Những loại bệnh ở cá có xuất hiện các đốm trắng trên nội tạng đã được phát hiện và

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm trắng trong nôi tạng cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801), nuôi lồng tại vũng ngán, nha trang, khánh hòa (Trang 26 - 31)

M Ở ĐẦU

1.4.2Những loại bệnh ở cá có xuất hiện các đốm trắng trên nội tạng đã được phát hiện và

hiện và công bố ở Việt Nam.

Đỗ Thị Hòa & cvt. (2008), đã thông báo rằng, cá giò (Rachycentron canadum) nuôi ở lồng đặt tại Đầm Môn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa đã bùng phát một dạng bệnh gây chết rải rác cá giò đang nuôi ở kích cỡ 0,5-1,0 kg/con. Bệnh xuất hiện vào

hiệu như đã được tác giả TheoLiu P.C & ctv thông báo và mô tả ở Đài Loan (2003), xuất hiện nhiều u dạng hạt màu trắng xám trong thận, gan hoặc lách cá bệnh. Vi khuẩn

Photobacterium damsela đã phân lập được từ bệnh phẩm thu ở nội tạng của cá giò bị bệnh này [6].

Trong nhiều năm nay, nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thương phẩm xuất khẩu đã rất phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đã mang lại lợi ích kinh tế lớn lao cho người nuôi và các địa phương này. Tuy nhiên, một dạng bệnh với dấu hiệu chính là các đốm trắng xuất hiện ở thận, gan và đôi khi gặp ở lách cá bệnh đã xảy ra với tần số gặp rất cao, tới 100% hộ nuôi trả lời rằng đã từng bị bệnh này và 65% hộ nuôi đã chịu tác hại của bệnh này trong năm 2009 (Nguyễn Thị Thương, 2009) và trong một vụ nuôi, bệnh này có thể xảy ra 1-3 lần (Nguyễn Văn Dũng, 2009) [2,13].

Đã có một số tác giả nghiên cứu tìm hiểu tác nhân gây ra bệnh này ở cá tra nuôi tại Việt Nam. Crumlish M & ctv (2002) và Từ Thanh Dung (2004) đã thông báo rằng, bệnh mủ ở thận và gan của cá tra nuôi tại ĐBSCL (Việt Nam) do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, Gram âm gây ra [2].

Trần Thị Minh Tâm & ctv.(2003), đã phân lập, định danh các chủng vi khuẩn từ cá tra nuôi ở ĐBSCL bị bệnh đốm trắng ở gan thận và cảm nhiễm thành công, gây bệnh cho cá khỏe từ sự kết hợp 2 loài vi khuẩn Hafnia alvei và Plesiomonas shigelloides. Cả 2 loại vi khuẩn trên đều là trực khuẩn gram âm, tròn 2 đầu, trong đó H. alvei là thành viên của họ Enterobacteriaceae, còn Plesiomonas shigelloides lại thuộc họ

Vibrionaceae. Nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử cho thấy đó là các trực khuẩn, có tiên mao, có khả năng di động, kích thước của Hafnia alvei là: 1 x 2-5µ và của P. shigelloides 0,8 x 1-3 µ. Hình ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử (TEM) cũng cho thấy các vi khuẩn này có hiện tượng ký sinh nội bào trong nguyên sinh chất của đại thực bào ở thận, gan, lách của cá bệnh [9,10].

Nhóm tác giả này đã thông báo rằng đã cảm nhiễm thành công, tạo ra những con cá tra bị bệnh trong điều kiện nhân tạo với hai chủng vi khuẩn đã nói ở trên bằng cách tiêm 0,2 ml huyền dịch vi khuẩn ở mật độ 5x108 CFU/ml vào xoang bụng của cá và đã

gây chết 80-85% cá thí nghiệm với những biểu hiện bệnh tích giống như cá bị bệnh ngoài tự nhiên [10].

Hình 1.10: Hình dạng của vi khuẩn Hafnia alvei - trực khuẩn G(-) (ảnh bên trái), có biểu hiện ký sinh trong các đại thực bào (ảnh bên phải)

(Ảnh của Trần Thị Minh Tâm, 2003)

Lý Thị Thanh Loan và ctv. (2007) cũng đã công bố về tác nhân gây bệnh đốm trắng ở gan thận của cá tra nuôi tại ĐBSCL, nhưng kết quả lại khác nhiều so với các công bố trước đó của Từ Thanh Dung (2004) và Trần Thị Thanh Tâm (2003). Tác giả này cho rằng, tác nhân gây bệnh đốm trắng (mủ) ở gan thận của cá tra nuôi ở ĐBSCL là một trực khuẩn gram (+), kỵ khí, có sinh bào tử, bào tử thường nằm ở vị trí chính giữa, cuối hoặc gần cuối tế bào bị biến dạng. Nhuộm gram là phương pháp tốt nhất để nhận diện vi khuẩn này vì khi tế bào vi khuẩn bắt màu của thuốc nhuộm, nhưng bào tử thì không. Hình ảnh kính hiển vi điện tử cho thấy, vi khuẩn này có hiện tượng xâm nhập nội bào trong các đại thực bào của gan, thận ở cá bệnh. Kết luận ban đầu của tác giả cho rằng đây là vi khuẩn này thuộc giống Clostridiumsp. Trong nghiên cứu này, từ 49 mẫu cá tra với dấu hiệu bệnh lý đặc trưng được đưa vào phân lập và thu được 5 chủng vi

(4,08%), Pseudomonas sp (4,08%), Clostridium sp (40,8%) và Edwardsiella ictaluri (4,1%). Kết quả cảm nhiễm ngược với 3 chủng vi khuẩn đã phân lập được là A. hydrophla, Clostridium sp Edwardsiella ictaluri đã cho thấy, cá bị cảm nhiễm với

Clostridium sp đã chết 100% và bộc lộ các u hạt trắng trong nội tạng cá bệnh. Cá bị cảm nhiễm với A. hydrophila lại gây ra các dấu hiệu xuất huyết ở gốc vây, miệng, mắt của cá bệnh. Khi cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri lại gây cho cá có hiện tượng chướng bụng do chứa hơi và dịch ở dạ dày và ruột, đặc biệt bốc mùi hôi nhưng không gây ra hiện tượng chết hàng loạt sau 7 ngày thí nghiệm [8, 48].

Nguyễn Quốc Thịnh và ctv. (2004), đã nghiên cứu mô bệnh học của 241 mẫu cá tra thu từ cá ao và bè cá nuôi ở An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, trong đó có 141 mẫu cá có biểu hiện của bệnh đốm trắng ở gan và thận. Tác giả đã quan sát và đưa ra nhận định rằng, xung huyết, xuất huyết và hoại tử là các bệnh lý thường gặp ở 3 tổ chức gan, thận và lách của các mẫu cá bị bệnh đốm trắng trong nội tạng. Vi khuẩn dạng hình que cũng đã được tìm thấy trên các mẫu mô này, chúng thường tập trung thành bó ở rìa của các vết hoại tử. Trong khi đó các tổ chức khác như mô ở mang, cơ và tim của các mẫu cá bệnh lại ít có sự biến đổi [11].

Những mô tả tương tự cũng được miêu tả bởi H W Ferguson và ctv, 2001. Ngoài ra, dạng tiền bào tử (prespore) và bào nang của Myxobolus Sphaerospora-like cũng được tìm thấy trong các tiểu cầu thận. Gắn với những đám hoại tử trong thận, lá lách và gan luôn tồn tại một lượng lớn vi khuẩn dạng que kích thước từ trung bình đến dài

Hình 1.11. Vi khuẩn Clostridium là trực khuẩn G(+),có nội bào tử (A); có tiên mao (C); có xâm nhập nội bào (B) (Ảnh của Lý Thị Thanh Loan, 2007)

thường bao quanh rìa của vết hoại tử, tích tụ với nhau thành từng bó và nằm bên trong của tế bào. Nhuộm lát cắt mô bằng phương pháp đặc hiệu chỉ ra rằng, đây là vi khuẩn gram âm, không kháng acid, có thể dễ dàng nhìn thấy khi nhuộm H&E.

Đồng Thanh Hà (2008), đã nghiên cứu 23 mẫu cá tra nuôi trong ao đất tại Bến Tre bị bệnh đốm trắng ở gan và thận, mẫu thu ở các giai đoạn cá hương, cá giống và cá thịt cỡ lớn. Hiện tượng xuất huyết ở miệng, vây và xuất hiện các u hạt mầu trắng ở gan, thận và lách đã được phát hiện ở hầy hết các mẫu cá bệnh. Các đốm trắng có đường kính 0,5 – 3 mm thường xuất hiện trước tiên ở thận phía dưới của lớp màng bao bên ngoài, đặc biệt là tiền thận sưng to gấp 2-3 lần bình thường và mềm nhũn, khi bệnh nặng mới có thể quan sát thấy ở tỳ tạng và ở gan, các đốm trắng ở gan thường thưa vá nhỏ hơn ở thận. Trong 23 mẫu cá bệnh, đã gặp 100% đốm trắng ở thận, 69,56% ở tỳ tạng và 34,78 % ở gan. Tất cả những con cá bệnh có đốm trắng ở gan đềucó đốm trắng ở thận và tỳ tạng [4].

Trên các tiêu bản phết mô gan, thận, lách và máu được nhuộm Gram và Giemsa đều cho thấy sự tồn tại với mật độ cao của một loại trực khuẩn thon mảnh, kích thước thay đổi lớn, bắt màu Gram âm ,chúng có thể nằm rải rác trên vùng mô phết hoặc tập chung thành từng đám, có khi còn nhìn thấy chúng trong nguyên sinh chất của các đại thực bào ở tiêu bản phết từ mô tiền thận. Vi khuẩn này không tìm thấy trên các tiêu bản phết từ mô của cá khỏe. Tiêu bản máu khi nhuộm giemsa cho thấy các vi khuẩn xâm nhập vào máu nằm trong huyết tương hoặc xâm nhập vào nguyên sinh chất của tế bào bạch cầu. Điều này chứng tỏ rằng bệnh đốm trắng nội tạng ở cá tra nuôi tại Bến Tre là một bệnh nhiễm vi khuẩn hệ thống [4].

Từ các mẫu cá bị bệnh đốm trắng nội tạng, tác giả đã phân lập được các chủng vi khuẩn gram (-), hình que, không sinh bào tử, yếm khí tùy tiện với một số đặc điểm sinh hóa như: oxidase (-), catalase (+), lysine (+), âm tính với hầu hết các loại đường (trừ glucose), có khả năng di độn ở 25oC sau 3 - 5 ngày, di động rất yếu ở 30 oC sau 5 ngày, không di động ở 37 oC. Với các đặc điểm sinh hóa trên tác giả khẳng định chủng vi khuẩn phân lập được có mức tương đồng cao với chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong hệ thống phân loại của Bergey. Thí nghiệm cảm nhiễm ngược loài vi khuẩn đã phân lập được vào cá tra khỏe đã được thực hiện và cá tra đã chết 100% sau khi bị cảm

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh đốm trắng trong nôi tạng cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801), nuôi lồng tại vũng ngán, nha trang, khánh hòa (Trang 26 - 31)