CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Những tiềm năng ảnh hƣởng tới sự phát triển của du lịch sinh thái theo hƣớng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du miền núi phía Bắc, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Hòa Bình là tỉnh nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Bắc của Tổ Quốc, thành phố Hòa Bình cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 73 km theo đƣờng Quốc Lộ 6, là địa bàn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng trong khu vực và của cả nƣớc.
Hòa Bình là tỉnh có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy tƣơng đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đƣờng Quốc gia quan trọng đi qua nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, tuyến đƣờng cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc - Hà Nội... Nhìn chung là tỉnh có mạng lƣới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phƣơng trong tỉnh khá thuận lợi.
Tỉnh Hòa Bình có 11 huyện, thành phố: Huyện Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lƣơng Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy và thành phố Hòa Bình với 210 xã, phƣờng, thị trấn.
3.1.1.2. Địa hình
Với địa hình phong phú và đa dạng thì Hòa Bình là địa bàn có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hòa Bình là đồi, núi, cắt xẻ và dốc theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Phía Tây Bắc bao gồm: các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều, gồm các huyện Đà Bắc, Mai Châu có độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 500 - 600m, nơi
cao nhất là đỉnh Pu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30 - 35 độ, có nơi dốc trên 40 độ, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
- Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thủy sông Đà, sông Bôi, sông Bƣởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình. Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25 độ, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 100 - 200m, đi lại thuận lợi.
Toàn tỉnh có 63 xã vùng cao thuộc hai huyện Mai Châu, Đà Bắc và một số xã thuộc huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Kỳ Sơn và Lạc Sơn.
3.1.1.3. Khí hậu
Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9,75% vào tháng 11 và tháng 12. Do địa hình chia cắt mạnh, độ lệch cao lớn và kéo dài nên tạo ra các tiểu vùng khác nhau cụ thể nhƣ:
- Các vùng tiểu vùng cao có khí hậu đặc trƣng của vùng Á nhiệt đới có ôn độ bình quân thấp từ 18 - 19 độ nhƣ các xã vùng cao của Tân Lạc, Lạc Sơn, vùng cao Hang Kia - Pà Cò, Ba Khan, Đồng Bảng, Pù Bin, Noong Luông của Mai Châu, các xã huyện Đà Bắc thích hợp cho du khách nghỉ ngơi mùa hè.
- Tiểu vùng có ảnh hƣởng gió Lào khô hanh và có gió nóng thổi theo mùa tháng 4, tháng 5 là các xã vùng thấp của Mai Châu.
- Tiểu vùng thấp còn lại của tỉnh có đặc trƣng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, biên độ bình quân cao hơn 20 - 29 độ.
Khí hậu Hòa Bình có sự bất thƣờng trong thời tiết: Mƣa, nắng trái quy luật nhƣ thƣờng gặp ở miền bắc Việt Nam. Đây cũng là những hạn chế cho hoạt động du lịch.
3.1.1.4. Thủy văn
Tỉnh Hòa Bình có mạng lƣới sông, suối phân bố khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nƣớc lớn nhất của Hòa Bình là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài 151 km. Hồ Hòa Bình ngoài nhiệm vụ cung cấp nƣớc cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nƣớc cho vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, Hòa Bình còn có 3 con sông lớn nữa là sông Bôi, sông Bƣởi và sông Bùi, cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải tác trên địa bạn tỉnh. Đây cũng nơi trữ nƣớc, điều tiết nƣớc và nuôi trồng thủy sản tốt.
Bên cạnh đó, nguồn nƣớc ngầm ở Hòa Bình cũng có trữ lƣợng khá lớn, chủ yếu đƣợc khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lƣợng nƣớc ngầm ở Hòa Bình đƣợc đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần đƣợc bảo vệ và khai thác hợp lý.
3.1.1.5. Các điều kiện tự nhiên khác
* Tài nguyên đất Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hòa Bình STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 460.869 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 352.922 76,58 1.1 Đất trồng lúa LUA 29.865 6,48 Trong đó:
1.1.1 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nƣớc LUC 19.327 4,19
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 11.536 2,50
1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 112.253 24,36
1.4 Đất rừng đặc trƣng RDD 29.538 6,41
1.5 Đất rừng sản xuất RSX 144.074 31,26
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.586 0,34
2 Đất phi nông nghiệp PNN 59.167 12,84
Trong đó:
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cồng trình sự nghiệp
CTS 335 0,07
2.2 Đất quốc phòng CQP 3.529 0,77
2.4 Đất khu công nghiệp SKK 91 0,02
2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 511 0,11
2.6 Đất di tích danh thắng DDT 86 0,02
2.7 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 61 0,01
2.8 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 25 0,01
2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2.220 0,48
2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT 16.477 3,58
Trong đó:
Đất cơ sở văn hóa DVH 102 0,02
Đất y tế DYT 67 0,01
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 508 0,11
Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 233 0,05
2.11 Đất ở đô thị ODT 1.132 0,25
3 Đất chƣa sử dụng CSD
Đất chƣa sử dụng còn lại CSD 48.780 10,58
4 Đất đô thị DTD 10.151 2,20
5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 29.538 6,41
6 Đất khu du lịch DDT 273 0,06
(Nguồn: Nghị quyết số 43/2013/NQCP ngày 29 tháng 3 năm 2013) * Tài nguyên rừng
Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bƣơng, luồng, cây dƣợc liệu quý nhƣ dứa dại, xạ đen, củ bình vôi... Động vật rừng có một số loài thú nhƣ: Gấu, lợn rừng, khỉ, cày, cáo, rùa núi, nai rừng nhƣng số lƣợng không lớn.. Ngoài ra các khu vực rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục đƣợc trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn.
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có các Vƣờn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên nhƣ: Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, huyện Đà Băc; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, huyện Tân Lạc và Lạc Sơn; Khu bảo tồn thiên nhiên
Thƣợng Tiến, huyện Kim Bôi; Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu; Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng (chung với Ninh Bình và Thanh Hóa), Vƣờn Quốc gia Ba Vì (chung với Hà Nội). Đây là các khu vực đa dạng về sinh học, có giá trị đối với phát triển du lịch.
* Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã đƣợc tổ chức khai thác nhƣ: Amiăng, than, nƣớc khoáng, đá vôi... Đáng lƣu ý nhất là đá, nƣớc khoáng, đất sét có trữ lƣợng lớn. Thế mạnh về khoáng của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, nƣớc khoáng khai thác với quy mô công nghiệp
3.1.1.6. Tài nguyên du lịch sinh thái tiêu biểu
* Hồ Hòa Bình
Vùng Hồ Hòa Bình thuộc địa bàn 5 huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. Cách thủ đô Hà Nội khoảng gần 80 km về phía Tây Bắc, nơi sông Đà đƣợc ngăn dòng để tạo thành dòng điện. Du khách có thể tham quan trên lòng Hồ Hòa Bình thông qua hai cảng là cảng Bích Hạ và Cảng du lịch Thung Nai. Quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣa Khu du lịch Hồ Hòa Bình vào là khu du lịch trọng điểm Quốc gia, lòng hồ Hòa Bình rất đẹp với hàng trăm đảo, bán đảo lớn, nhỏ, nhấp nhô trên mặt nƣớc, trong đó có nhiều đảo đã đƣa vào khai thác du lịch rất hiệu quả nhƣ đảo Dừa, đảo Xanh, đảo Cối Xay gió, đảo Lan, đảo Quạ, ngoài ra còn có khu Vịnh Ngòi Hoa, Hang Bờ... Hồ Hòa Bình nổi tiếng với đặc sản cá Lăng, ban đêm du khách có thể chèo thuyền câu đi giăng lƣới bắt cá, đây đƣợc coi là sản phẩm du lịch đặc trƣng của khu vực lòng hồ. Năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển Hồ Hòa Bình với khả năng khai thác du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dƣỡng...
* Động Tiên Phi
Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc (còn gọi là đồi Thung Phi) thuộc Xóm Gai, phƣờng Tân Hòa, thành phố Hòa Bình, cửa động quay về hƣớng Đông Bắc, lối
vào động đi qua một khe đá hẹp, thoai thoải dốc vào bên trong. Động Tiên Phi đƣợc phát hiện ra từ năm 1982, bắt đầu mở cửa đón khách từ năm 1984, đến tháng 6 năm 2000 đã đƣợc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích danh thắng cấp Quốc gia. Động có hệ nhũ đá tự nhiên nằm sâu trong động. Động Tiên Phi nếu đƣợc đầu tƣ, tôn tạo lại có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái một cách có hiệu quả, là một trong số những điểm tham quan thu hút khách du lịch.
* Suối khoáng Kim Bôi
Suối khoáng Kim Bôi thuộc xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, khoáng đƣợc xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nƣớc có nhiệt độ 34 - 36 độ C, đƣợc đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Nguồn khoáng nóng phun lên từ độ sâu 175,5 m và đƣợc bơm dẫn trực tiếp vào các bể tắm phục vụ du khách, bới đây có thể khai thác, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh...
* Cửu thác Tú Sơn
Cửu thác Tú Sơn còn đƣợc gọi là Thác Bạc Long Cung, thuộc xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, có 9 dòng thác với 9 vẻ đẹp khác nhau cùng với sự phong phú, đa dạng địa hình, địa vật tạo nên một địa điểm vui chơi thú vị, ngọn thác cuối cùng nằm tại độ cao 1.300m là ngọn thác đẹp nhất, rất phù hợp để phát triển trở thành loại hình du lịch sinh thái mang tính hiệu quả cao, ngoài ra còn đƣợc khai thác trở thành khu nghỉ dƣỡng cuối tuần, du lịch leo núi, khám phá...
* Ngoài ra còn có các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thá như các Khu bảo tồn thiên nhiên: Hang Kia - Pà Cò; Khu bảo tồn thiên nhiên Thƣợng Tiến; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông; Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng; Vƣờn Quốc gia Ba Vì.