Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 86 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối vớ

4.3.4. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư

- Xây dựng và đề xuất với Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt cho thu hút vốn cho đầu tƣ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng then chốt; đầu tƣ có trọng điểm; ƣu tiên thu hút nguồn vốn: (1) Phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng: giao thông huyết mạch nối huyện ven biển và bên ngoài; hệ thống cấp, thoát nƣớc, xử lý rác thải tại đô thị ven biển; bệnh viện; (2) Phát triển kinh tế nông thôn và xóa đói giảm nghèo; (3) Quản lý tài nguyên ven biển và các hoạt động tạo kế sinh nhai.

- Chủ động lập các dự án đầu tƣ cụ thể để vận động ODA, FDI, cho vùng biển và ven biển; quản lý và thực hiện tốt các cam kết với các nhà tài trợ để khai thác có hiệu quả nguồn vốn ODA; tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, quản lý đất đai nhằm chống thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tƣ.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút các dự án FDI theo hƣớng có chọn lọc các nhà đầu tƣ có tiềm năng về tài chính và trình độ quản lý, các dự án công nghệ tiên tiến. Đồng thời kiên quyết từ chối các dự án có nguy cơ phƣơng hại đến môi trƣờng biển, an ninh quốc phòng. Đối với Hải Phòng chủ

yếu là các hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ, hợp tác đầu tƣ quốc tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài. Thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn đầu tƣ FDI, đặc biệt là từ các tập đoàn kinh tế quốc tế lớn. Cần ƣu tiên cho các nhà đầu tƣ lớn, công ty xuyên quốc gia tham gia đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực tạo cú hích tăng trƣởng cho thành phố, nhƣ: Phát triển các khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà; đội tàu đánh bắt xa bờ và chế biến thủy sản cao cấp; đội tàu vận tải viễn dƣơng và phát triển các dịch vụ hàng hải; công nghiệp đóng tàu và cơ khí nặng); bệnh viện quốc tế, chất lƣợng cao, khám chữa bệnh cho thủy thủ, khách du lịch và bệnh nhân có khả năng chi trả cao; trƣờng đại học quốc tế có tầm cỡ khu vực vào sau 2010; thƣơng mại, tài chính, ngân hàng.

- Xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi, thu hút mạnh mẽ nhân dân ra làm ăn, sinh sống lâu dài trên các đảo và lao động dài ngày trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia.

- Xây dựng và áp dụng cơ chế ƣu đãi đầu tƣ cho các địa phƣơng có biển, là trọng điểm kinh tế biển (trong đó có các huyện đảo của Hải Phòng). Hàng năm quan tâm bố trí từ ngân sách nguồn vốn phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo, đảm bảo đủ vốn đối ứng để giải ngân nguồn vốn ODA đúng tiến độ. Có chính sách ƣu tiên đối với các huyện đảo, trƣớc mắt tập trung vào kết cấu hạ tầng, quy hoạch các cụm dân cƣ, làng ngƣ nghiệp; ứng dụng các thành tựu y học biển, xây dựng hệ thống y tế, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an sinh xã hội; tạo điều kiện thu hút dân cƣ định canh, định cƣ, phát triển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế biển, đảo, củng cố và giữ thế trận quốc phòng, an ninh trên đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)