngày càng đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Đánh giá các điểm mạnh (strengths) và các điểm yếu (weaknesses) hay còn gọi là phân tích bên trong các giác độ nhƣ nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, mạng lƣới, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hóa truyền thống của ngân hàng…Việc đánh giá này chỉ mang tính chất tƣơng đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung.
Phân tích các cơ hội (Opporturities) và đe dọa (Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố này liên quan đến môi trƣờng bên ngoài. Những khía cạnh liên quan đến cơ hội và mối đe dọa có thể do biến động của nền kinh tế (tăng trƣởng hay suy thoái), sự thay đổi chính sách của nhà nƣớc (theo hƣớng có lợi hay bất lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng), cán cân cạnh tranh thay đổi (sự mất đi hay xuất hiện của đối thủ cạnh tranh)…Nếu nhƣ việc phân tích này đƣợc thực hiện một cách kỹ lƣỡng và
sáng suất thì các chiến lƣợc đề ra sẽ có thể nắm bắt đƣợc các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe dọa có thể xảy ra.
Nhƣ vậy, thông qua phân tích Swot tức là phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài mà ngân hàng phải đối mặt (cơ hội và thách thức) cũng nhƣ các yếu tố thuộc môi trƣờng nội bộ của ngân hàng (các mặt mạnh và yếu). Qua đó giúp ngân hàng nhìn nhận lại mình, đánh giá lại mình và đề ra chiến lƣợc huy động vốn hợp lý.
2.1.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp hay còn gọi là dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đƣợc thu thập từ những nguồn sẵn có và đã qua ít nhất một lần tổng hợp, xử lý.
Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khá đa dạng, đƣợc tác giả lấy chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nguồn nội bộ: Số liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thăng Long…
- Sách, tài liệu chuyên môn: cung cấp cơ sở lý luận của các phƣơng pháp sử dụng trong đề tài nghiên cứu.
- Website, tạp chí, báo: Cập nhập các báo cáo liên quan đến vấn đề nghiên cứu góp phần hỗ trợ thông tin cho đề tài.
2.1.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp hay dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu thu thập ban đầu trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu, chƣa qua bất kỳ sự tổng hợp sử lý nào.
Dữ liệu sơ cấp thƣờng đƣợc thu thập theo một quy trình bài bản tùy theo loại nghiên cứu thử nghiệm hay nghiên cứu quan sát. Do đề tài tác giả lựa chọn nghiên cứu thuộc dạng nghiên cứu quan sát, tức là nghiên cứu trên cơ sở các dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khảo sát sự tƣơng quan giữa biến nguyên nhân và biến kết quả từ đó có thể nhận dạng hoặc đƣa ra nhận xét, đánh giá về hiệu quả huy động vốn tại BIDV Nghệ An.
Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu quan sát có thể đƣợc thu thập từ nội bộ hoặc từ bên ngoài, có thể thu thập từ nhiều ngƣời cung cấp thông tin khác nhau bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: quan sát và phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn chuyên sâu, tham gia ý kiến chuyên gia…Tóm lai, để thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu quan sát chúng ta có thể thực hiện tuần tự các bƣớc sau:
- Từ kế hoạch nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, đề ra câu hỏi và thiết kế thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
- Quyết định đối tƣợng nghiên cứu và kích thƣớc mẫu nghiên cứu cũng nhƣ lựa chọn cách lấy mẫu.
- Thực hiện việc thu thập dữ liệu bằng cách tiếp cận đối tƣợng và quan sát, ghi nhập dữ liệu.
Đối với đề tài này, quá trình thu nhập dữ liệu sơ cấp cho việc nghiên cứu đã tuân thủ rất nghiêm túc các bƣớc trên, phiếu khảo sát đã đƣợc thiết kế khá phù hợp với mục đích nghiên cứu, mẫu nghiên cứu đã đƣợc lựa chọn bằng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện và dữ liệu đƣợc thu thập bằng cách tiếp cận phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
2.1.3.1. Khảo sát
Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế cho các khách hàng có tài khoản tiền gửi tại BIDV Nghệ An bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ tiền gửi tại BIDV Nghệ An.
Kích thƣớc mẫu là 45 phiếu, kích thƣớc mẫu đƣợc chọn tƣơng ứng với số cán bộ nhân viên hiện tại của chi nhánh, đảm bảo đủ độ tin cậy và khách quan khi tiến hành điều tra khảo sát các khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tại BIDV Nghệ An. Quy trình điều tra đƣợc sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Thời gian thực hiện từ ngày 01/11/2014 đến 15/11/2014. Mẫu khảo sát tại phụ lục số 01.
2.1.3.2. Tham vấn ý kiến chuyên gia
Tham vấn ý kiến chuyên gia đƣợc thực hiện từ NHNN, Agribank, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trƣớc khi khảo sát để có thể có những định hƣớng, nhận định ban đầu về hiệu quả huy động vốn tại các NHTM nói chung và tại BIDV Nghệ An nói riêng.