M Ở ĐẦU
c. Nhuộm các tiêu bản mô bệnh họ
3.3.3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá bệnh
Ở lần thu mẫu cá bệnh đầu tiên vào ngày 27/6, bệnh phẩm thu từ cá bệnh đã được phân lập trên các môi trường dinh dưỡng tổng hợp như TSA (hoặc NA) và TCBS. Sau 24h ủ mẫu ở nhiệt độ 280C, có nhiều vi khuẩn có khuẩn lạc tròn, trắng và sinh nhày mọc trên môi trường nuôi cấy. Kiểm tra bằng phương pháp nhuộm Gram, đã phát hiện nhiều chủng trực khuẩn ngắn, kích thước từ 1-1,5 µm, Gram (-), không bắt màu hồng khi nhuộm bằng phương pháp của Ziehl-Neelsen. Điều đó chứng tỏ rằng loại vi khuẩn sợi, gram (+) và kháng acid vẫn chưa phân lập được.
Ở các lần thu mẫu cá bệnh tiếp theo, ngoài các môi trường như TSA, NA và TCBS, môi trường trứng Ogawa (tự pha chế) là loại môi trường chọn lọc cho vi khuẩn kháng acid đã được dùng cho kỹ thuật phân lập. Trên các môi trường TSA, NA và TCBS sau 24h ở nhiệt độ 280C đã thu được có kết quả tương tự như lần phân lập đầu tiên, gồm các chủng vi khuẩn có khuẩn lạc sinh nhày mạnh. Nhưng trên các ống nghiệm chứa môi trường Ogawa, các khuẩn lạc màu trắng kem, khô và nhăn trên bề mặt đã mọc khá dày sau 7 -10 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 26- 280C.
Từ các khuẩn lạc đã mọc trên môi trường Ogawa, các tiêu bản nhuộm Gram và nhuộm Ziehl-Neelsen đã được thực hiện. Dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại
hiện. Khi so sánh về đặc điểm hình thái và các đặc điểm khác, chúng tôi nhận thấy loại vi khuẩn có khuẩn lạc mùa trắng kem, khô và nhăn nheo trên bề mặt chính là loại vi khuẩn đã tìm thấy rất phổ biến trong các tiêu bản phết từ mô nội tạng của cá bệnh. (hình 3.14)
Hình 3.15. Hình dạng khuẩn lạc và tế bào của 2 loại vi khuẩn đã phân lập được từ cá CVV. bị bệnh.
a. Khuẩn lạc của vi khuẩn đã phân lập được trên môi trường Ogawa.
b. Khuẩn lạc của chủng vi khuẩn sinh nhầy
phân lập được trên môi trường TSA.
d & c: các tế bào vi khuẩn dạng sợi, gram
(+), kháng acid lấy từ khuẩn lạc mọc trên Ogawa(400X)
e. Các tế bào của chủng vi khuẩn sinh nhày, trực khuẩn ngắn, Gram (-)(100X) d a a b e c