1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững
1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững
Du lịch sinh thái bền vững đang trên đà phát triển, nhu cầu sử dụng gia tăng, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái triển khai ngày càng nhiều chƣơng trình "xanh", trong khi các chính phủ cũng đang xây dựng những chính sách nhằm khuyến khích hoạt động du lịch sinh thái bền vững. Dự án xây dựng Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững là nỗ lực nhằm hƣớng đến mục tiêu giúp mọi ngƣời hiểu biết thấu đáo về du lịch bền vững.
Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch sinh thái bộ chỉ thị đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch sinh thái. Trong đó thì đánh giá sự bền vững của hoạt động du lịch sinh thái dựa vào bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững của Tổ chức
bảo tồn thiên nhiên thế giới. Bộ tiêu chí về du lịch bền vững đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã đƣợc phát triển để cung cấp một khung hƣớng dẫn hoạt động du lịch bền vững, giúp các doanh nhân, ngƣời tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du lịch sinh thái là nhằm giúp đỡ chứ không phải làm hại cộng đồng và môi trƣờng địa phƣơng.
Dự án xây dựng Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững là một nỗ lực nhằm hƣớng đến mục tiêu giúp mọi ngƣời hiểu biết thấu đáo về du lịch sinh thái bền vững. Đối với các nhà kinh doanh du lịch sinh thái đó là tiêu chí đầu tiên cần đạt tới. Cụ thể có thể xác định rõ các tiêu chí đánh giá du lịch sinh thái bền vững thông qua các tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hóa đã đƣa ra nhƣ sau:
- Về quản lý hiệu quả và bền vững: Các công ty du lịch cần thực thi hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bảo quát các vấn đề về môi trƣờng, văn hóa, xã hội, chất lƣợng, sức khỏe và an toàn. Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Các nhân viên đƣợc đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trƣờng, văn hóa xã hội, sức khỏe. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Quảng cáo đúng sự thật, không hứa hẹn những điều không có trong chƣơng trình kinh doanh du lịch sinh thái. Ngoài ra cần thiết kế và thi công các cơ sở hạ tầng, chấp hành quy định về bảo tồn di sản địa phƣơng, tôn trọng di sản thiên nhiên và văn hóa địa phƣơng trong công tác thiết kế, áp dụng các phƣơng pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt. Bên cạnh đó cần cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trƣờng xung quanh, văn hóa địa phƣơng và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho du khác về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
- Về gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phƣơng: Các công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng nhƣ xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nƣớc. Sử dụng lao động địa phƣơng, tổ chức đào tạo nếu cần thiết. Dịch vụ và hàng hóa địa phƣơng nên đƣợc doanh nghiệp bầy bán rộng rãi, phong phú, và ở nhiều địa điểm. Công ty du lịch cung cấp phƣơng tiện cho các doanh nghiệp nhỏ
tại địa phƣơng để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững dựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phƣơng. Cần phải thi hành chính sách chống bóc lột thƣơng mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục. Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ, ngƣời dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, hạn chế lao động trẻ em. Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lƣơng đầy đủ. Hơn nữa, các hoạt động của đơn vị kinh doanh du lịch không đƣợc gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản nhƣ nƣớc, năng lƣợng hay hệ thống thoát nƣớc của cộng đồng lân cận.
- Về gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực: Tuân thủ các hƣớng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách. Những đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không đƣợc phép mua bán hay trƣng bày, trừ khi đƣợc pháp luật cho phép. Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cƣ dân địa phƣơng. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phƣơng khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc, hay các di sản văn hóa của địa phƣơng trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
- Về gia tăng lợi ích môi trƣờng và giảm nhẹ tác động tiêu cực: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ƣu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trƣờng, cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng sản phẩm này. Tính toán mức tiêu thị năng lƣợng, cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng có sử dụng năng lƣợng tái sinh. Kiểm soát mức tiêu dùng nƣớc sạch, nguồn nƣớc và có biện pháp hạn chế lƣợng nƣớc sử dụng. Bên cạnh đó cần có biện pháp làm giảm ô nhiễm, kiểm soát lƣợng khí thải, thực hiện kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế, áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm, tiếng ồn, ánh sáng, nƣớc thải, chất gây xói mồn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất. Bênh cạnh đó, cần bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên, các loài sinh vật hoang dã khái thác từ tự nhiên đƣợc tiêu dùng, trƣng bày hay qua mua bán phải tuân