Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu

Thu thập số liệu, tài liệu là bƣớc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng. Quá trình thu thập số liệu, tài liệu đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu để chọn ra các phƣơng pháp thích hợp với việc nghiên cứu các vấn đề đáng quan tâm, làm cơ sở để xác định và lập kế hoạch thu thập số liệu, tài liệu một cách khoa học, đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Việc thu thập số liệu, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu đề tài về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng cần dựa trên các phƣơng pháp sau đây:

2.2.1. Phương pháp thu thập sơ cấp

Có nhiều phƣơng pháp thu thập sơ cấp. Khi tiến hành thu thập số liệu, tài liệu cho đề tài nghiên cứu này, có thể phải sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Sau đây là các phƣơng pháp thƣờng dùng

- Trực tiếp tìm kiếm số liệu, tài liệu từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan, bao gồm: Tổng Cục biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng), Tổng Cục thống kê (Bộ KH-ĐT), UBND thành phố Hải Phòng, Sở KH-ĐT thành phố Hải Phòng, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng thành phố Hải Phòng, UBND các Quận/Huyện thuộc thành phố Hải Phòng; Cục Thống kê Hải Phòng. Việc sử dụng phƣơng pháp này sẽ thu đƣợc những số liệu, tài liệu, tin tức, tình hình cập nhật nhất về các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, làm cơ sở cho việc áp dụng các phƣơng pháp phân tích khác.

- Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, bao gồm: các website chính thống nhƣ: http://gso.gov.vn; http://vasi.gov.vn/; http://haiphong.gov.vn,…; các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, mạng internet, truyền hình, đài phát thanh...

2.2.2. Phương pháp thu thập thứ cấp

Số liệu, tài liệu thứ cấp rất phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên ngƣời nghiên cứu cần phải sắp xếp các loại dữ liệu này một cách có hệ thống để việc nghiên cứu đƣợc dễ dàng hơn.

Tiến trình thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc sắp xếp theo tiến trình sau: - Xác định dữ liệu cần có cho nghiên cứu đề tài. Bƣớc này tuy đơn giản nhƣng có ý nghĩa mang tính quyết định cho tiến trình nghiên cứu. Vì vậy, cần nghiên cứu phải cẩn thận, chỉ chọn những thông tin cần thiết.

- Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ chủng loại và nguồn cung cấp). Đối với dữ liệu thứ cấp bên trong: đây là dữ liệu rất có ích, dễ thu thập.

- Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài (xác định rõ chủng loại và nguồn cung cấp). Dữ liệu thứ cấp từ các nguồn bên ngoài có thể tìm thấy ở kho lƣu trữ, ở thƣ viện lớn, từ các Bộ, Ngành.

- Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp. Khi tiến hành thu thập thông tin, các loại dữ liệu thứ cấp cần phải sao chụp hoặc chép tay. Tất cả các dữ liệu đƣợc thu thập đƣợc tóm lƣợc hoặc đƣa vào bảng để tiện việc sử dụng.

- Tiến hành nghiên cứu chi tiết dữ liệu thứ cấp, bao gồm xác định giá trị của dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua xử lý, sử dụng dữ liệu. Bƣớc nghiên cứu giá trị dữ liệu nhằm xem xét độ chính xác của các dữ liệu thu thập, bởi vì có những dữ liệu xuất phát từ những cuộc nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu.

- Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tƣ liệu gốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)