CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tạ
3.3.3. Những mặt tồn tại
- Kinh tế biển Hải Phòng phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế. Đóng góp của khu vực này cho GDP toàn thành phố có xu hƣớng giảm đi trong những năm gần đây mặc dù đầu tƣ vẫn liên tục tăng qua các năm.
- Một số ngành nghề kinh tế biển quan trọng chƣa phát triển mạnh và hiệu quả, một số ngành nghề mới chƣa đƣợc quan tâm phát triển; Tổ chức không gian chƣa thật hợp lý, hệ thống đô thị phát triển chậm, thiếu liên kết nội vùng.
- Kinh tế biển Hải Phòng vẫn còn khoảng cách khá xa so với trình độ phát triển của khu vực và thế giới; đặc biệt là về quy mô và khả năng cạnh tranh. Quy mô của các doanh nghiệp kinh tế biển còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh thấp, chƣa đủ sức đầu tƣ và khai thác tối đa nguồn lợi biển. Khai thác biển vừa qua còn dựa chủ yếu vào tài nguyên tự nhiên sẵn có, sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thu nhập từ dịch vụ còn thấp.
- Chƣa kiểm soát đƣợc việc khai thác và đầu tƣ, tài nguyên môi trƣờng biển đang bị đe doạ nghiêm trọng. Tình trạng bất ổn về an ninh trật tự còn thƣờng xuyên xảy ra, đã ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế biển và KT-XH của vùng.
- Trong khai thác và phát triển kinh tế thủy hải sản:
Năng lực khai thác thủy hải sản của Hải Phòng hiện vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế. Những hỗ trợ về vốn cho ngƣ dân của thành phố đầu tƣ tàu thuyền công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để khai thác xa bờ vẫn chƣa thể đáp ứng đủ nhu cầu. Việc tổ chức sản xuất khai thác xa bờ tuy đƣợc chú trọng nhƣng chỉ mới tập trung ở khâu khai thác mà chƣa chú ý đến việc dự báo ngƣ trƣờng, hậu cần, bảo quản sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng nghề cá chỉ mới đáp ứng những nhu cầu ban đầu, thiếu các khâu chuyên sâu do đó tỷ lệ cơ giới hóa, công nghệ hóa các khâu bốc xếp, bảo quản, sơ chế… còn thấp nên sản phẩm làm ra chất lƣợng không cao, giá trị thƣơng mại thấp. Các đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển để hỗ trợ phát triển khai thác vùng biển xa vẫn chƣa đƣợc hình thành.
Công tác quản lý, kiểm soát khai thác, quy hoạch phát triển đội tàu đánh bắt chƣa hợp lý khiến nguồn lợi hải sản có sự biến động đáng kể về mật độ
sản lƣợng, chủng loài, kích thƣớc, đặc biệt là ở vùng biển ven bờ. Năng suất, sản lƣợng khai thác giảm khiến thời gian khai thác trên biển, thời gian tìm kiếm ngƣ trƣờng kéo dài, chi phí, giá thành sản phẩm tăng cao.
Nguồn cung nguyên liệu cho ngành chế biến không ổn định, vẫn còn phụ thuộc vào việc thu mua từ các địa phƣơng khác, thậm chí là nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Hiện sản lƣợng thu mua tại chỗ chỉ mới chiếm 20% tổng sản lƣợng thu mua. Việc đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu mới chỉ tập trung ở một số ít doanh nghiệp lớn.
- Trong phát triển kinh tế hàng hải:
Do quy hoạch cảng biển chƣa hợp lý nên cảng Hải Phòng buộc phải cạnh tranh với một số cảng biển khác đƣợc quy hoạch phát triển với năng lực tƣơng đƣơng trong khu vực. Tình trạng này khiến giá cƣớc vận tải biển đối với hàng hóa qua cảng Hải Phòng đội lên cao hơn so với các cảng khu vực phía Bắc và phía Nam, nhất là đối với vận tải container có đặc điểm hoạt động chuyên tuyến.
Do thiếu nguồn vốn đầu tƣ và phát triển nên điều kiện cơ sở vật chất cho phát triển dịch vụ logistics chƣa đảm bảo. Hệ thống thông tin logistics còn lạc hậu và kém hiệu quả, thiếu nguồn lực đào tạo bài bản về giao nhận vận tải và logistics. Chính vì lẽ đó mà các hoạt động logistics còn mang tính đơn lẻ, chỉ mới thực hiện một vài công đoạn của quy trình logistics.
Mạng lƣới hoạt động cũng chỉ mới chủ yếu là thị trƣờng nội địa. Việc giao nhận vận tải khai thác nguồn hàng, gửi và nhận hàng từ nƣớc ngoài vẫn thông qua quan hệ đại lý với tập đoàn logistics quốc tế là chính. Đội tàu vận tải biển hiện đang hoạt động phần lớn là tàu tải trọng nhỏ, hoạt động trên các tuyến nội địa, chỉ một số ít tàu là có khả năng hoạt động trên các tuyến trong khu vực Đông Nam Á nên rất khó tiếp nhận đƣợc các nguồn hàng lớn.
Du lịch biển đƣợc thành phố tập trung chú trọng phát triển nhƣng đến nay thƣơng hiệu du lịch biển của Hải Phòng vẫn chƣa thực sự hấp dẫn đối với khách du lịch so với những địa phƣơng cũng đang phát triển du lịch biển khác nhƣ Nha Trang (Khánh Hòa), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mũi Né (Bình Thuận). Các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu vực du lịch biển vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lƣợng chƣa cao. Các sản phẩm du lịch chƣa thực sự đủ thu hút và hấp dẫn để giữ chân du khách cũng nhƣ khiến họ phải quay lại lần thứ hai.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch biển cũng chƣa đồng bộ. Hiện thành phố chƣa có cầu cảng chuyên dụng cho tàu du lịch quốc tế. Tàu có trọng tải lớn khi cập cảng phải di chuyển khách bằng cano hoặc tàu du lịch nhỏ tốn kém về thời gian, không an toàn và làm giảm hứng thú của du khách.
Các dịch vụ tại cảng chƣa phát triển, chƣa đáp ứng nhu cầu của du khách tàu biển. Tuy nhiên, bên cạnh những dự án nổi bật vẫn còn đó sự ngổn ngang, nhếch nhác, hoang hóa đầy cỏ dại của những dự án “treo”, chậm triển khai kéo dài nhiều năm.