Tiếp tục hoàn thiện xây dựng và bổ sung quy hoạch về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 83 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối vớ

4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện xây dựng và bổ sung quy hoạch về phát triển

4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện xây dựng và bổ sung quy hoạch về phát triển kinh tế biển kinh tế biển

Xác định vị trí pháp lý của quy hoạch sử dụng biển đảo trong hệ thống quy hoạch chung của quốc gia, tƣơng tự nhƣ “Quy hoạch sử dụng đất” trên đất liền. Triển khai quy hoạch sử dụng biển và hải đảo đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Quy hoạch này phải đi trƣớc một bƣớc với cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành; quy hoạch sử dụng và quản lý không gian biển vùng ven biển trong sức chống chịu của các hệ sinh thái và áp dụng bộ chỉ số theo quy chuẩn quốc tế.

Trong quy hoạch tổng thề cần lựa chọn những ngành có hiệu quả KT- XH cao và ít tác động đến môi trƣờng; tính toán từ ban đầu việc giải bài toán tổng thể để tránh làm nảy sinh mâu thuẫn lợi ích trong phát triển. Bên cạnh đó, cần có một chiến lƣợc toàn diện về tài nguyên và môi trƣờng biển làm nền tảng cho phát triển kinh tê biển bền vững.

Rà soát quy hoạch Vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ, bảo đảm quy hoạch cho cả 10 tỉnh, thành phố ven vịnh, đặt trong mối tƣơng quan chung trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” Việt Nam - Trung Quốc và thực hiện Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch mới nhƣ quy hoạch hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế biển.

Đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, xác lập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trƣờng biển để cung cấp kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định

chính sách, pháp luật quản lý nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Đối với Hải Phòng kết quả nhƣ vậy sẽ giúp bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển, các khu bảo tồn và dự trữ thiên nhiên đã đƣợc quốc tế và quốc gia công nhận. Bố trí không gian phát triển các vùng biển, ven biển, hải đảo phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ đất liền thải ra biển, phòng ngừa ô nhiễm từ các hoạt động trên biển và ô nhiễm xuyên biên giới trong phạm vi vịnh Bắc Bộ. Tích cực phòng, chống thiên tai biển ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nƣớc biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại Thành phố Hải Phòng (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)