CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu
Có thể sử dụng một số phƣơng pháp sau để sử lý số liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng, bao gồm:
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trƣớc, kế thừa có chọn lọc các tài liệu này để đánh giá vấn đề nghiên cứu. Một số nghiên cứu liên quan đến các tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển và phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng, một số nghiên cứu khác lại phân tích chính sách quản lý nhà nƣớc, một số nghiên cứu khác phân tích về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế biển tại Hải
Phòng. Do đó, việc kế thừa các nghiên cứu này là cần thiết để đƣa ra những đánh giá tổng hợp nhất về các vấn đề nghiên cứu có liên quan.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Nội dung nghiên cứu của đề tài về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng có nhiều nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhƣ khoa học quản lý, luật học, kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trƣờng... nên trong quá trình triển khai, phƣơng pháp nghiên cứu của các chuyên ngành trên đều đƣợc nghiên cứu áp dụng.
2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu
Có thê áp dụng tổng hợp một số phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến hiện nay để xử lý số liệu, tài liệu liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng, bao gồm các phƣơng pháp nhƣ phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
Sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu để đánh giá các mặt đƣợc, chƣa đƣợc trong công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh tế biển tại Hải Phòng.
Phƣơng pháp thống kê cần sàng lọc số liệu, loại đi các số liệu tính trùng lắp hoặc khó so sánh. Nhìn chung nên phân tích theo các giai đoạn 5 năm hay 10 năm, hoặc tùy thuộc vào các chính sách phát triển để các kết luận rút ra có thể mang tính chất xu thế.
2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT
Nhằm tận dụng tối đa các thành tựu đã đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng, đề tài tiến hành thu thập các dữ liệu, thông tin, bài nghiên cứu để phân tích theo ma trận SWOT (S - Điểm mạnh, W - Điểm yếu, O - Cơ hội và T - Thách thức) đối với về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng.
Vấn đề quản lý nhà nƣớc trong một lĩnh vực cụ thể bao giờ cũng có thể biểu lộ trên các yếu tố của ma trận SWOT, do đó, việc phân tích theo ma trận SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu, tình hình về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng sẽ đƣợc sắp xếp theo một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đƣa ra quyết định, có thể đƣợc sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT đƣợc trình bày dƣới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.
Mô hình SWOT theo đề tài này sẽ đƣa ra 4 chiến lƣợc cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): Để đánh giá điểm mạnh nội lực và cơ hội bên ngoài. Kết hợp các điểm mạnh về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, môi trƣờng của Hải Phòng với các thế mạnh về vị trí địa lý, dân cƣ để tập trung phát triển kinh tế biển trong giai đoạn trƣớc đây, hiện nay và những năm tới; (2) WO (Weaks - Opportunities): Để đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống do các yếu kém bên trong làm không tận dụng đƣợc thời cơ bên ngoài. Việc chỉ ra những hạn chế trong điều kiện tự nhiên để phát triển dựa trên những nguồn lực tại chỗ và có sẵn để đảm bảo các mục tiêu phát triển, đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, đồng thời, phát huy tính cạnh tranh; (3) ST (Strengths - Threats): Để đánh giá điểm mạnh nội lực và khả năng chống đỡ với thách thức bên ngoài. Vấn đề cơ chế, chính sách, biện pháp để đối phó với những thách thức nảy sinh để vƣợt qua khó khăn và duy trì các mục tiêu phát triển kinh tế biển, tránh các bất lợi của những tác độngtừ bên ngoài; (4) WT (Weaks - Threats): Đánh giá nguy cơ lớn nhất khi bên trong thì yếu kém mà bên ngoài lại có những nguy cơ tác động, có thể làm yếu hệ thống… để phân tích sâu hơn về các giải pháp tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức. Định vị những trở ngại chính, cấp thiết để có giải pháp quản lý phù hợp nhất theo từng giai đoạn phát triển, đồng thời, có thể kiến nghị những chính sách đột phá để vƣợt qua những khó khăn, tồn tại.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG