Củng cố bộ máy quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối vớ

4.3.2. Củng cố bộ máy quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển

Chủ động củng cố, kiện toàn một cách toàn diện Ban chỉ đạo Biển đông và Hải đảo của thành phố. Nghiên cứu khả năng thành lập Hội đồng tƣ vấn phát triển KT-XH và phát triển bền vững vùng biển và kinh tế biển Hải Phòng để tƣ vấn cho lãnh đạo thành phố về các vấn đề: Điều phối các hoạt động thực thi các cam kết của Chính phủ; xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biển, giải quyết các vấn đề liên quan đến khai thác, quản lý tài nguyên, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng phát triển KT-XH, đầu tƣ phát triển trong từng giai đoạn; đánh giá hiệu quả dự án, chƣơng trình.

4.3.3. Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế biển

- Đầu tƣ kết cấu hạ tầng theo hƣớng lấy vùng ven biển làm trục phát triển, lấy hành lang vận tải ven biển là làm hƣớng chính, giảm vận tải trên bộ. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, mang đặc trƣng của thành phố cảng biển, đạt tiêu chuẩn của một thành phố hiện đại. Tiếp tục tập trung đầu tƣ vào việc nâng cấp cả quy mô và chất lƣợng của hệ thống cảng; xây dựng mới cảng cửa ngõ Lạch Huyện; nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng biển; nâng cấp sân bay Cát Bi thành

cảng hàng không quốc tế thứ hai của Miền Bắc; hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc; hoàn chỉnh mạng cấp điện, cấp thoát nƣớc, xử lý môi trƣờng đáp ứng nhu cầu của một trung tâm kinh tế lớn, hiện đại.

- Tập trung nguồn lực xây dựng, cải tạo, nâng cấp và phát triển đồng bộ hệ thống giao thông vận tải, đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đƣờng cao tốc ven biển, cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đặc biệt là các tuyến đƣờng sắt, gắn kết cảng biển với hệ thống đƣờng sắt, trung tâm logistics và mạng lƣới đƣờng bộ vận chuyển hàng hóa tới các khách hàng nhằm kết nối các loại phƣơng tiện vận tải, hệ thống cảng biển, sân bay, từ đó phát huy tiềm năng và lợi thế của Hải Phòng, nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.

- Phát triển đô thị trung tâm, hệ thống đô thị ngoại vi và các điểm dân cƣ nông thôn tạo ra một bức tranh mới của thành phố Hải Phòng, bao gồm: (1)

Mở rộng không gian nội thành và hình thành các khu đô thị mới. Từ hạt nhân nội thành vƣơn ra khoảng 15-20 km để phát triển các khu đô thị theo các hƣớng chính (Đồ Sơn, đƣờng 5, Kiến An, Thuỷ Nguyên) gắn với hình thành các cụm công nghiệp, khu đô thị Bắc Sông Cấm đối diện với cảng chính Hải Phòng; (2) Phát triển mạnh các độ thị vệ tinh (trong bán kính 20-30km); phát triển các thị trấn, thị tứ và các điểm dân cƣ nông thôn trên cơ sở bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiệu quả, thu hút nhiều lao động nông nghiệp vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ;

(3) Cải tạo chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Tập trung đầu tƣ mạnh cho phát triển kinh tế các tỉnh ven biển, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp, cảng biển, các cơ sở sản xuất. Tập trung đầu tƣ đủ mức, đồng bộ và dứt điểm để sớm đƣa vào hoạt động, phát huy cao nhất năng lực khai thác và đạt hiệu quả cao.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá đầu tƣ cho phát triển kinh tế vùng ven biển. Khuyến khích mạnh các hình thức đầu tƣ phát triển kinh tế biển, kể cả

các công trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn nhƣ cảng biển, đƣờng giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp… của mọi loại hình sở hữu, bao gồm cả hình thức BOT, BT…

- Hoàn thiện và mở rộng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣ dân bám biển dài ngày. Đầu tƣ xây dựng Trạm thông tin liên lạc, cảnh báo biển nhằm nâng cao năng lực dự báo, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn và t.m kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển. Triển khai xây dựng Khu công nghiệp chuyên dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ đầu mối thủy sản. Phát triển hệ thống chế biến thủy sản gắn với xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và khả năng cung ứng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)